Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những bệnh lý về răng miệng gây nên khá nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tình trạng viêm tủy răng có mủ chính là một ví dụ điển hình.. Hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin về loại bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
Viêm tủy răng có mủ là gì?
Viêm tủy răng có mủ là một tình trạng phần mô tủy cùng các tế bào quanh răng bị nhiễm trùng. Tình trạng bệnh lý này thường sở hữu những biểu hiện không rõ ràng ngay trong giai đoạn đầu, khá giống với các căn bệnh răng miệng thông thường vậy nên người bệnh thường có xu hướng chủ quan, từ đó không có được phương pháp điều trị hiệu quả, khiến tình trạng bệnh khi trở nặng gây ra những biến chứng nghiêm trọng có thể hoại tử răng, làm tăng nguy cơ răng bị mòn vĩnh viễn.
Trong mỗi thành phần của chân răng và thân răng của răng trưởng thành đều có chứa tủy răng. Phần tủy răng có ở thân răng được gọi là tủy buồng, còn phần tủy có ở chân răng được gọi là tủy chân. Một chiếc răng trưởng thành có thể sở hữu từ 1 đến 4 ống tủy. (1)
Thành phần của tủy răng bao gồm các dây thần kinh và mạch máu với chức năng chính là tạo ra ngà răng nhằm bảo vệ mô tủy, đồng thời truyền dẫn các cảm giác kích thích ngoại môi trường vào chân răng. Đây cũng chính là lý do chúng ta có thể cảm nhận được các mùi vị.
Với những chức năng vô cùng quan trọng, tủy răng được coi là trái tim của răng. Nếu tủy răng bị viêm, hoặc mất hoàn toàn, chúng ta sẽ không thể cảm nhận được cảm giác nhai, mùi vị thức ăn, và với những kích thích từ ngoài môi trường.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng có mủ
Không phải một lẽ dĩ nhiên mà từ các bài học vỡ lòng, giáo viên đã truyền đạt cho chúng ta những kiến thức về vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Về đến nhà, chúng ta lại được bố mẹ, ông bà nhắc nhở vấn đề này. Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ giúp chúng ta phòng chống những căn bệnh nha chu, đồng thời giảm nguy cơ rụng răng sớm.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm tủy răng có mủ chủ yếu bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không kỹ càng khiến các mảng bám thức ăn tích tụ, lâu dài dẫn tới việc tích tụ vi khuẩn làm hỏng men răng, viêm nướu gây ảnh hưởng tới tủy răng.
Ban đầu, vi khuẩn tồn tại trên thân răng sẽ đục thành những lỗ nhỏ trên thân răng. Theo thời gian, những lỗ này phát triển nhanh hơn và tiến dần tới phần ngà răng và men răng. Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời, những lỗ này đào sâu hơn tới phần tủy răng gây nên những triệu chứng đau nhức, viêm nướu,… cho người bệnh. (2)
Bên cạnh đó, việc răng bị mẻ, sứt do va đập bởi các tác động ngoại lực từ môi trường khiến cho phần tủy răng lộ ra ngoài cũng là nguy cơ khiến cho các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây ra tình trạng viêm tủy răng.
Ngoài ra, bệnh viêm tủy răng có mủ xảy ra cũng bởi một số bệnh nền liên quan tới răng miệng như:
1. Xiết răng
Xiết răng là một tình trạng sâu răng có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Vi khuẩn từ các mảng bám cao răng tấn công vào thân răng, xuyên qua men răng và ngà răng tới tủy, lâu dần gây ra viêm tủy răng gây ra nhiều khó chịu.
2. Một số thói quen xấu như ăn đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc lạnh,…
Những loại thực phẩm có nhiều đường luôn là kẻ thù số một đối với răng của bạn. Những thức ăn này có thể tạo ra những mảng bám tích tụ vi khuẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới men răng. Ngoài ra, các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng góp phần gây ra những kích thích quá mức cho bề mặt men răng. Lâu dần sẽ khiến lớp men răng mòn dần đi và ảnh hưởng tới tủy.
3. Các bệnh viêm nha chu
Đây cũng là một trong những loại bệnh nền có thể dẫn tới nguy cơ mắc phải tình trạng viêm tủy răng có mủ rất cao. Những căn bệnh này đều sẽ làm tổn thương nướu một cách nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra tình trạng viêm tủy.
4. Chấn thương do chỉnh răng
Việc bị chấn thương do chỉnh răng cũng có thể gây ra tình trạng bệnh lý này. Một số cơ sở nha khoa hiện nay có điều kiện cơ sở vật chất chưa tốt, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chưa cao, khiến cho quá trình điều trị răng trước đây của bệnh nhân có những tổn hại nghiêm trọng ảnh hưởng tới cấu trúc răng, làm gia tăng nguy cơ viêm tủy răng có mủ.
5. Cơ thể nhiễm chất độc hại như chì, thủy ngân,…
Cơ thể bị nhiễm một số thành phần độc hại như chì, thủy ngân là nguy cơ rất lớn gây ra tình trạng viêm tủy răng. Những chất hóa học độc hại này có thể khiến cho phần nướu bị tổn thương nghiêm trọng, khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, hoặc cũng có thể trực tiếp làm mất răng gây ảnh hưởng trực tiếp vào sâu bên trong tủy.
Triệu chứng của viêm tủy răng có mủ
Tình trạng sinh mủ khi bị viêm tủy răng khá nguy hiểm, gây ra những tác hại khôn lường cho cấu trúc răng miệng. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm loại bệnh lý này để sớm điều trị bằng các phương pháp kịp thời? Theo đánh giá của các chuyên gia, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng cụ thể trong các giai đoạn như sau: (3)
1. Giai đoạn 1 (viêm tủy răng có phục hồi): Xuất hiện cơn nhức răng nhẹ
Giai đoạn đầu của tình trạng viêm tủy răng thường có những biểu hiện khá bình thường, người bệnh khó có thể phát hiện ra bởi biểu hiện của chúng khá giống với những căn bệnh nha chu thông thường, hoặc đôi khi chỉ là một vài biểu hiện nhẹ khiến chúng ta khá chủ quan.
Trong quá trình chải răng, thỉnh thoảng chúng ta sẽ cảm thấy cảm giác ê buốt nhẹ. Biểu hiện này có thể rõ ràng hơn khi chúng ta ngồi máy bay, cảm giác tê buốt hoặc đau răng nhẹ dần dần xuất hiện khi áp suất không khí đột ngột thay đổi. Đó đều là những biểu hiện ban đầu của tình trạng viêm tủy răng có mủ.
2. Giai đoạn 2 (viêm tủy răng cấp): Các cơn nhức răng tăng dần cường độ
Sau khi trải qua khoảng thời gian đầu, tình trạng viêm tủy diễn biến nhanh hơn khiến chúng ta cảm nhận được các cơn đau nhức một cách rõ ràng hơn bởi chúng xuất hiện với cường độ cùng tần suất mạnh mẽ hơn trước.
Chúng ta không chỉ cảm thấy sự đau nhức tại một vị trí răng cụ thể như trước mà phạm vi của sự đau nhức cũng lan rộng ra các răng bên cạnh. Trong giai đoạn này, thỉnh thoảng có thể xuất hiện vài triệu chứng như sốt cao hoặc đau nửa đầu. Những tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bệnh nhân trở nên suy nhược, mệt mỏi do chán ăn, ăn không ngon. Khi nhai, cảm giác đau răng cũng biểu hiện rõ ràng hơn trước.
Vi khuẩn xâm nhập, đục lỗ trên men răng tiến tới dần tủy răng, theo thời gian làm ổ trên tủy răng khiến tủy răng bị viêm, đến một lúc nào đó tủy sẽ chết. Như chúng ta đã biết trong thành phần của tủy răng có chứa rất nhiều dây thần kinh, mạch máu dẫn tới nhiều cơ quan khác nhau, mang chức năng chính là cảm nhận mùi vị. Chính vì vậy khi tủy răng chết đi, chúng ta sẽ không còn cảm thấy bất cứ mùi vị gì, cũng không cảm thấy có cảm giác đau khi có ngoại lực tác động.
Ảnh hưởng của xiết răng khiến phần lợi của bệnh nhân bị sưng to, các vi khuẩn tấn công vào tủy phát triển mạnh mẽ khiến hơi thở của bệnh nhân có mùi hôi. Theo thời gian, lỗ sâu răng quá lớn khiến răng bị mất hẳn, nướu răng xuất huyết khiến tủy răng có mủ chảy ra.
Viêm tủy răng có mủ có nguy hiểm không?
Biểu hiện của bệnh viêm tủy răng có mủ thường không rõ ràng vào thời điểm ban đầu. Chính vì vậy sẽ có nhiều người không lường trước được mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Trên thực tế, viêm tủy răng là một tình trạng bệnh lý vô cùng nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng khó lường khác, cụ thể như sau: (4)
Viêm tủy răng có mủ khiến cho phần lợi bị tổn thương nặng nề. Như chúng ta đã biết trên bề mặt nướu chứa rất nhiều dây thần kinh liên kết với chân răng, viêm tủy răng khiến phần lợi bị viêm tạo nên những cảm giác đau nhức không dứt cho người bệnh. Điều này khiến cho người bệnh cực kỳ cảm thấy bất tiện, không thể ăn thậm chí không thể ngon giấc trong suốt một thời gian dài.
Tình trạng bệnh lý này còn tạo ra mùi hôi miệng khó chịu do các vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng, dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ tới mức nào đi chăng nữa cũng không thể làm sạch hoàn toàn. Hơi thở đôi khi có mùi tanh khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Cấu trúc răng bị yếu đi cũng là một hậu quả của tình trạng bệnh lý này. Trong quá trình sinh hoạt, ăn uống, chúng ta có thể thấy răng rất dễ bị mẻ hoặc lung lay, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vẻ ngoài thẩm mỹ của hàm răng, đồng thời cũng gây khó khăn trong quá trình ăn uống.
Viêm tủy răng có mủ có thể lan ra các răng bên cạnh. Mặc dù không mắc những tình trạng y hệt nhưng những chiếc răng còn lại có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao, gây ra các căn bệnh nha chu khác.
Những việc không nên làm khi thấy mủ ở răng
Khi thấy răng có biểu hiện xuất hiện mủ, có một số lưu ý mà chúng ta cần tránh để làm giảm nguy cơ tình trạng bệnh diễn biến nặng nề hơn, cụ thể như sau:
1. Tự ý nặn mủ, lấy mủ
Một trong những lưu ý cần đặc biệt quan tâm khi răng xuất hiện tình trạng chảy mủ chính là không được tự ý nặn mủ, lấy mủ. Khi bạn thực hiện hành động này, phần mủ có thể lan ra các răng kế cận làm quá trình lây nhiễm trở nên nhanh hơn.
Thêm vào đó, việc này cũng góp phần khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn bởi các loại vi khuẩn sẽ tấn công vào lỗ hổng do chúng ta tạo ra. Ngoài ra, khi chúng ta tự lấy mủ ở trong một môi trường không vô trùng như ở nhà sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
2. Đánh răng bằng bàn chải cứng
Phần nướu của bệnh nhân bị viêm tủy trở nên nhạy cảm hơn khi xuất hiện mủ. Chính vì vậy, quá trình vệ sinh răng miệng cần hết sức lưu ý để tránh gây tổn thương. Nếu bạn sử dụng một chiếc bàn chải quá cứng để chải răng sẽ khiến cho tình trạng ê buốt, đau nhức trở nên trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, việc sử dụng bàn chải quá cứng có thể khiến phần nướu dễ tổn thương hơn, gây ra tình trạng chảy máu quanh vùng mủ, thậm chí có thể làm vỡ cục mủ khiến viêm nhiễm nặng hơn, dễ lây lan ra các răng khác.
3. Dùng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ
Trong thành phần của thuốc kháng sinh có chứa thành phần giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có cơ địa phù hợp với các loại thuốc kháng sinh.
Có những trường hợp bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc kháng sinh do không sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định, gây ra những biến chứng khôn lường. Việc điều trị trở nên không hiệu quả do bị nhờn thuốc, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng.
4. Bỏ qua không điều trị
Nhiều bệnh nhân do chủ quan khi bệnh còn đang trong giai đoạn có biểu hiện nhẹ nên không thực sự chú trọng việc điều trị. Một số trường hợp ngại các yếu tố xe cộ, lười đi chữa khiến cho tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
Việc không được điều trị kịp thời khiến cho phần lợi viêm nhiễm trầm trọng hơn, phần nướu trở nên vô cùng nhạy cảm. Theo thời gian hậu quả của bệnh dẫn tới những nguy cơ như hôi miệng, sưng mặt, khiến chúng ta trở nên thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp.
Cách trị bệnh viêm tủy răng có mủ đúng cách
Tình trạng viêm tủy răng có sinh mủ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu sử dụng những phương pháp điều trị thích hợp. Bài viết xin được gợi ý một số phương pháp cụ thể như sau:
1. Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn
Trong những giai đoạn đầu của bệnh, việc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn sẽ trị được những biểu hiện khó chịu ban đầu. Thông thường, những nhóm thuốc mà các bác sĩ kê đơn bao gồm các thành phần như sau:
2. Thuốc kháng sinh
Các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân mắc chứng viêm tủy răng các loại thuốc kháng sinh như Paracetamol, Clindamycin, Efferalgan,… với các thành phần trị chứng chảy mủ và giảm đau hiệu quả.
3. Thuốc chống viêm
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, chắc chắn sẽ không thể thiếu thuốc chống viêm vì đây là hai loại thuốc đi liền với nhau. Trong thành phần của thuốc chống viêm có chứa hoạt chất giảm viêm, sưng đỏ do cục mủ gây ra. Một số loại thuốc chống viêm thường được bác sĩ chỉ định có thể kể tới như Alphachymotrypsin, Corticoid, Alpha Choay,…
4. Một số thực phẩm chức năng
Ngoài thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm, bệnh nhân mắc chứng viêm tủy răng có mủ cũng sẽ được sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi, magie, vitamin C,… nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cung cấp các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị.
Tuy nhiên cần lưu ý những loại thuốc này chỉ hiệu quả đối với giai đoạn 1. Khi bệnh bước vào giai đoạn viêm tủy cấp hoặc viêm hoại tử cần phải can thiệp các phương pháp phức tạp hơn.
5. Điều trị bằng thủ thuật nha khoa
Việc áp dụng các thủ thuật nha khoa vào quá trình điều trị viêm tủy cũng mang lại hiệu quả rất lớn. Hơn nữa đây cũng là một biện pháp an toàn bởi mọi quá trình đều được đảm bảo điều kiện vô trùng, hạn chế tuyệt đối tình trạng viêm sưng và nhiễm trùng.
Sau khi trải qua quá trình thăm khám và xét nghiệm bước đầu, hầu hết các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí tủy răng bị chảy mủ, tiếp theo rửa sạch tất cả các ống tủy, buồng tủy viêm nhiễm để tiến hành hàn trám, bít lại phần tủy đã bị tổn thương.
Khi điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân cần lưu ý tới một số yếu tố như sau:
Kiêng không ăn uống bất cứ thức ăn gì trong khoảng từ 4 – 5 tiếng sau khi phẫu thuật để tránh làm tổn thương phần nướu.
Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng. Sử dụng bàn chải mềm để chải răng, tuyệt đối không sử dụng bàn chải cứng vì dễ gây ảnh hưởng tới phần nướu.
Trong giai đoạn này nên ăn các loại thực phẩm mềm, loãng như cháo, thực phẩm giàu vitamin như rau củ. Tránh ăn các loại đồ ăn quá cứng, cay nóng để tránh gây xước lợi. Đặc biệt cần chú ý uống nhiều nước để lợi khuẩn, hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị.
6. Chữa tủy răng
Quá trình chữa tủy răng vốn là một quá trình phải loại bỏ toàn bộ phần tủy bị viêm, bao gồm cả phần tủy chân và tủy buồng. Sau khi hoàn tất quá trình này, bác sĩ sẽ tiếp tục làm sạch, tái tạo lại hình dạng đồng thời trám hàn hệ thống ống tủy.
Đây là một quá trình đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện. Bên cạnh đó, trong suốt cả quá trình tiểu phẫu cần phải đảm bảo một số điều kiện cụ thể như sau:
Toàn bộ các dụng cụ nha khoa, môi trường tiến hành tiểu phẫu đều phải được đảm bảo điều kiện vô trùng. Điều này sẽ hạn chế các biến chứng, trường hợp nhiễm trùng xảy ra ít nhất có thể.
Quá trình loại bỏ hết toàn bộ ống tủy phải được làm sạch sẽ. Các bác sĩ có trách nhiệm tạo hình sao cho thuận lợi mới có thể hàn trám được ống tủy.
Đảm bảo tất cả các ống tủy được hàn trám, bít kín trên 3 chiều không gian.
7. Nhổ răng
Một phương pháp nữa để điều trị dứt điểm căn bệnh viêm tủy răng có mủ chính là nhổ đi chiếc răng đã bị viêm tủy. Trường hợp cần phải nhổ răng được bác sĩ chỉ định khi răng sâu quá nặng, các mô bị nhiễm trùng tới mức không tái tạo lại được.
Sự tiến bộ trong kỹ thuật điều trị khiến cho quá trình này không quá đau đớn như chúng ta tưởng tượng. Chính vì vậy bệnh nhân cần phải lưu ý điều trị kịp thời mới có thể ngăn chặn được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Dịch vụ điều trị viêm tủy răng có mủ chất lượng cao tại Parkway
Dịch vụ điều trị viêm tủy răng sinh ra mủ được cung cấp bởi nha khoa Parkway đang là một dịch vụ nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng trong thời gian gần đây.
Nha khoa Parkway vốn là một đơn vị sở hữu kinh nghiệm lâu năm trên thị trường trong lĩnh vực nha khoa. Trải qua quãng thời gian hình thành và phát triển, nha khoa dần trở thành một trong những địa chỉ thường xuyên lui tới nhất của người Việt Nam.
Sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ uy tín được đào tạo bài bản từ nước ngoài, vô cùng nhiệt huyết và tận tâm với công việc, nha khoa Parkway đảm bảo sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị nhất cho khách hàng.
Bên cạnh dịch vụ chữa viêm tủy răng có mủ, nha khoa còn cung cấp hàng loạt dịch vụ nha khoa khác như niềng răng; nhổ răng khôn; hàn trám răng; lấy cao răng;… với mức giá vô cùng ưu đãi. Tính đến thời điểm hiện tại, nha khoa đã sở hữu hàng loạt cơ sở trải dài khắp cả nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối ưu của khách hàng. Hãy liên hệ với nha khoa Parkway qua tổng đài 1900 8059 ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]