Rối loạn khớp thái dương hàm (hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm) là kẻ thù âm thầm từng bước phá hoại những thú vui cơ bản của con người: ăn uống, nói chuyện, ca hát,… Tuy là bệnh lý phổ biến hiện nay, nhưng không phải ai cũng có hiểu biết toàn diện. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, có người chỉ trải qua cảm giác hơi khác thường ở vùng cơ hàm. Trong khi người khác lại bị hành hạ bởi cơn các đau nhức âm ỉ khi nhai nuốt, nói chuyện. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này và cách phòng ngừa nhé!
Rối loạn thái dương hàm là gì?
Có rất nhiều cơ chuyển động trên cơ thể con người. Tuy nhiên, trên khuôn mặt chỉ có khớp thái dương hàm là cơ chuyển động duy nhất. Là khớp nối xương hàm với hộp sọ, khi bị thoái hoá gây ra cơn đau ở vùng khớp xương hàm và các cơ điều khiển chuyển động hàm. Điều này gây khó chịu và bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi nói chuyện, nhai, nuốt.
Rối loạn thái dương hàm có nguy hiểm không?
Do diễn biến bệnh âm thầm theo thời gian, đến khi hình thành triệu chứng rõ rệt, có nguy cơ cao tiến triển thành viêm khớp thái dương hàm mãn tính. Về lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng khiến sức khỏe răng hàm mặt ngày một giảm sút:
Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp: gây tổn thương sụn khớp và biến dạng khớp hàm.
Tật nghiến răng: tuy là một trong những nguyên nhân chính của bệnh, trong nhiều trường hợp: chính rối loạn khớp thái dương hàm lại khiến hình thành thói quen tai hại này. Hậu quả là cơ mặt có khả năng bị phồng to bất thường, da mặt chảy xệ.
Làm sao để nhận biết rối loạn thái dương hàm?
Nếu bạn có những biểu hiện sau đây (tuy ko rõ rệt nhưng đủ để nhận thấy) thì hãy cẩn thận, có khả năng bạn đang mắc viêm khớp thái dương hàm đấy!
Cảm giác đau hoặc mỏi ở vùng cơ hàm ( đặc biệt khu vực sau mang tai ) khi nhai hoặc nói chuyện.
Cảm giác đau ở các cơ nhai: đau nhức xương quai hàm, vùng góc hàm, vùng dưới hàm.
Đau vùng trước tai, đau trong tai.
Có thể: đau ở vùng thái dương, các cơ vùng gáy, vùng cổ hoặc sưng nhẹ ở quanh vùng tai.
Quai hàm kêu lục cục: miệng phát ra âm thanh lạ khi mở hoặc đóng.
Nhức đầu cũng là một triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm.
Cứng hàm: mất khả năng hoặc khó khăn khi há miệng rộng, há miệng lệch.
Một số trường hợp có thể dẫn đến đau răng, đặc biệt là răng cối (răng hàm).
Lý do khiến viêm khớp thái dương hàm tìm đến bạn
Tuy rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm, y học hiện nay cũng đã chỉ ra được 1 số yếu tố trực tiếp dẫn đến căn bệnh này:
Yếu tố gen di truyền, khiến khớp hàm bị sai lệch từ bẩm sinh.
Tật nghiến răng hay thói quen cắn chặt răng ( có ý thức hoặc vô ý thức), khiến gia tăng áp lực vùng cơ hàm và tổn hại mô khớp thái dương hàm.
Chấn thương làm trật khớp thái dương hàm, có thể là do các hoạt động thể thao hoặc lao động không bảo đảm an toàn.
Hàm răng lệch lạc, thưa hoặc mất răng dẫn đến sai khớp cắn.
Thói quen ăn uống không khoa học, nhai một bên hoặc dùng nhiều các thực phẩm khó nhai hằng ngày.
Stress dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ, làm hình thành nên tật nghiến răng khi ngủ.
Cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
Rất may, phần lớn các trường hợp thoái hoá khớp thái dương hàm là cấp tính, có thể được điều trị bằng các liệu pháp tại nhà và thay đổi thói quen hằng ngày. Bên cạnh đó, cũng có sử dụng túi chườm ấm hoặc đá lạnh để giải tỏa cơn đau . Khi nhận thấy cơn đau vẫn không thuyên giảm, gây bất tiện cho công việc và sinh hoạt, cần đến ngay các phòng khám nha khoa để nhận tư vấn điều trị từ các chuyên gia răng hàm mặt.
Các bài tập trị liệu rối loạn khớp thái dương hàm:
Đây là các bài tập giúp giảm đau cấp thời, giảm hiện tượng các khớp xương kêu lục cục gây khó chịu, thúc đẩy quá trình hồi phục rối loạn thái dương hàm. Có thể dễ dàng được thực hiện mọi lúc mọi nơi, các bài tập này được sắp xếp theo độ khó tăng dần. Tần suất khuyến khích cho mỗi bài tập là 6 lần mỗi set, với 6 set mỗi ngày.
Bài tập thư giãn xương quai hàm: chạm lưỡi vào vùng phía sau răng cửa hàm trên, giữ nguyên vị trí lưỡi đồng thời từ từ mở và ngậm miệng. Bài tập này giúp thả lỏng cho khớp thái dương hàm.
Bài tập đẩy ngăn miệng: chạm lưỡi phía trên thành vòm miệng. Đặt 1 ngón trỏ vào vị trí khớp thái dương hàm ( ngay phía sau mang tai). Ngón giữa còn lại để vào vị trí vùng cằm ngay dưới môi. Há miệng một khoảng nhỏ cho đến khi cảm thấy áp lực nhẹ. Dần dần cử động xương quai hàm sẽ được bổ sung linh hoạt.
Bài tập nén cằm: hơi rụt cổ về phía sau, đồng thời ưỡn ngực, gập cằm xuống cổ giống khi làm mặt xấu tạo “cằm nọng”. Nhớ giữ nguyên vị trí trong vòng 10 giây nhé.
Bài tập mở miệng với lực cản: Từ từ mở miệng, đặt 2 ngón trỏ đối xứng chạm vào nhau ờ vùng cằm dưới môi, 2 ngón trỏ tì dưới cằm cổ họng. Nếu bạn cảm thấy áp lực nhè nhẹ khi mở ngậm miệng là đúng rồi đấy. Động tác này tăng cường cử động nhai giúp bạn ăn uống dễ chịu hơn.
Vận động hàm 2 bên: đặt 1 vật mềm dày 1cm (có thể lấy khăn mặt gấp làm 3) giữa hai hàm răng. Cử động hàm dưới nhẹ nhàng qua bên trái phải. Một biến thể khác của bài tập này là chuyển động cằm về phía trước rồi lùi lại. Có thể dẫn tăng độ dày của vật mềm tuỳ theo độ thoải mái của bản thân.
Lưu ý: Ngoài việc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu cùng với chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm mềm, ở một số trường hợp đặc biệt bị viêm khớp thái dương hàm do răng lệch lạc, thưa hoặc mất răng làm sai khớp cắn, để tăng hiệu quả chữa bệnh cần có biện pháp niềng răng hoặc phẫu thuật hàm mặt để tái tạo khớp cắn.
Chỉnh nha và viêm khớp thái dương hàm
Thiên hạ đồn: các biện pháp chỉnh nha giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Có đúng là một công đôi việc như vậy không?
Đúng là như vậy đấy! Trong những trường hợp bị đau khớp thái dương hàm do hàm răng lệch lạc, mất răng, khớp cắn sai: Có thể coi niềng răng là liệu pháp xoa dịu tốt nhất. Việc sửa đổi khớp cắn, nắn chỉnh răng không chỉ có tác dụng thẩm mỹ, nó còn là cách điều trị làm thuyên giảm rối loạn khớp thái dương hàm hữu hiệu. Chỉnh hình răng về lâu dài giải quyết được 2 vấn đề: lệch khớp cắn và tật nghiến răng. Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về khớp thái dương hàm. Vì vậy, nếu có ai đang cân nhắc việc niềng răng, ngoài việc làm tăng ngoại hình, bảo vệ khớp thái dương hàm cho cuộc sống tận hưởng cũng là một ưu điểm nhé!
Thay đổi thói quen tích cực để phòng ngừa và hạn chế rối loạn thái dương hàm
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu khớp thái dương hàm của bạn vẫn đang khoẻ mạnh thì hãy cùng chặn “rối loạn thái dương hàm” ngay từ cửa bằng những việc đơn giản như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm dai như kẹo cao su và các thực phẩm có kích thước lớn.
Hạn chế thói quen cắn môi dưới.
Hạn chế việc vận động cơ hàm nhiều gây ra quá tải, nên đặt tay dưới cằm khi ngáp để tránh các cử động hàm quá sức
Tuân thủ các biện pháp bảo vệ vùng xương quai hàm, giữ an toàn khi lao động, chơi thể thao: cụ thể là sử dụng nón bảo hiểm, mặt nạ, miếng bảo vệ miệng.
Viêm khớp thái dương hàm không gây nguy hiểm. Nhưng nó là căn bệnh mang đến sự bất tiện và khó chịu cho sinh hoạt hằng ngày. Tuy khó chữa trị dứt điểm hoàn toàn, vẫn có thể làm thuyên giảm bệnh bằng việc áp dụng các bài tập trị liệu tại nhà, điều chỉnh thói quen phù hợp, kết hợp với các phương pháp niềng răng.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những kiến thức nhất định để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu