Trẻ mọc thiếu răng sữa: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Mọc thiếu răng sữa là một bệnh lý răng hàm mặt. Việc trẻ mọc thiếu răng sữa có thể khiến cha mẹ lo lắng. Cha mẹ hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới nhé.
Số răng sữa của trẻ em là bao nhiêu?
Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2.
Răng sữa của trẻ
Những điều bất thường trong quá trình em bé mọc răng sữa
Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ không mọc răng sữa theo quy luật, có thể răng sữa mọc quá chậm hoặc quá sớm.
Răng sữa mọc quá chậm
Trẻ mọc chậm răng sữa khi thời gian răng mọc muộn hơn đáng kể so với thời gian mọc răng thông thường. Tình trạng này gặp ở một số trẻ sinh non, nhẹ cân cũng như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ em mắc các bệnh lý như hội chứng Down cũng có thể mọc răng sữa chậm. Các tình trạng như răng thừa, không đủ khoảng trống trong cung răng và nướu xơ cứng bất thường cũng có thể gây ra tình trạng chậm phát triển cục bộ liên quan đến một vài răng.
Răng sữa mọc quá sớm
Ngược lại với trường hợp trẻ mọc răng sữa chậm, một số trẻ sơ sinh có những chiếc răng mọc sớm lúc mới sinh hoặc sau sinh vài tuần, được gọi là ‘răng sơ sinh’, có thể là răng sữa mọc sớm hoặc răng dư. Vị trí thường xuất hiện là các răng trước hàm dưới. Các răng này sẽ được nhổ bỏ nếu gây trở ngại cho trẻ khi bú, nguy hiểm khi rơi vào đường hô hấp; hoặc gây đau cho mẹ khi cho bú. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do cường giáp và dậy thì sớm cũng có thể có biểu hiện mọc răng sớm. Thông thường, răng hàm dưới mọc trước răng hàm trên, bé gái mọc sớm hơn bé trai, trẻ gầy mọc sớm hơn trẻ mập. Nếu trẻ mọc răng sớm hoặc chậm vài tháng so với thời gian mọc răng được xem là bình thường. Thời gian mọc răng đặc biệt không quan trọng, trừ khi có sự thay đổi nhiều so với tuổi trung bình mọc răng.
Trẻ mọc dư răng
Đôi khi trẻ có thể mọc dư răng. Trường hợp này có thể xảy ra ở trẻ bình thường hoặc các bệnh nhân mắc bệnh: loạn sản đòn sọ, sứt môi hàm ếch, hội chứng Down. Vùng răng cửa hàm trên và vùng răng cối có tỉ lệ răng mọc dư cao nhất, tiếp theo là răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới. Răng dư xảy ra ở cả hai bộ răng nhưng rất hiếm ở bộ răng sữa.
Răng dư nằm giữa hai răng cửa giữa hàm trên gọi là răng dư kẽ giữa. Hầu hết các răng này mọc ngầm và không thấy trên hàm. Răng dư kẽ giữa, hoặc bất kỳ răng dư nào, đều có thể làm chậm mọc, mọc sai chỗ hoặc ngót chân các răng cửa đang hiện diện. Răng dư kẽ giữa thường nằm phía khẩu cái đối với răng cửa và mọc ngược.
Các răng dư có hình dạng bình thường gọi là răng thêm, thường thấy ở vùng răng cửa cả hai hàm. Ở hàm trên, răng thường có hình dáng tương tự như răng cứa bên và nằm phía gần hoặc phía xa đối với răng này, một số ít có thêm căng cối nhỏ thứ ba. Các răng dư thường thiểu sản và mọc sai chỗ, thường có hình chóp nón hoặc củ. Nếu răng dư không gây cản trở khớp cắn và không gây hại thì không nên nhổ bỏ vì nhổ răng thể gây nhiều tổn hại hơn là để các răng dư này nằm yên ở vị trí của chúng.
Trẻ mọc thiếu răng
Trẻ mọc thiếu răng hoặc không răng xảy ra khi có sự thất bại trong quá trình phát triển của răng. Thiếu răng có thể từ chỉ một đến nhiều răng, không răng là thiếu hoàn toàn sự phát triển của răng ở cả 2 bộ răng. Thiếu răng có thể xảy ra ở những bệnh nhân khỏe mạnh hoặc có thể liên quan đến những tình trạng như sứt môi.
Mọc thiếu răng ở trẻ
Răng trẻ mọc với cấu trúc bất thường
Răng dị dạng có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng. Trong trường hợp bất thường nặng, răng có thể không mọc lên được.
Răng sinh đôi :
Răng sinh đôi là kết quả của sự tách ra một phần, với hình dạng của hai thân răng cùng một ống tủy chân răng, thỉnh thoảng tách ra hoàn toàn thành hai răng giống hệt nhau. Bệnh căn có thể do chấn thương, song nguyên nhân thật sự vẫn chưa rõ. Trường hợp này khá hiếm gặp, nếu có thường ở vùng răng cửa sữa hàm trên, số lượng răng trên cung hàm vẫn đủ.
Răng dung hợp:
Răng dung hợp là sự dính hai mầm răng đang phát triển, hình thành một cấu trúc răng lớn. Quá trình hợp nhất liên quan suốt chiều dài hoặc có thể chỉ liên quan một phần chân răng, ống tủy có thể riêng biệt hoặc chung. Nguyên nhân chưa rõ, có thể do chấn thương. Thường gặp ở hệ răng sữa.
Răng đồng triển:
Là một hình thức dung hợp hai răng cạnh nhau ở phần xê măng khi răng đã hình thành. Trường hợp này có thể xảy ra trước hoặc sau khi mọc, liên quan đến chấn thương hoặc răng chen chúc. Răng đồng triển thường thấy nhất là răng cối lớn hàm trên thứ 2 và thứ 3. Bất thường này không ảnh hưởng gì, trừ khi một trong hai răng phải nhổ để tách hai răng ra để giữ răng còn lại.
Răng trong răng/ Răng lộn trong:
Răng lộn trong là một bất thường trong quá trình phát triển răng khi lớp biểu mô men tăng sinh bị gấp vào trong nhú trung mô. Phần biểu mô này vẫn hoạt động sinh men, cảm ứng trung mô sinh ngà. Sau cùng hình thành một khổi giống răng ở bên trong răng, thông ra môi trường miệng bằng một lỗ phía trong răng.
Răng trong răng là một bất thường ít gặp, thường gặp nhất ở răng cửa bên vĩnh viễn hàm trên. Nguyên nhân chưa rõ. Răng trong răng thuận lợi cho sự tích tụ mảng bám, vi khuẩn nên dễ sâu răng, viêm tủy.
Nhô răng
Nhô răng là một bất thường phát triển, được định nghĩa là một núm, một phần lồi ra từ bề mặt răng. Thường gặp ở răng cối nhỏ như một múi dư giữa mặt nhai (núm phụ mặt nhai), hoặc ở cingulum răng trước (múi Talon/ Talon cusp).
Răng trẻ mọc không đúng vị trí
Răng thưa, hở kẽ
Hiện tượng răng thưa thường gặp nhất là ở vùng răng trước của hệ răng sữa. Răng thưa thường do cung hàm tương đối rộng so với kích thước răng nên dư khoảng, các răng mọc thưa ra.
Răng chen chúc
Khi cung hàm nhỏ tương đối so với kích thước các răng, do thiếu khoảng nên các răng mọc chen chúc, nghiêng lệch. Thường các răng có thứ tự mọc sau cùng bị nghiêng lệch do bắt đầu mọc khi các răng khác đã mọc đủ chỗ trên cung hàm. Răng chen chúc thường gặp ở hệ răng vĩnh viễn hơn. Các răng sữa thường chen chúc nhẹ ở vùng răng của hàm dưới. Tuy nhiên nếu hệ răng sữa mọc chen chúc sẽ là dấu hiệu dự báo thiếu khoảng trầm trọng ở hệ răng vĩnh viễn.
Răng xoay
Răng có thể bị xoay quanh trục nhiều hay ít do những tác động xảy ra khi mầm răng đang hình thành, răng đang mọc hoặc khi đã mọc trên cung hàm. Nếu chấn thương tác động lên mầm răng, răng mới mọc lên đã xoay. Răng một chân dễ bị xoay hơn răng nhiều chân. Răng đã mọc trên cung hàm có thể bị xoay khi mất răng kế cận. Một số trường hợp răng khôn hàm dưới mọc khi cung răng đã ổn định, đẩy các răng về phía gần làm cho các răng cửa dưới xoay nhẹ, lạc chỗ.
Răng sai chỗ, lạc chỗ
Răng sai chỗ là trường hợp răng xuất hiện ở xa vị trí bình thường. Những trường hợp răng mọc ở khẩu cái, ngược lên hốc mũi, nhô ra da, răng ở khuyết sygma, cảnh đứng xương hàm…, thường sai chỗ nhất là răng nanh hàm trên
Răng dời chỗ, răng chuyển vị
Răng chuyển vị là thuật ngữ chi trường hợp các răng vĩnh viễn kể nhau đổi vị trí cho nhau. Tỷ lệ răng chuyển vị là 0,38%. Răng chuyển vị thường xảy ra ở hàm trên, và thường kết hợp với những bất thường khác như thiếu răng… Nguyên nhân có thể là do: chấn thương răng, còn răng sữa, chuyển vị trên đường mọc răng, thay đổi vị trí mầm răng.
Răng ngầm
Răng ngầm bao gồm các răng ngừng mọc do cản trở vật lý trên lộ trình mọc, mọc nghiêng lệch hoặc cứng khớp. Các răng ngầm vẫn còn lại trong xương hàm sau thời gian mọc thông thường. Những răng thường ngầm nhất là răng khôn hàm dưới, răng khôn hàm trên và răng nanh trên, tiếp đến là răng cối nhỏ và răng dư. Nguyên nhân gây ngầm là do thiếu chỗ mọc, góc độ của răng, có cản trở trên đường mọc răng…
Nguyên nhân dẫn đến trẻ mọc thiếu răng sữa
Trẻ mọc thiếu răng sữa là một trong những bất thường ở thời kỳ mọc răng của trẻ. Nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ mọc thiếu răng sữa như sau:
Nguyên nhân bé mọc thiếu răng sữa do bẩm sinh
Trẻ mọc thiếu răng sữa do không có mầm răng sữa thường gặp với tỉ lệ khoảng 1,5%.
Sự bất ổn định trong bộ gen, đặc biệt ở 2 đoạn mã gen MSX1 & PAX9 có thể khiến trẻ mọc thiếu răng sữa.
Người mẹ trong thời kỳ mang thai hút thuốc lá hoặc sử dụng các thuốc điều trị hay các chất hóa học khác chẳng hạn như Thalidomide có thể khiến trẻ mọc thiếu răng sữa khi sinh ra
Nguyên nhân bé mọc thiếu răng sữa trong quá trình phát triển
Trường hợp trẻ có mầm răng sữa, nhưng do các nguyên nhân khác nhau làm cho mầm răng của trẻ bị mọc ngầm, không mọc ra ngoài khoang miệng được nên trẻ mọc thiếu răng sữa.
Hiện tượng trẻ mọc thiếu răng sữa có thể liên quan tới bệnh lý nha chu hoặc một vài yếu tố khác bao gồm: thiếu canxi, tổn thương khiến gãy xương hàm, xạ trị, hóa trị, rối loạn nội tiết, loạn sản ngoại bì, mắc các bệnh nhiễm trùng như rubella, candida, nhiễm chất hóa học độc hại do môi trường hoặc uống thuốc. Đôi khi bác sĩ nhổ nhầm răng khi bé thay răng sữa lúc còn nhỏ khiến bị hiểu lầm trẻ mọc thiếu răng sữa.
Yếu tố bẩm sinh là một trong những nguyên nhân trẻ mọc thiếu răng
Trẻ mọc thiếu răng sữa nhận biết qua những dấu hiệu nào?
Răng sữa giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ăn nhai, phát âm, giao tiếp, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm giúp răng vĩnh viễn mọc thuận lợi và xương hàm phát triển bình thường. Tỷ lệ trẻ mọc thiếu răng sữa tương đối thấp và thường không có triệu chứng. Cha mẹ có thể nhận biết một số trường hợp trẻ mọc thiếu răng sữa dưới đây:
Thông qua việc đếm số răng sữa đã mọc tương ứng với tuổi khi kiểm tra sức khỏe răng miệng có thể phát hiện tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa.
Mầm răng sữa không mọc lên được tạo thành nang răng có thể gây sưng, đau, thậm chí viêm nhiễm… trường hợp này trẻ mọc thiếu răng sữa sẽ được chẩn đoán và can thiệp thông qua khám chuyên khoa và chụp X quang.
Dưới mỗi răng sữa sẽ có mầm răng vĩnh viễn chờ mọc lên khi đến thời điểm thay răng và răng sữa sẽ định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Nếu răng vĩnh viễn mọc lệch cũng có thể là dấu hiệu nhận biết trẻ mọc thiếu răng sữa. Khi trẻ mọc thiếu răng sữa, các răng vĩnh viễn sẽ dễ mọc lệch và bất thường về hình dáng.
Trẻ có các rối loạn mang tính chất di truyền như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, …cũng thường có hiện tượng trẻ mọc thiếu răng sữa đi kèm.
Cha mẹ cũng nên lưu ý trường hợp trẻ bị nhổ nhầm hoặc chấn thương vùng hàm mặt làm trẻ bị mất răng có thể dẫn đến nhầm tưởng trẻ mọc thiếu răng sữa.
Khám chuyên khoa có thể phát hiện trẻ mọc thiếu răng sữa
Những tác hại của việc trẻ mọc thiếu răng sữa là gì?
Trẻ mọc thiếu răng sữa có thể mang lại những tác hại sau:
Ảnh hưởng đến chức năng nhai của bé
Trẻ mọc thiếu răng sữa, nhất là là ở vị trí răng hàm thì có thể ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn của trẻ, làm sai khớp cắn, hàm trên và hàm dưới không cân xứng. Do đó làm hạn chế khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của trẻ, lâu dài trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày…
Làm mất thẩm mỹ
Các trường hợp trẻ mọc thiếu răng sữa, nhất là răng cửa khiến cung hàm sẽ có khoảng trống, các răng khác chạy khỏi vị trí, tạo thành các khoảng thưa to nhỏ giữa các kẽ răng. Theo đó, các răng khác cũng mọc xô lệch, mọc lộn xộn gây mất thẩm mỹ. Nếu như trẻ mọc thiếu răng sữa ở vị trí răng cối sẽ thường khó quan sát và ít ảnh hưởng đến nụ cười hơn. Khi trẻ mọc thiếu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười. Trẻ sẽ tự ti với bạn bè cùng trang lứa, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, giao tiếp xã hội.
Ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ
Trẻ mọc thiếu răng sữa sẽ khiến việc phát âm không chính xác, nói ngọng, giao tiếp gặp khó khăn. Khi trẻ thiếu răng phía trước với một số một số âm răng – môi như “v”, “ph”… sẽ bị phát âm không chuẩn. Trẻ có thể bị bạn bè trêu chọc, ngại ngùng khi nói chuyện.
Làm tăng khả năng mắc các bệnh răng miệng
Khi các răng mọc lộn xộn và có các khe thưa khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn. Thức ăn trong các kẽ răng không được làm sạch dần hình thành mảng bám và vi khuẩn gây ra bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…Nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ làm mất răng, nhiễm trùng răng, áp xe răng,…
Làm tiêu xương hàm là một trong những tác hại lớn của việc trẻ mọc thiếu răng sữa
Trẻ mọc thiếu răng sữa được hiểu bị trẻ bị thiếu chân răng và xương hàm sẽ không nhận được những kích thích cần thiết để phát triển. Xương hàm sẽ dần dần tiêu biến và gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng dẫn tới hiện tượng tụt chân răng, tụt lợi, lão hóa sớm.
Trẻ có thể ngại giao tiếp, tự ti khi phát âm vì hậu quả mọc thiếu răng
Cách để khắc phục tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa
Tùy tình trạng của trẻ mọc thiếu răng sữa mà bác sĩ sẽ có những chỉ định và phương pháp điều trị phù hợp.
Cách khắc phục trẻ mọc thiếu răng sữa trường hợp có mầm răng
Trường hợp trẻ mọc thiếu răng sữa nhưng có mầm răng, chiếc răng sữa bị thiếu không thể mọc lên khỏi nướu được mà nằm lại trong khung xương hàm. Khi đó, bác sẽ trẻ sẽ can thiệp để giải phóng chiếc răng này ra khỏi nướu, để răng sữa thực hiện đúng chức năng của nó và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc sau này. Phương pháp áp dụng là niềng răng mọc ngầm. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật bộc lộ răng ngầm trong xương, sau đó tiến hành gắn khí cụ để dịch chuyển răng từ từ ra khỏi xương hàm và đưa về đúng vị trí khoảng trống thiếu răng.
Cách khắc phục trẻ mọc thiếu răng sữa trường hợp không có mầm răng
Với trường hợp trẻ mọc thiếu răng sữa và không có mầm răng, bác sĩ sẽ phải xem xét đến phương án trồng răng giả để lấp đầy khoảng trống răng bị thiếu. Tùy thuộc vào vị trí răng mọc thiếu và khoảng trống thiếu răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp như trồng răng hoặc niềng răng. Các phương pháp trồng răng hiện nay bao gồm trồng răng sứ, hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant. Ngoài phương pháp trồng răng giả, niềng răng cũng là một lựa chọn tối ưu nhưng tùy thuộc vào vị trí răng thiếu có khoảng thưa không quá lớn hoặc trẻ thiếu răng 6 nhưng có mầm răng số 8 bác sĩ chỉnh nha có thể can thiệp kéo răng số 7,8 thay thế răng 6,7… Niềng răng giúp đóng khoảng trống, các răng khít sát hơn mà vẫn giữ được răng thật. Việc niềng răng càng sớm thì càng có hiệu quả tốt.
Có thể nói trẻ mọc thiếu răng sữa có thể do nhiều nguyên nhân và để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy có thói quen đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Nếu phát hiện trẻ mọc thiếu răng sữa, cha mẹ có thể đưa trẻ đến nha khoa Parkway để được các bác sĩ giàu chuyên môn thăm khám và có phương án can thiệp kịp thời phù hợp với tình trạng của trẻ nhé.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]