Nên trám răng khôn hay nên nhổ khi bị sâu, mẻ, vỡ?
Răng khôn (răng số 8) là những răng mọc muộn nhất và nằm ở trong cùng xương hàm. Do mọc sâu bên trong nên việc vệ sinh răng số 8 khá khó khăn, thức ăn có thể mắc kẹt lại, tích tụ lâu ngày gây sâu răng. Vậy nên trám răng khôn hay nhổ khi răng khôn bị sâu vỡ? Hãy để Parkway – Nha khoa trám răng chuyên nghiệp giúp bạn tìm hiểu nhé.
Nên làm gì khi răng khôn bị sâu, vỡ, mẻ?
Nên trám răng khôn hay nên nhổ?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Răng số 8 không mọc ở trẻ nhỏ mà chỉ xuất hiện khi chúng ta đã trưởng thành, thường mọc ở trong độ tuổi 17 đến 25, bởi vậy người ta gọi chúng là “răng khôn” như một cách đánh dấu sự trưởng thành cả về trí tuệ lẫn thể chất. Tuy nhiên, mọc răng khôn không có nghĩa là chúng ta sẽ thông minh lên. Trên thực tế, chức năng của răng khôn không rõ ràng, việc mọc răng khi xương hàm, nướu và các răng khác đã ổn định tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là rất phổ biến. Răng khôn mọc là nguyên nhân gây ra những cơn đau kéo dài trong miệng, đôi khi ê ẩm buốt đến tận óc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ăn nhai và sức khỏe của người bệnh. Thêm đó, do mọc ở trong cùng nên răng số 8 khá khó để có thể vệ sinh sạch sẽ như các răng bên ngoài. Điều này khiến thức ăn thừa dễ mắc lại vào các kẽ răng, tạo mảng bám và khiến răng khôn bị sâu vỡ.
Răng khôn thường dễ bị sâu do khó vệ sinh sạch
Vậy nên trám răng khôn hay nhổ răng khôn? Để biết được chính xác tình trạng răng của mình cần được nhổ hay trám răng khôn, bạn cần đến những địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, chụp X-quang kiểm tra tình trạng răng và nghe bác sĩ chuyên khoa nhận định mức độ nặng, tình trạng răng cùng phương án điều trị phù hợp.
Thông thường, với những tình trạng răng khôn bị chỉ sâu nhẹ, không mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến những răng xung quanh cũng như cấu trúc hàm, chỉ cần trám răng hoặc bọc răng sứ là có thể giải quyết được vấn đề.
Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí hoặc gặp các vấn đề như viêm tủy răng, sâu răng nặng,… thì trám răng khôn không thể chữa trị dứt điểm mà việc nhổ bỏ chiếc răng này là rất cần thiết. Lý do là vì những chiếc răng khôn này có thể gây hỏng răng lân cận và xương ổ răng, gây những biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn tới mất răng.
Quy trình trám răng khôn tại nha khoa Parkway
Hàn trám răng khôn không phải thủ thuật quá phức tạp, tuy nhiên nếu không được thực hiện đúng cách, tay nghề bác sĩ không cao hay không đáp ứng được tiêu chuẩn y khoa thì rất dễ xảy ra biến chứng không đáng có.
Răng khôn mọc lệch dễ gây hại tới các răng xung quanh
Tại nha khoa Parkway, quy trình trám răng khôn được thực hiện rất nghiêm ngặt, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn y khoa. Bên cạnh đó đội ngũ y bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại cũng giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh và đạt kết quả tốt hơn. Hơn nữa, bạn có thể trám răng khôn hàm trên rất dễ dàng. Quy trình trám răng số 8 tại Parkway như sau:
Bước 1: Sát trùng, làm sạch răng: Người bệnh sẽ súc miệng dung dịch chuyên dụng để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ sát khuẩn khu vực răng khôn bị sâu.
Bước 2: Nạo sạch ổ sâu răng: Vụn thức ăn cùng các phần tủy chết, mô sâu ở trong lỗ hổng răng sẽ được bác sĩ nạo sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng. Với trường hợp tủy bị viêm nặng, bệnh nhân sẽ được gây tê để ngăn chặn cảm giác đau đớn, sau đó bác sĩ sẽ mở một lỗ nhỏ thông từ bề mặt răng tới ống tủy rồi hút hết phần tủy viêm ra ngoài.
Bước 3: Ngăn cách răng khôn cần trám với phần còn lại của miệng: Đây là bước rất quan trọng bởi nó sẽ ngăn nước bọt tiếp xúc với vật liệu trám trong quá trình thực thiện. Răng khôn bị sâu cần xử lý sẽ được cách ly với nướu, môi và khoang miệng bằng đế cao su. Chất liệu trám sẽ khó liên kết, bám dính vào bề mặt răng, phần trám răng khôn dễ bị bật bong khi ăn nhai nếu không thực hiện cẩn thận.
Bước 4: Trám răng khôn: Bác sĩ làm đầy những mô răng thiếu hụt bằng cách tạo xoang trám để đổ vật liệu vào ổ răng khôn bị sâu. Sau đó chiếu đèn để làm đông cứng chất liệu trám lỏng, đảm bảo sự bám dính và chắc chắn với răng thật.
Bước 5: Điều chỉnh vết trám: Bác sĩ sẽ đợi tới khi vật liệu trám đông cứng lại và thực hiện chỉnh sửa lại vùng trám, loại bỏ phần dư thừa. Bề mặt răng và khu vực trám răng cũng sẽ được đánh bóng để đảm bảo độ trơn, bóng, láng, cho kết quả tạo hình tối ưu.
Cuối cùng, bác sĩ lột bỏ đế cao su, kiểm tra lại khớp cắn xem có vấn đề gì cần chỉnh sửa không, đảm bảo khi nhai cắn không bị cấn, cộm, gây bất tiện và có cảm giác tự nhiên như bình thường.
3. Trám răng khôn và nhổ răng khôn có đau không?
Rất nhiều người lo ngại việc trám răng và nhổ răng khôn sẽ gây đau đớn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi thực tế trám răng khôn không hề gây cảm giác đau đớn hay khó chịu chút nào. Trong trường hợp nhổ răng khôn cũng không cần sợ hãi bởi trong quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ gây tê cho bạn. Vậy nên nhổ răng số 8 không gây đau, nếu có thì chỉ là sự tê nhức ở giai đoạn đầu và một chút ê buốt sau khi đã nhổ răng và thuốc tê tan dần.
4. Các dấu hiệu cho thấy răng khôn có bệnh
Răng khôn bị sâu khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái, vậy làm thế nào để nhận biết được những chiếc răng khôn của mình đang có bệnh? Xem ngay 4 triệu chứng sau đây nhé:
Xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài.
Ăn uống khó khăn, giảm năng suất.
Sốt.
Mưng mủ, nhiễm trùng tại vị trí mọc răng.
5. Bảng giá trám răng khôn tại Parkway
Câu hỏi “Trám răng khôn bao nhiêu tiền?” cũng được nhiều người quan tâm. Để biết trường hợp của mình có trám răng số 8 được không và trám răng khôn bao nhiêu tiền bạn cần tới nha khoa để thăm khám chi tiết. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nha khoa cung cấp dịch vụ hàn trám răng khôn với các mức giá khác nhau. Tại nha khoa Parkway, giá của dịch vụ hàn trám răng khôn hàm trên hoặc dưới khoảng từ 330.000 đồng đến 850.000 đồng. Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ của Parkway để biết rõ hơn.
Không phải răng khôn nào bị sâu cũng cần nhổ, bởi vậy hãy liên lạc ngay với Parkway để đặt lịch thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm nhé!
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu