Thứ tự mọc răng sữa của trẻ em và lưu ý về trình tự mọc răng
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi nên nhiều cha mẹ rất quan tâm. Hầu hết cha mẹ, nhất là những cha mẹ lần đầu có con đều khá bỡ ngỡ và thắc mắc về thứ tự mọc răng sữa của trẻ. Nha khoa Parkway xin chia sẻ những thông tin qua bài viết dưới đây để cha mẹ có thể hiểu hơn về quá trình mọc răng sữa của trẻ.
Khi nào bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên
Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Hầu hết, bé bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi 6 tháng tuổi và sẽ được mọc hoàn thiện khi bé được 2 – 3 tuổi. Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. Nếu khi bé được 8 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng sữa nào tức là bị mọc trễ, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Hàm răng sữa của trẻ
Dấu hiệu cho thấy bé mọc răng
Bé mọc răng sữa sẽ có những dấu hiệu mọc răng xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi răng sữa bắt đầu nhú và tự hết sau 3 đến 7 ngày. Các cha mẹ cần chú ý và theo dõi các dấu hiệu phổ biến khi bé mọc răng sữa như sau:
Chảy nước miếng: Quá trình mọc răng, sưng lợi sẽ kích thích nước miếng trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Cha mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.
Trẻ có thể chảy nước miếng khi mọc răng sữa
Sốt mọc răng: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi, nướu bị sưng và răng nhô lên có thể khiến bé sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.
Thích cắn: Khi răng nhú lên nướu có thể bị sưng, áp lực bị răng chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn hoặc ngậm tay.
Tiêu chảy: Xuất hiện hiện tượng “đi tướt mọc răng”, hay còn được hiểu là rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Để tránh bị nổi ban, cha mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.
Bị đau, biếng ăn: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau và mệt mỏi. Bé ăn ít sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn. Lúc này cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa có nhiều năng lượng giúp bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn bé biếng ăn.
Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm, khiến bé ngủ không ngon, quấy khóc.
Trẻ quấy khóc, biếng ăn khi mọc răng
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ em
Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ phát triển 5 loại răng khác nhau theo thứ tự mọc răng sữa như sau:
Răng cửa trung tâm (răng cửa)
Răng cửa bên (giữa răng cửa và răng nanh)
Răng hàm đầu tiên
Răng nanh (bên cạnh răng hàm phía trước)
Răng hàm thứ hai
Thông thường, trẻ sẽ mọc răng cửa dưới (răng cửa trung tâm) đầu tiên.
Thứ tự mọc răng sữa của bé bắt đầu từ 6 tháng tuổi
Lịch mọc răng sữa của trẻ sẽ diễn ra theo một thứ tự nhất định, cụ thể:
6 – 8 tháng tuổi bé mọc 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới.
9 – 13 tháng tuổi bé mọc 4 chiếc răng cửa bên ở hai hàm.
16 – 22 tháng tuổi bé mọc tiếp 4 răng nanh.
13 – 19 tháng tuổi bé 4 răng hàm số 1.
25 – 33 tháng tuổi là bé mọc thêm 4 răng hàm số hai là hoàn tất.
Những điều thường gặp cần lưu ý với răng sữa của bé
Trẻ thường gặp phải các vấn đề về răng sữa nhất là với trẻ sinh non hoặc chế độ chăm sóc, sinh hoạt không khoa học và điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và thứ tự mọc răng sữa của trẻ như sau:
Mất răng sữa sớm
Nhiễm trùng răng sữa
Viêm mô tế bào (dễ bị viêm/nhiễm trùng xảy ra và lây lan dưới da)
Cha mẹ nên có thói quen đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần, khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Vì từ độ tuổi này, hệ răng sữa của trẻ đang phát triển mạnh, thêm vào đó việc trẻ đã ăn nhiều thức ăn phức tạp hơn nên dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, sún răng, viêm nướu…
Bé mọc răng sữa sớm hay muộn có ảnh hưởng gì không?
Một số trẻ mọc răng sớm khi 4 tháng tuổi hay cũng có những trẻ mọc răng rất muộn khi hơn 9 tháng tuổi. Việc mọc răng của trẻ sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hàm lượng canxi, vitamin D, và yếu tố di truyền. Trẻ mọc răng sớm hay muộn cha mẹ không nên quá lo lắng. Nếu thấy trẻ chậm mọc răng sữa so với quy luật thông thường, cha mẹ có thể cho bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân, can thiệp kịp thời tùy theo tình trạng từng trẻ.
Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang để kiểm tra trẻ có mầm răng hay không, kiểm tra trẻ nếu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hỗ trợ việc mọc răng theo đúng thứ tự mọc răng sữa…Cha mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ phát triển hàm răng chắc khỏe như mong muốn.
Đưa trẻ đi khám răng định kỳ để phát hiện những bất thường trong quá trình mọc răng
Cách chăm sóc bé khi mọc răng sữa
Vì răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này cũng như trong quá trình phát triển của trẻ nên cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng sữa đúng cách:
Cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như sử dụng nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi trẻ mọc răng.
Khi trẻ bị sốt nhẹ lúc mọc răng: với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể sử dụng thuốc paracetamol. Nếu trẻ bị sốt lâu ngày không giảm hoặc sốt cao thì cha mẹ cần đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Với trẻ bị chảy nước dãi nhiều khi mọc răng sữa, cha mẹ sử dụng khăn sạch lau thường xuyên, đeo yếm cho trẻ.
Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại gel mọc răng, những loại này có chứa benzocaine không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu nhận thấy trẻ bị chậm mọc răng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Vệ sinh nướu và khoang miệng sau khi trẻ ăn. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi dành cho trẻ em để bảo vệ men răng cho trẻ.
Vệ sinh nướu và khoang miệng sau khi cho trẻ ăn
Hướng dẫn trẻ biếtđánh răng đúng cách: đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; sử dụng lượng kem vừa phải để trẻ không bị nuốt quá nhiều kem đánh răng. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại để răng được sạch, không làm tổn thương nướu hay gây chảy máu khi đánh răng sai cách.
Theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ. Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ uống có ga dễ dẫn đếnsâu răng, tránh cho trẻ ăn đồ ăn cứng khó nhai, làm sứt mẻ răng của trẻ và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.
Một số trẻ có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Những thói quen xấu này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị răng hô,răng mọc lệch ở trẻ em, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Vì vậy cha mẹ phải khuyên trẻ không nên làm các hành động này để việc mọc răng của trẻ được thuận lợi hơn.
Định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 3 đến 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng hoặc các bệnh lý khác về răng miệng.
Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng đúng cách để có hàm răng chắc khỏe
Quá trình mọc răng của bé diễn ra trong bao lâu?
Quá trình mọc răng kéo dài bao lâu sẽ có sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Với hệ răng sữa, thời gian để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng tuổi thứ 24. Tuy nhiên, cũng có trẻ bắt đầu từ 4, 5 tháng tuổi hoặc cũng có trẻ được hơn 8 tháng tuổi mới mọc răng.
Với răng vĩnh viễn, thời gian để mọc đầy đủ 28 chiếc răng có thể sẽ mất từ 5 – 7 năm. Chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được khoảng 6 tuổi và năm 12 tuổi sẽ mọc đầy đủ răng trên cung hàm. Cũng giống như hệ răng sữa, thời gian mọc răng vĩnh viễn cũng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Trẻ mọc răng sữa không đúng trình tự mọc răng sữa có sao không?
Thông thường, quá trình mọc răng của trẻ qua từng giai đoạn sẽ đúng theo quy luật. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp trẻ mọc răng không đúng theo thứ tự mọc răng sữa.
Cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì quy luật thứ tự mọc răng sữa chỉ dựa vào số đông, không phải là tất cả trẻ em đều phải theo quy luật này. Nếu trẻ mọc răng không đúng thứ tự mọc răng sữa nhưng những chiếc răng vẫn mọc đầy đủ và không có dấu hiệu sai lệch vị trí thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc quá trình phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này.
Những điều cần lưu ý về thứ tự mọc răng sữa của bé
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ có thể diễn ra không đúng theo sơ đồ mọc răng sữa hoặc không phải trẻ nào cũng có thời gian mọc răng giống nhau. Tuy nhiên nếu tình trạng chậm mọc răng kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ uống có ga, nhất là trước khi đi ngủ để tránh sâu răng. Nếu răng sâu không được điều trị, lâu dài có thể gây viêm tủy răng, răng sữa của trẻ có nguy cơ bị mất răng sớm.
Thêm vào đó, cha mẹ cũng nên giải thích và nhắc trẻ không được chạm tay vào lợi khi răng sữa mọc, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng khi mọc răng. Cha mẹ cần quan sát, chú ý những thói quen xấu của trẻ như chống cằm, nghiến răng, mút tay, lấy lưỡi đưa răng ra phía trước, đẩy lưỡi vào răng để tránh răng của trẻ mọc lệch, hô, móm…
Ngoài ra, chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ hỗ trợ trong quá trình trẻ mọc răng. Cha mẹ cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.
Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Lưu ý là cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng nhé.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình mọc răng của trẻ
Răng sữa tuy là những chiếc răng tạm thời và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng lại có tầm quan trọng, giúp trẻ ăn nhai, phát triển ngôn ngữ và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Việc theo dõi thứ tự mọc răng sữa của trẻ và chăm sóc hàm răng cho trẻ trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa là điều cha mẹ cần kiên trì và thường xuyên. Vì vậy, cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của nha khoa Parkway để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]