Chỉnh nha là một quá trình dài hạn, mặc dù đã quen nhưng thực sự người đang niềng răng vẫn rất mong ngóng đến ngày được tháo niềng. Vậy tháo niềng răng sớm trước thời hạn có ổn không? Bạn nên đeo niềng bao lâu rồi tháo? Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này cùng Nha khoa Parkway trong bài viết sau đây!
Tháo niềng răng sớm trước thời hạn có được không?
Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Nhiều người tìm tới phương pháp này với mục đích cải thiện tình trạng răng miệng trở nên hoàn hảo hơn.
Đa phần những người niềng răng đều mang trong mình suy nghĩ muốn được tháo sớm. Thời gian tháo niềng đã được lên kế hoạch từ trước, tuy nhiên có thể sớm hoặc muộn hơn từ 1-2 tháng. Ngoài ra thì điều này còn phụ thuộc vào tình trạng khớp cắn đã được đảm bảo cân bằng hay chưa.
Chính vì vậy, việc tháo niềng răng trước thời hạn không phụ thuộc vào bệnh nhân, mà cần phải được bác sỹ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra quyết định thật cẩn thận.
Có một số trường hợp do bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ thỏa hiệp theo ý kiến của khách hàng và tự tháo niềng khi chưa đủ thời gian quy định tối thiểu. Điều này có thể dẫn tới việc răng bị chạy lại vào vị trí ban đầu. Điều này không chỉ tốn thời gian, công sức mà thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cấu trúc xương mặt theo chiều hướng tiêu cực
Những lưu ý khi tháo niềng răng trước thời hạn
Những hậu quả tiêu cực của việc tháo niềng răng trước thời hạn chắc chắn đã làm khách hàng lo lắng về vấn đề này. Chính vì vậy, để đảm bảo răng không chạy lại về vị trí ban đầu hoặc trở nên lệch lạc hơn khi tiến hành tháo niềng răng trước thời hạn, cần lưu ý và thực hiện các vấn đề sau:
Khi thực hiện quá trình tháo niềng răng, các bác sĩ sẽ lấy toàn bộ dấu ở tất cả các răng, bao gồm cả mắc cài ở hai bên hàm. Kết quả này sẽ được sử dụng để làm căn cứ chỉnh nha sau khi tạm tháo mắc cài. Và nếu tiếp tục, bác sĩ sẽ tiến hành gắn lại mắc cài vào chính xác vị trí ban đầu.
Bạn cần lưu ý không dùng tay lung lay các răng sau khi kết thúc quá trình tháo mắc cài trong thời gian dự tính tháo niềng răng trước thời hạn. Lúc này tình trạng răng có phần yếu hơn so với bình thường. Nếu tác động một lực quá mạnh có thể gây tổn thương, ê răng, thậm chí có thể rụng mất răng.
Bên cạnh đó, trong thời gian tạm tháo niềng răng, bệnh nhân sẽ được ổn định tình trạng răng bằng khay nhựa để giữ cho răng giữ đúng vị trí, không bị chạy hay xô lệch
Và sau thời gian tạm tháo niềng răng, bạn nên tiếp tục đến nha khoa để gắn lại mắc cài, tiếp tục quá trình chỉnh nha cho tới khi hoàn thiện.
Trong trường hợp bác sĩ cho phép bệnh nhân tháo niềng răng sớm hơn trước thời hạn, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ thị của bác sĩ, đó là đeo hàm duy trì khoảng 20 tiếng/ngày trong khoảng thời gian tù 1-6 tháng đầu để ổn định khớp cắn còn yếu, đảm bảo răng không bị chạy lại như cũ.
Một số hậu quả của việc tháo niềng răng sớm
Phác đồ điều trị theo phương pháp niềng răng đã được soạn thảo rất kỹ và theo một kế hoạch hoàn chỉnh ngay từ ban đầu. Nếu bạn vẫn mong muốn được tháo niềng răng trước thời hạn quy định thì cần phải lường trước một số nguy cơ có thể xảy ra cụ thể như sau:
Trong quá trình tháo mắc cài tạm, khớp cắn của bạn có thể chưa hoàn thiện dẫn đến việc ăn uống còn gặp rất nhiều khó khăn, làm cho tổng thể về thẩm mỹ chưa đạt đúng tiêu chuẩn thông thường.
Trường hợp răng bạn chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa để nắn chỉnh răng về đúng vị trí khung hàm, nếu tháo niềng răng trước thời hạn sẽ có thể gây áp lực lên các răng khiến các răng chạy về vị trí như ban đầu, thậm chí có phần xô lệch mạnh hơn.
Sau khi bạn đã hoàn tất quy trình niềng răng, tháo mắc cài nhưng lại không tuân theo đúng chỉ thị của bác sĩ, ví dụ như không đeo hàm duy trì. Việc này có thể dẫn tới một số tình trạng như xô lệch khớp cắn, thậm chí nặng hơn có thể làm biến dạng mặt.
Việc tháo niềng răng trước thời hạn có thể dẫn tới một số trường hợp như vậy. Vì thế nên nếu bác sĩ đưa ra chỉ định chưa được tháo sớm, hãy tuân thủ đúng để không lãng phí toàn bộ công sức, thời gian đã bỏ ra sau một khoảng thời gian dài điều trị.
Làm thế nào để tháo niềng răng an toàn trước thời hạn
Để có thể đảm bảo cho quá trình tháo niềng răng trước thời hạn diễn ra một cách an toàn, bạn cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như sau:
Chăm sóc, vệ sinh răng sạch sẽ
Theo nhận định từ các chuyên gia, hàm răng sau khi đã tháo mắc cài chưa thực sự hoàn thiện. Và cách để duy trì tình trạng răng ổn định, không bị xô lệch sau khi đã tháo mắc cài sẽ chủ yếu phụ thuộc vào cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng của chính bản thân bạn. Tất cả những thói quen như cắn móng tay, tật đẩy lưỡi, nghiến răng,… đều là những thói quen xấu ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng răng miệng trong suốt quá trình niềng răng.
Chính vì vậy, điều cần ưu tiên nhất lúc này chính là từ bỏ tất cả các thói quen xấu có thể gây hại tới răng sau khi tháo niềng. Đặc biệt, bạn cần phải chăm sóc răng miệng, vệ sinh một cách thường xuyên hơn bởi khi đeo niềng, các mảng bám thức ăn sẽ dễ mắc trên răng và mắc cài nhiều hơn, nếu để lâu trong một khoảng thời gian dài có thể khiến cho một số loại vi khuẩn phát triển, có thể dẫn tới một số tình trạng bệnh lý về răng miệng.
Bạn nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm để chải răng vì khi niềng răng, răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn. Các loại bàn chải quá cứng có thể làm bạn bị chảy máu chân răng, tổn thương nướu, là điều kiện để các vi khuẩn dễ dàng thâm nhập.
Quá trình dịch chuyển của răng
Chúng ta đều biết rằng, cơ thể cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào nên hoạt động trao đổi chất, thay thế tế bào cũ thành tế bào mới diễn ra thường xuyên liên tục. Tóc bạn cũng dài ra mỗi ngày vậy nên việc răng dịch chuyển sau khi tháo niềng cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Và nguyên nhân dẫn tới việc răng dịch chuyển sau khi tháo niềng có thể phụ thuộc vào một số yếu tố cụ thể như sau:
Sau khi tháo niềng, chúng ta không còn khí cụ để nâng đỡ răng nữa, khiến răng của chúng ta không được cố định vậy nên việc chạy lại răng là điều tất yếu
Ngoài ra, ngay cả những hành động diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như nói chuyện, ăn uống, liếm môi, nhai,…cũng đều tác động một lực rất nhỏ lên răng của bạn, theo thời gian răng bạn sẽ không thể cố định một chỗ.
Khi nhổ răng, số lượng về răng thay đổi tạo ra những khoảng trống trên hàm, tạo điều kiện thuận lợi để răng dịch chuyển.
Thêm vào đó, một số bệnh lý về răng miệng như bệnh nha chu cũng là lý do khiến răng di chuyển
Chế độ ăn uống khi niềng răng đúng cách và hợp lý
Niềng răng thực chất là một phương pháp thẩm mỹ không quá đau đớn như mọi người lầm tưởng. Tuy nhiên quá trình này có thể khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn với các vết thương và va chạm mạnh. Chính vì vậy mà bạn nên hạn chế một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thiện quy trình.
Điển hình nhất trong số danh sách thực phẩm nên hạn chế ăn khi niềng răng, và sau quá trình niềng răng chính là các loại đồ ăn cứng như quả hạch, bánh quy cứng, nước đá,… Đặc biệt, bạn cần hạn chế việc cắn hạt dưa, hạt hướng dương để tránh gây ảnh hưởng tới vị trí của các răng.
Ngoài ra, một số đồ ăn có tính dẻo như kẹo cao su, kẹo dẻo, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… cũng ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc và thẩm mỹ của răng. Những đồ ăn này thường sở hữu khá nhiều đường khiến các mảng bám trên răng xuất hiện nhiều hơn. Về lâu dài có thể khiến răng bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ.
Bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng như bánh mì mềm, sữa chua , trái cây mềm, phô mai, mỳ, các loại cháo,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và tránh làm tổn thương răng.
Sử dụng phương pháp niềng răng tốt
Và để cho răng hoàn thiện một cách tốt nhất sau khi tháo niềng, trước tiên chính là phải sử dụng phương pháp niềng răng tốt. Đối với mỗi phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay đều sở hữu những ưu nhược điểm khác nhau:
Mắc cài kim loại
Đây là một loại niềng răng có chi phí thấp nhất trong số tất cả các phương pháp. Thêm vào đó, thời gian điều trị đối với phương pháp này cũng diễn ra khá ngắn, không đòi hỏi công nghệ cao nhưng vẫn có thể thực hiện được các ca phức tạp. Tuy nhiên điểm trừ của loại mắc cài này là thiếu thẩm mỹ, và có trường hợp một số người sử dụng có thể bị kích ứng với kim loại.
Mắc cài sứ
Mắc cài sứ có vẻ ngoài thẩm mỹ hơn mắc cài kim loại bởi mắc cài có màu sắc tự nhiên và tiệp màu với răng thật. Tuy nhiên lực kéo của loại mắc này không mạnh như kim loại nên thời gian điều trị sẽ kéo dài lâu hơn. Và chúng ta cần phải chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng hơn bình thường vì các mặt sứ có thể dễ đổi màu trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.
Mắc cài mặt trong
Ưu điểm của mắc cài trong chính là nhìn bề ngoài “niềng như không niềng”, bởi mắc cài được lắp ở mặt trong của răng. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi nha sĩ phải có chuyên môn, kỹ thuật tốt, quá trình vệ sinh cũng sẽ khó khăn hơn bình thường.
Niềng răng Invisalign
Đây là loại niềng răng được đánh giá cao nhất bởi tính thẩm mỹ cao, khay niềng có màu trong suốt có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh. Tuy nhiên điều này cũng kéo theo việc hiệu quả niềng răng có thể bị giảm sút bởi người dùng lạm dụng tháo ra quá nhiều. Hơn thế nữa đây là một phương pháp sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao, nên có chi phí đắt hơn hẳn so với các phương pháp còn lại.
Chỉ tháo niềng sớm khi có sự chỉ định của bác sĩ
Bác sĩ chính là người trực tiếp thăm khám, tư vấn và xét nghiệm, lên kế hoạch, phác đồ điều trị phù hợp nhất với chúng ta, nên họ là người có kinh nghiệm nhiều nhất trong việc đưa ra ý kiến về việc có nên tháo niềng răng trước thời hạn hay không. Chính vì vậy trước khi nghĩ tới bản thân, bạn nên nghe lời của các nha sĩ để quy trình niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất.
Quy trình tháo niềng răng chuẩn
Quy trình tháo niềng răng hiện nay thường diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn, bao gồm 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Tháo bỏ mắc cài
Trong quy trình này, trước tiên các nha sĩ sẽ tiến hành tháo dây cung ra trước, sau đó tiến hành tháo từng mắc cài bám dính trên răng bằng các loại dụng cụ phù hợp cùng chất phá keo dính. Quá trình này đảm bảo phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đem lại hiệu quả tối ưu nhất dành cho khách hàng.
Bước 2: Vệ sinh và lấy cao răng
Sau khi đã tháo xong mắc cài, các bác sĩ sẽ vệ sinh, sử dụng các dụng cụ loại bỏ chất keo còn dính trên mặt răng, đồng thời lấy cao răng cho bệnh nhân. Sau đó sẽ đánh bóng răng thêm một lần để đảm bảo tính thẩm mĩ nhất.
Bước 3: Đeo hàm duy trì
Việc sử dụng hàm duy trì sẽ giúp răng chúng ta không bị chạy lại khi đã tháo niềng. Các loại hàm duy trì sẽ được sản xuất sao cho phù hợp với kích thước, khớp cắn của khách hàng nhất, đảm bảo không gây khó chịu và vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ.
Câu hỏi thường gặp
Những khách hàng có nhu cầu tháo niềng răng trước thời hạn thường khá tò mò về những câu hỏi như có nên tự tháo niềng răng tại nhà hay không? Đặc biệt là đối với loại mắc cài kim loại, việc này có nên hay không?
Câu trả lời đó là không được tự ý tháo niềng răng tại nhà. Tại nha khoa, các bác sĩ phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng cùng loại keo rất chắc mới có thể lắp mắc cài vào răng đúng cách. Nếu bạn không sở hữu những dụng cụ chuyên dụng, chắc chắn bạn sẽ không thể thực hiện được.
Nếu bạn cố gắng tháo mắc cài có thể sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng, làm phá hỏng lớp men bảo vệ trên răng. Ngoài ra, các dây cung vắt ngang qua mắc cài cũng không thể cậy ra một cách dễ dàng, nếu tiếp tục tháo có thể sẽ khiến nướu, chân răng bị tổn thương một cách nặng nề.
Ngoài ra, nhiều người còn thắc mắc vấn đề tháo niềng răng tạm thời rồi lắp lại có được không? Câu trả lời cho vấn đề này là có. Bạn có thể tạm tháo niềng răng khi tình trạng răng miệng của bạn đủ điều kiện tháo, và khi tháo xong thì sau một thời gian, bạn có thể tìm gặp lại nha sĩ để tiến hành mắc lại từ đầu.
Nếu không có bất cứ tình huống nào cấp thiết, lời khuyên tốt nhất của chúng tôi là nên đeo niềng liên tục. Bởi quá trình mắc lại từ đầu sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng thời kết quả sau khi niềng xong có thể không đẹp đúng tiêu chuẩn mà bạn mong muốn.
Cảm giác sau khi tháo niềng răng sẽ như thế nào?
Quá trình tháo niềng răng là giây phút hạnh phúc nhất trong suốt một giai đoạn dài. Những cảm giác thông thường sau khi tháo niềng thường sẽ là những cảm giác như sau:
Bạn có thể cảm thấy không cộm như trước nữa và khá trống trải, do bạn đã quen với việc đeo niềng trong một khoảng thời gian quá dài. Vị trí của các răng đã được sắp xếp ở vị trí đúng tiêu chuẩn, mặt răng bằng phẳng, hợp với khớp cắn.
Có một số trường hợp hi hữu khi bệnh nhân sau khi tháo niềng cảm thấy bị đau. Thông thường điều này sẽ xảy ra với những người tháo niềng răng trước thời hạn, không theo kế hoạch điều trị ban đầu của nha sĩ. Cảm giác đau thường xuất hiện vài ngày. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau suốt trong một thời gian dài, bạn nên liên lạc với nha sĩ để được giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Sau khi tháo niềng răng sớm nên làm gì?
Mặc dù không theo đúng kế hoạch của quy trình niềng răng, bạn vẫn cần lưu ý tới một số vấn đề cụ thể như sau để tránh không gặp phải những tình trạng như răng chạy lại, bị xô lệch, cấu trúc xương mặt biến dạng,… Cụ thể, sau khi tháo niềng răng sớm, bạn cần tuân thủ đúng một số nguyên tắc như sau:
Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng
Như đã phân tích ở những phần trước, hàm duy trì là một thứ khí cụ được sử dụng sau quá trình niềng răng để hạn chế tình trạng răng bị dịch chuyển lại về vị trí ban đầu. Có nhiều người ngại và lười sử dụng phương pháp này nên rất nhiều trường hợp răng bị xô lệch như cũ, lãng phí toàn bộ thời gian và công sức niềng răng đã từng bỏ ra.
Chính vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này, việc điều tiên cần làm sau khi tháo niềng răng trước thời hạn chính là đeo hàm duy trì theo đúng chỉ thị của nha sĩ. Điều này sẽ giúp cấu trúc xương hàm có đủ thời gian hoàn thiện để giữ đúng vị trí của răng tại bất cứ vị trí nào trong hàm.
Tái khám răng định kỳ
Một nguyên tắc nữa cần phải lưu ý trong quá trình tháo niềng răng trước thời hạn chính là đến gặp bác sĩ thường xuyên ngay cả khi đã hoàn tất quá trinh. Bởi tình trạng răng của bạn có thể bị xô lệch, dịch chuyển bất cứ lúc nào nên bạn cần nghe theo hướng dẫn của nha sĩ để đặt lịch tái khám sau một vài tuần khi mắc cài đã được tháo dỡ
Chăm sóc răng miệng tốt
Ngoài ra việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng thật tốt sau khi đã tháo niềng chính là yếu tố quyết định giúp răng bạn có thể đảm bảo tính thẩm mỹ về lâu về dài. Trong suốt quá trình đeo niềng, bạn có thể đã phải kiêng khem những loại thức ăn yêu thích. Tuy nhiên, khoảng thời gian sau khi đã tháo niềng chính là thời gian “bung xõa” giúp bạn có cơ hội được ăn tất cả những món ăn mình phải hạn chế trong suốt một khoảng thời gian dài.
Tuy vậy, nha sĩ chắc chắn sẽ lưu ý dặn dò bạn một số điều sau khi tháo niềng.
Tình trạng răng miệng sau khi đã tháo niềng chắc chắn chưa hồi phục đủ 100% công lực, chính vì vậy trong khoảng thời gian đầu vẫn cần phải hạn chế các loại đồ ăn cứng, đồ ăn quá lạnh quá nóng như trong thời kỳ niềng răng.
Đồng thời sửa được các tật xấu như cắn móng tay, nghiến răng,.. tác động lực quá lớn tới tình trạng răng. Ngoài ra cũng cần duy trì thói quen tốt như đánh răng thường xuyên, sử dụng máy tăm nước, tăm, chỉ nha khoa để đảm bảo răng miệng sạch sẽ nhất.
Tháo niềng răng sớm trước thời hạn có được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã nêu trong bài viết. Hy vọng rằng nha khoa Parkway đã mang tới những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu thêm về quá trình niềng răng. Chúng tôi khuyên mọi người khi niềng răng không nên quá vội vàng, cứ để đủ thời gian rồi mới tháo để đạt hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]