Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sứt môi hở hàm ếch có di truyền không và cách phòng tránh

Sinh con là thiên chức lớn lao của người phụ nữ. Ai cũng mong con mình được sinh ra khỏe mạnh. Nhưng có những bé không may mắn mắc phải dị tật, trong đó có sứt môi hở hàm ếch. Đây là dị tật ảnh hưởng chính đến mặt thẩm mỹ và với tiến bộ y học ngày nay đã có thể điều trị gần như hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nguyên nhân, cách phòng tránh tối đa cũng như thời điểm có thể phát hiện dị tật này ở trẻ.

SỨT_MÔI_HỞ_HÀM_ẾCH

Nguyên nhân và cách phòng tránh sứt môi hở hàm ếch

Theo các bác sĩ, hiện tại vẫn chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân dẫn đến dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đa số các phỏng đoán đều cho rằng dị tật này có thể do di truyền hoặc do hậu quả của tác nhân bên ngoài ảnh hưởng lên người mẹ trong thời kì đầu mang thai, hoặc do cả 2 yếu tố này kết hợp lại.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những dị tật ở trẻ là do người mẹ bị thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, ngoài ra là các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm xạ trong thai kỳ hoặc di truyền.

Di truyền

Yếu tố di truyền có thể đến từ cả bố và mẹ. Xác suất trẻ mắc dị tật sẽ tăng lên khi gia đình 2 bên có tiền sử có người mắc dị tật này. Theo thống kê, nếu bố mẹ đều bình thường và đã có 1 bé bị SMHHE thì xác suất người con tiếp theo mắc phải sẽ là từ 3-5%. Nếu 1 trong 2 người (bố hoặc mẹ) mắc dị tật, nhưng chưa có người con nào mắc, thì xác suất có con mắc phải sẽ là 5%. Nếu bố (hoặc mẹ) và 1 người con đã mắc dị tật, thì tỉ lệ đứa con thứ 2 cũng mắc còn cao hơn nữa. Trong trường hợp này, việc tư vấn di truyền là vô cùng cần thiết.

SỨT_MÔI_HỞ_HÀM_ẾCH_DI_TRUYỀN

Tác nhân bên ngoài:

NGUYÊN_NHÂN_SỨT_MÔI_HỞ_HÀM_ẾCH_TỪ_MẸ

Trong lúc mang thai (đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ), mẹ nên làm đúng theo mọi lời khuyên của bác sĩ. Cố gắng giữ gìn sức khỏe, hạn chế việc bị ốm, ho, cảm cúm. Các tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật ở trẻ bao gồm:

  • Thai phụ uống thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh
  • Thai phụ không được bổ sung đầy đủ các chất (ví dụ như không đủ axit folic)
  • Thai phụ phải tiếp xúc với các chất hóa học gây hại (từ môi trường làm việc, môi trường sống,…)
  • Thai phụ hút thuốc, uống chất có cồn. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy nếu người mẹ uống nhiều hơn 4 ly rượu trong thời gian ngắn ở tuần đầu tiên của thai kì sẽ làm tăng cao nguy cơ sinh con mắc dị tật như sứt môi hở hàm ếch.

Siêu âm tuần thứ bao nhiêu có thể phát hiện dị tật?

Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, xương và mô mềm của hàm trên, mũi, và miệng của thai nhi sẽ được hình thành, tạo ra hình dáng của miệng và môi trên. Sứt môi hoặc hở hàm ếch xảy ra khi một phần của môi miệng, vòm miệng không khít lại được.
Tùy mức độ nặng nhẹ, sứt môi có thể chỉ là một vết rách nhỏ ở môi trên (thường trùng với đường rìa nhân trung), hoặc là vết rách lớn nối liền lên mũi. Dị tật sứt môi cũng có thể ảnh hưởng đến lợi, làm lợi bị ngắn hoặc hở.

SIÊU_ÂM_CÓ_THỂ_PHÁT_HIỆN_SỨT_MÔI_HỞ_HÀM_ẾCH

Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Một số trẻ bị nặng hở cả bộ phận trước và sau của vòm miệng, trong khi nhiều trẻ khác chỉ bị hở một phần. Trường hợp hở hàm nhẹ nhất là khi bé chỉ bị chẻ lưỡi gà.

Dị tật sứt môi hở hàm thường chia làm 3 loại:

  • Chỉ bị sứt môi: thường gặp hơn ở bé trai
  • Chỉ bị hở hàm: thường gặp hơn ở bé gái
  • Sứt môi kèm hở hàm: thường gặp hơn ở bé trai

Thông thường, sứt môi sẽ được chẩn đoán sớm từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ thông qua các máy siêu âm hiện đại. Nhưng để biết chính xác độ lớn của khe sứt thì phải đợi tới lúc em bé được sinh ra. Sứt môi có 2 dạng: sứt 1 bên và sứt cả 2 bên.

Riêng về dị tật hở vòm/hở hàm ếch thì khó quan sát hơn qua siêu âm, phải sau khi chào đời mới nhìn được bên trong miệng bé và kết luận chính xác được.

Tin tức sự kiện khác

Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì? – Nha khoa giải đáp

Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.

Xem chi tiết

Bị sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.

Xem chi tiết

TOP 8 Thuốc kháng sinh đau răng tốt an toàn và hiệu quả nhất

Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]

Xem chi tiết

Máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng có công dụng gì? Loại nào nên mua?

Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết