Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?
Nhiều người cho rằng điều trị sưng mộng răng chỉ cần uống thuốc hoặc điều trị tại nha khoa là đủ. Tuy nhiên muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, người bệnh bắt buộc phải tuân theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nha khoa Parkway sẽ mách cho bạn cách chữa sưng mộng răng hiệu quả nhất hiện nay, cùng theo dõi nhé.
Khi bị sưng mộng răng, lợi nhạy cảm và dễ bị chảy máu hơn
1. Sưng mộng răng là gì?
Sưng mộng răng là tình trạng viêm nướu răng do vi khuẩn gây nên. Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này là lợi dễ chảy máu và sưng to đến mức phình và nhô ra ngoài khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Thực chất, phần nướu lợi bị sưng phồng chính là nơi cư trú của hàng nghìn con vi khuẩn. Nếu ổ viêm này không kịp thời xử lý thì men răng sẽ nhanh chóng bị chúng ăn mòn và kéo theo một loạt hậu quả tai hại khác.
2. Nguyên nhân khiến bạn bị sưng mộng răng
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh là việc cần làm đầu tiên trong quá trình điều trị. Các bệnh lý nha khoa thường xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các chuyên gia nha khoa đã nghiên cứu và liệt kê một số lý do chính dẫn đến sưng mộng răng là:
Vệ sinh răng miệng kém: Sau khi ăn uống, thức ăn thừa nếu không được loại bỏ triệt để lâu ngày sẽ bị canxi hoá trở thành mảng bám cứng đầu bao quanh chân răng. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Bệnh lý nha khoa: Trường hợp răng sâu, viêm lợi, mọc răng số 8… có nguy cơ bị sưng mộng răng cao gấp nhiều lần so với người khác. Bởi khi mắc những bệnh lý này, nướu lợi thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
Thiếu chất: Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Theo nghiên cứu, sưng mộng răng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu canxi và vitamin C trầm trọng.
3. Sưng mộng răng kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Sưng mộng răng không chỉ gây đau nhức dai dẳng mà còn khiến người bệnh nhai nuốt khó khăn hơn. Việc kiêng một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng là một trong những phương pháp điều trị đắc lực ngăn ngừa bệnh nặng lên. Vậy người bị sưng mộng răng kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Đồ ngọt: Đây là thủ phạm chính gây ra sâu răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác. Nếu không muốn vi khuẩn lây lan nhanh hơn thì người bị sưng mộng răng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, chất tạo ngọt như bánh, kẹo, hoa quả sấy khô,…
Đồ quá dai: Thịt bò, thịt gà, đồ nếp hoặc một số đồ ăn quá cay nóng sẽ tình trạng sưng viêm lợi trở nên trầm trọng hơn.
Chất kích thích: Đối với trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng, bao gồm sưng mộng răng nên từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn,… Theo nghiên cứu, chúng chứa nhiều hoạt chất có khả năng phá huỷ và bào mòn men răng cao gấp nhiều lần so với thực phẩm thông thường.
4. Cách chữa sưng mộng răng như thế nào?
Sưng mộng răng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn tìm ra đúng nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 2 hướng chữa sưng mộng răng hiệu quả được nhiều người áp dụng.
4.1 Chữa sưng mộng răng tại nhà
Nước muối: Nước muối được mệnh danh là khắc tinh đối các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Súc miệng bằng nước muối pha loãng không chỉ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh mà còn cải thiện đáng kể tình trạng sưng viêm lợi.
Lá lốt: Trong lá lốt chứa hàm lượng lớn hoạt chất benzyl axetat với tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm khá tốt. Để điều trị sưng mộng răng, bạn lấy bông tăm thấm nước lá lốt để chấm lên vùng nướu lợi đang bị sưng viêm. Duy trì theo theo cách này 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Gừng: Theo Đông y, gừng được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp chống phù nề, diệt khuẩn, tiêu viêm cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch nạo hết vỏ rồi giã ra lấy nước để chấm lên vùng lợi đang bị viêm là được.
4.2 Chữa sưng mộng răng tại nha khoa
Sau khi kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng miệng và mức độ viêm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường chia thành 2 trường hợp sau:
Đối với trường hợp nhẹ: Người bệnh sẽ tiến hành lấy cao răng kết hợp uống thuốc theo đơn do bác sĩ chỉ định để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Một số loại thuốc phổ biến trong điều trị sưng mộng răng là: thuốc kháng sinh (macrolid, beta-lactam,..), thuốc kháng viêm non-steroid (acid mefenamic, ibuprofen, meloxicam, diclophenac,…, thuốc giảm đau (Aspirin, Paracetamol…).
Đối với trường hợp nặng: Trong trường hợp mộng răng sưng to đến mức có mủ thì lấy cao răng và điều trị bằng thuốc là không đủ. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật nha chu để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm giúp hồi phục hình dáng vốn cho cho nướu lợi. Ngoài ra, người bệnh có thể cần sử dụng thêm một số loại thuốc tại nhà nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và nguy cơ tái viêm.
Mục đích của lấy cao răng là loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, tránh nguy cơ lây lan
5. Nên làm gì để phòng ngừa sưng mộng răng?
Sưng mộng răng không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ mà còn gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt, ăn uống. Vậy để phòng ngừa sưng mộng hiệu quả, mỗi người nên lưu ý một số điều sau:
Duy trì thói quen đánh răng đều đặn 2 ngày/lần. Tuy nhiên cần lưu ý cách chải răng đúng cách sao cho không làm tổn hại đến nướu mà vẫn đảm bảo hiệu quả vệ sinh răng miệng.
Kết hợp súc miệng và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch từng kẽ răng, không cho vi khuẩn có điều kiện trú ngụ. Không sử dụng tăm để xỉa răng sau khi ăn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, canxi và khoáng chất thiết yếu. Tránh xa các loại đồ ăn, thức uống có nguy cơ làm tổn hại đến men răng, kích thích vi khuẩn phát triển.
Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa sưng mộng răng và bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác.
Mong rằng bài viết về sưng mộng răng kiêng ăn gì trên đây sẽ giúp người xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp trong quá trình điều trị bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc cần chuyên gia nha khoa giải đáp, vui lòng liên hệ với Parkway theo số hotline để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu