Răng sữa còn gọi là răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn bé sơ sinh từ 6 tháng tuổi và dần dần được mọc hoàn thiện khi bé được 2 – 3 tuổi. Đến thời kỳ thay răng, răng sữa sẽ lung lay và tự rụng hoặc được nhổ bỏ. Nhiều cha mẹ phân vân không biết sau khi răng sữa nhổ xong làm gì. Nha khoa Parkway xin chia sẻ bài viết dưới đây để cha mẹ có thêm thông tin hữu ích về vấn đề này.
Tại sao phải nhổ răng sữa cho bé?
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của bé và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi bé được 6 – 12 tuổi. Dưới mỗi chân răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu mất chân răng sữa, khiến răng sữa lung lay.
Thân răng sữa phía trên sẽ tự rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thời điểm nhổ răng sữa cho bé rất quan trọng, không nên nhổ răng quá sớm hoặc quá muộn. Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ khi răng sữa lung lay để được thăm khám và được chỉ định nhổ răng hay chờ đợi thêm để đảm bảo an toàn cũng như không làm bé bị đau đớn.
Cha mẹ cũng lưu ý trong một số trường hợp cần nhổ răng sữa cho bé sớm hơn các mốc thời điểm thông thường như sau:
Có tổn thương phá hủy gần như hoàn toàn răng và có ảnh hưởng đến vùng chân răng.
Răng bị chấn thương nặng với các cạnh sắc nhọn cản trở gây đau khi nhai và phản xạ liếm liên tục gây kích ứng lưỡi và miệng.
Răng sữa ngăn chặn vị trí mọc lên của răng vĩnh viễn.
Răng vĩnh viễn mọc không đúng vào vị trí của răng sữa tương ứng, vì vậy cần nhổ sớm răng sữa lấy khoảng trống để điều chỉnh răng vĩnh viễn di chuyển về đúng vị trí (hay còn gọi là răng mọc lẫy, thường gặp ở răng cửa vĩnh viễn hàm dưới).
Thời điểm nên nhổ răng sữa cho bé?
Cha mẹ cần chú ý nên nhổ răng sữa cho bé khi bé bị sâu răng quá nặng hoặc khi răng sữa rụng muộn.
Răng sữa của bé bị sâu răng
Bé em là đối tượng rất dễ bị sâu răng sữa do sở thích ăn đồ ngọt, đồng thời chưa có ý thức vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách nên việc bé bị sâu răng sữa khá phổ biến.
Khi thấy bé có dấu hiệu bị sâu răng sữa, cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu tình trạng sâu răng sữa nghiêm trọng, răng bị viêm tủy và chết tủy không thể phục hồi hoàn toàn, các cách chữa răng sữa bị sâu có thể không mang lại hiệu quả. Bác sĩ có thể đề nghị nhổ răng và xây dựng một mão hoặc cầu răng mới để thay thế răng đã bị nhổ.
Răng sữa rụng muộn
Dưới mỗi răng sữa sẽ có mầm răng vĩnh viễn chờ thời điểm thay răng sẽ mọc lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng thay răng theo quy luật bình thường, một số bé khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn nhưng răng sữa chưa chịu lung lay.
Việc này có thể dẫn đến răng vĩnh viễn không có khoảng trống để mọc mà sẽ mọc xiên, mọc lệch sang vị trí khác gây mất thẩm mỹ hàm răng học răng vĩnh viễn sẽ không mọc được nữa. Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho bé chụp X-quang hàm răng để xác định bé có mầm răng vĩnh viễn hay không. Những trường hợp này cần được bác sĩ tư vấn, tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bé sau này.
Bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng sữa bị chết tủy
Răng sữa chưa lung lay có nên nhổ bỏ đi hay vẫn để nguyên?
Khi đến thời điểm thay răng nhưng răng sữa chưa lung lay, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương án xử lý phù hợp với tình trạng răng, độ tuổi từng bé.
Nếu cha mẹ quan sát mầm răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu nhú lên nhưng răng sữa chưa lung lay nhiều thì cha mẹ không nên tự quyết định nhổ răng sữa cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Tùy từng bé, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ để răng vĩnh viễn có khoảng trống phát triển, tránh tình trạng răng mới mọc lệch, răng mọc lẫy ở trẻ em làm đâm vào nướu hoặc lợi xung quanh, làm viêm nhiễm chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại tới sức khỏe răng miệng của bé.
Có đau không khi nhổ răng sữa cho bé?
Nhiều cha mẹ thắc mắc lo lắng khi bé còn nhỏ, nhổ răng sữa có đau không. Việc nhổ răng sữa không gây đau đớn cho bé. Vì răng sữa khá nhỏ, khi bị lung lay thì hầu như chân răng đã bong rời khỏi hàm, đi kèm với việc bác sĩ gây tê cho bé khi nhổ răng sữa nên không gây cảm giác đau nhức cho bé.
Với những chân răng sữa bị bệnh phải nhổ trước thời điểm thay răng, chân răng còn nguyên thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức sau khi nhổ và hết tác dụng của thuốc tê.
Nhổ răng sữa cho bé thế là mới đúng?
Đến thời điểm thay răng, răng sữa sẽ lung lay và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên việc lựa chọn thời điểm nhổ răng sữa lung lay cũng rất quan trọng, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa quá sớm, hoặc để quá muộn. Nếu bé bị nhổ quá sớm, bé sẽ khó khăn trong quá trình ăn nhau, làm xương hàm mềm và nướu không thể phát triển.
Khi răng sữa bị nhổ quá sớm, răng vĩnh viễn bên dưới chưa kịp mọc lên sẽ gây khó khăn khi tới giai đoạn răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, dẫn đến bé sẽ mọc vĩnh viễn chậm hơn so với các bé cùng trang lứa. Còn việc nhổ răng sữa quá muộn lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn, lúc này răng có thể mọc lệch do không có vị trí để phát triển, ảnh hưởng đến cả hàm răng sau này của bé.
Ngoài ra, việc tự nhổ răng sữa tại nhà dù bằng công cụ nào cũng dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Các vật dụng nhổ răng tại nhà cho bé chưa được tiệt trùng, diệt khuẩn cũng như việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay tay của cha mẹ dễ xâm nhập vào vết thương hở này, dẫn tới bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván.
Trong một số trường hợp, các mảnh chân răng vỡ sót lại mà cha mẹ không thể quan sát được bằng mắt thường. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây viêm sưng, ảnh hưởng tới các mô tế bào.
Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ khi răng sữa lung lay hoặc phát hiện những bất thường để được thăm khám và được chỉ định nhổ răng hay chờ đợi thêm để đảm bảo an toàn cũng như không làm bé bị đau đớn.
Nhổ răng sữa đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé
Cách chăm sóc bé sau khi nhổ răng sữa
Cha mẹ cần lưu ý sau khi nhổ răng sữa cho bé và áp dụng một số cách thức sau để giảm đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bé:
Yêu cầu bé cắn chặt bông gòn tại vị trí nhổ răng để cầm máu khoảng 15-30 phút cho đến khi chân răng không còn chảy máu, chườm lạnh bên ngoài bằng túi đá nếu bé bị sưng vùng nhổ răng. Nếu vết thương vẫn còn chảy máu sau khi gỡ bông gòn ra, hãy lấy một viên gòn khác đã làm ẩm bằng nước ấm rồi đặt lên lại vị trí nhổ răng, tiếp tục cho bé ngậm răng và cắn nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút. Nếu chảy máu vẫn tiếp tục sau 30 phút, bé cần được đưa đến bác sĩ để xử lý.
Cho bé uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nếu cần.
Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng để làm sạch răng miệng.
Hạn chế ăn uống các loại đồ nóng hoặc lạnh ngay sau khi nhổ răng. Cha mẹ cho bé ăn cháo loãng, sữa hoặc thức ăn mềm.
Sau khi răng sữa nhổ xong làm gì?
Trường hợp, bé nhổ răng sữa đã lung lay nhiều thì việc nhổ răng sữa khá nhẹ nhàng, bé hầu như không cảm thấy đau đớn, khó chịu sau khi nhổ răng nên bé có thể hoạt động bình thường.
Trường hợp bé phải nhổ răng sữa chưa lung lay do răng vĩnh viễn tương ứng đã mọc hoặc những răng sữa sâu vỡ do điều trị tủy răng ở trẻ em… thì bé có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu sau khi hết thuốc tê. Cha mẹ hãy giữ răng miệng bé luôn sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm, chuẩn bị sẵn những miếng gạc vô trùng, thuốc giảm đau, túi chườm đá, nước muối ấm, thức ăn mềm cho trẻ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ nhé.
Còn chiếc răng sữa nhổ xong thì làm gì? Một số quốc gia châu Á có truyền thống vứt bỏ răng sữa của con ở nơi thật xa để khuyến khích sự phát triển khỏe mạnh của răng vĩnh viễn: với răng sữa hàm dưới, sẽ ném lên nóc nhà để khuyến khích răng mới mọc nhanh lên trên, với răng sữa hàm trên, sẽ ném chúng xuống đất hay tốt nhất là chôn sâu dưới đất, dưới một tán cây lớn để làm cho những chiếc răng mới mọc hướng xuống nhanh hơn.
Ngoài ra, với một số cha mẹ khác, việc trẻ rụng răng sữa như một kỉ niệm đầu đời đánh dấu sự phát triển của trẻ nên cha mẹ có thể giữ lại răng đã nhổ như kỷ vật.
Với nền khoa học hiện ngày nay, tại nhiều quốc gia tiên tiến có dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ như một cách phòng ngừa rủi ro và tăng cơ hội điều trị khi trẻ hoặc người thân trong gia đình không may mắc một số bệnh hiểm nghèo trong tương lai.
Lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa để bảo vệ trẻ trong tương lai
Chăm sóc bé sau khi nhổ răng sữa xong như thế nào?
Theo lời khuyên của nha sĩ, sau khi nhổ răng sữa xong, vết thương đã dần hồi phục, cha mẹ tiếp tục duy trì chăm sóc răng miệng cho con đúng cách để bảo vệ hàm răng của bé với một số biện pháp sau:
Cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đánh răng đúng cách; đánh ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn.
Sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho bé em, phù hợp với lứa tuổi. Súc miệng sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt. Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, có thể gây sâu răng.
Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, đồ uống có ga, đặc biệt là ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bổ sung thực đơn của bé những những loại thực phẩm giàu vitamin, protein, canxi đặc biệt là vitamin D, sữa giúp răng bé chắc khỏe hơn.
Có thói quen đưa bé đi khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời các bệnh về răng miệng để điều trị kịp thời.
Cha mẹ cần hướng dẫn bé vệ sinh răng đúng cách
Cách để bảo quản răng sữa sau khi nhổ xong
Để lưu trữ bảo quản răng sữa sau khi nhổ xong, cha mẹ cần làm sạch răng sữa kỹ lưỡng để tránh nấm mốc. Các bước vệ sinh răng sữa để giữ lại như sau:
Làm sạch răng: Dùng nhiều nước và xà phòng để rửa răng cho bé. Loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và rửa sạch răng.
Khử trùng: Có thể dùng cồn tẩy rửa để khử trùng bề mặt răng đúng cách.
Làm khô: Cha mẹ có thể làm khô răng bằng cách sử dụng khăn hoặc bất kỳ loại vải thấm nước nào khác để lau sạch để tránh bất kỳ nấm mốc hoặc vi khuẩn nào làm tổn hại cho răng
Những cách thức bảo quản răng sữa tại nhà
Một số gợi ý răng sữa nhổ xong làm gì cho cha mẹ nếu lựa chọn bảo quản răng sữa tại nhà như sau:
Cất trong hộp kỷ niệm
Cha mẹ có thể cất răng sữa của bé trong hộp lưu niệm hoặc tái sử dụng loại hộp nào đó có sẵn như hộp đựng nhẫn… nếu chỉ muốn giữ một chiếc răng. Hoặc cha mẹ cũng có thể tìm thấy ở các cửa hàng đồ lưu niệm, trang thương mại điện tử… có bán các hộp lưu niệm được thiết kế đặc biệt để giữ răng với sơ đồ răng, tương ứng cho mỗi chiếc răng sữa của con bị rụng đi.
Đính lên cuốn nhật ký của mình
Một số cha mẹ có một quyển nhật ký ghi dấu những mốc quan trọng trong sự phát triển đầu đời của con, có thể từ khi mẹ mang thai. Đây cũng có thể là một vật dụng lý tưởng để lưu trữ răng sữa khi bé vào độ tuổi thay răng. Để có thể giữ lại những chiếc răng sữa, cha mẹ nên đính kèm theo trong một phong bì vào một trong các trang trong cuốn sổ và dùng nó để giữ răng của bé.
Có thể làm đồ trang sức
Cha mẹ có thể nhờ một số người làm đồ trang sức thủ công chế tác chiếc răng sữa thành món đồ trang sức độc lạ, giúp chiếc răng trở thành món quà dễ thương cho con khi lớn lên. Ví dụ, có thể chế tác thành mặt dây chuyền, vòng cổ, góp phần giúp chiếc răng bảo quản tốt hơn khi được bọc bằng một số vật liệu trang sức chuyên dụng.
Cất răng sữa của bé để làm kỷ niệm
Răng sữa nhổ xong làm gì? Lưu trữ tế bào gốc một tránh những tình huống đặt biệt
Với nhiều cha mẹ, việc trẻ thay răng sữa là một chuyện hết sức bình thường mà trẻ nào cũng sẽ phải trải qua và không để tâm răng sữa nhổ xong làm gì. Tuy nhiên, cũng ít cha mẹ có thể biết rằng bên trong những chiếc răng sữa tưởng như có thể bỏ đi ấy lại có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt vời, có thể cứu mạng trẻ nếu không may trẻ gặp phải các căn bệnh hiểm nan y trong tương lai.
Vào năm 2003, Tiến sĩ Songtao Shi thuộc Viện Nghiên cứu Răng Sọ đã có phát hiện mới về tác dụng của răng sữa. Nghiên cứu của ông đã chứng minh được rằng trong một chiếc răng sữa của trẻ có chứa từ 10 đến 20 tế bào gốc có giá trị. Các tế bào gốc trong răng sữa của trẻ có thể được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ… do các tế bào ở các bộ phận này bị hư hại.
Việc thu hoạch tế bào gốc từ người lớn rất khó khăn do can thiệp vào tủy xương, trong khi có thể thu hoạch và lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ trong quá trình thay răng của bé. Nếu có điều kiện để lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa cho bé, cha mẹ cần tìm hiểu trước thông tin và liên hệ với tổ chức có cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa.
Cha mẹ sẽ được tư vấn, hướng dẫn cách bảo quản răng sữa cho con đúng cách hoặc được chỉ định đến các cơ sở y tế để nhổ răng sữa cho con đúng thời điểm, an toàn và bảo quản răng sữa đủ tiêu chuẩn lấy được tế bào gốc trong răng.
Có thể nói, sau khi nhổ răng sữa xong làm gì là thắc mắc băn khoăn của nhiều cha mẹ khi trẻ đến tuổi thay răng. Qua bài viết này của Parkway, hi vọng cha mẹ đã có thêm một số gợi ý hữu ích. Dù cha mẹ lựa chọn theo truyền thống dân gian, giữ lại làm đồ kỉ niệm hay lưu trữ tế bào gốc cho con… thì chiếc răng sữa sau khi nhổ sẽ đánh dấu một bước phát triển trong cuộc đời trẻ và là kỉ niệm đáng nhớ của cha mẹ sau này.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]