8 Nguyên nhân răng sữa bị đen và Cách khắc phục hiệu quả
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ, được mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Chúng thường có màu trắng nhạt, tuy nhiên do răng sữa khá yếu nên dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng răng sữa bị đen, làm cha mẹ lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cũng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục răng sữa bị đen trong bài viết dưới đây của Parkwaynhé.
Răng sữa có vai trò như thế nào?
Răng sữa mọc lên khi trẻ được 6 tháng tuổi và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Tuy nhiên, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hàm răng trưởng thành của trẻ, tác dụng của răng sữa như sau:
Răng sữa giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn: Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi (trẻ bắt đầu ăn dặm) và dần hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi. Có thể hiểu, quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ gắn liền với quá trình phát triển khả năng ăn uống. Răng sữa với chức năng nhai, nghiền sẽ giúp trẻ chuyển thức ăn từ dạng mịn sang dạng thô trước khi chúng được đưa xuống dạ dày.
Sự phát triển của răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm: Khi trẻ nhai, toàn bộ cung hàm được vận động, xương hàm cũng nhờ đó mà được kích thích để phát triển.
Răng sữa định hướng sự phát triển cho răng vĩnh viễn sau này. Bên dưới mỗi chiếc răng sữa luôn có 1 chiếc răng vĩnh viễn khi đến thời điểm phù hợp sẽ thay thế răng sữa.
Răng sữa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ được hình thành từ cột không khí trong thanh quản kết hợp cử động dây thanh, lưỡi răng và môi. Trong quá trình hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ không may bị rụng răng cửa hoặc sâu răng,… âm thanh sẽ không được phát âm tròn tiếng, trẻ có thể bị nói ngọng.
Răng sữa của trẻ
Nguyên nhân khiến cho răng sữa bị đen
Răng sữa rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể trẻ có thể làm răng sữa bị đen. Cha mẹ hãy lưu ý những nguyên nhân khiến răng sữa bị đen sau:
Răng sữa của trẻ bị đen do sâu răng
Sâu răng ở trẻ em là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng răng sữa bị đen. Khi trẻ mới bị sâu răng, trên thân răng xuất hiện những chấm tròn nhỏ màu trắng sữa, sau đó chúng chuyển dần sang màu đen. Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt và vì còn nhỏ nên chưa có ý thức về việc chăm sóc răng miệng thường xuyên. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc răng đúng cách và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu đau nhức, chán ăn, hôi miệng và răng sữa bị đen bất thường.
Sâu răng có thể làm răng bị đen
Do men răng yếu dẫn đến răng sữa bị đốm đen
Răng sữa của trẻ em có lớp men răng rất mỏng, vì vậy nếu lớp men răng này bị kém chất lượng hoặc men răng không thể phát triển đầy đủ sẽ khiến bề mặt răng có sự đổi màu trắng sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí là màu đen. Do vậy, nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ khiến răng bị mất đi màu tự nhiên, răng sữa sẽ bị đen.
Do thói quen ăn uống dẫn đến chân răng sữa bị đen
Hầu như mọi trẻ em đều thích đồ ngọt, đồ uống có gas… các loại thức ăn, đồ uống này dễ làm tích tụ các mảng bám trên răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển phá hủy men răng.
Các loại nước có gas, nước hoa quả chứa nhiều axit và các hợp chất dễ gây mòn răng. Các loại kem, nước sốt cà chua, cà ri, nước tương, các nước ép hoa quả tối màu có chứa chất màu cũng làm răng trẻ dễ bị xỉn màu. Các loại đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm răng bị yếu và thoái hóa nhanh hơn dẫn đến răng sữa bị đen. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế hoặc cho trẻ ăn, uống một lượng vừa phải và súc miệng bằng nước đun sôi để giảm nguy cơ răng sữa bị đen.
Do không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho bé
Răng của trẻ sẽ chắc khỏe nếu được cung cấp một số vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, vitamin, Fluor. Các thành phần vitamin giúp ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn phát triển trong răng, còn canxi và Fluor có nhiệm vụ tạo lớp bảo vệ bên ngoài men răng, giúp răng khỏe mạnh hơn. Nếu thiếu một trong các chất dinh dưỡng cần thiết thì răng trẻ sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, dễ bị mắc các bệnh lý về răng miệng làm răng sữa bị đen.
Do vệ sinh răng miệng không kỹ ảnh hưởng đến răng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ là việc cha mẹ cần quan tâm ngay từ giai đoạn đầu mọc răng sữa để khoang miệng được sạch sẽ, tránh vi khuẩn, mảng bám phát triển. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ làm thức ăn dắt vào các kẽ răng gây sâu răng, cao răng, viêm nướu, viêm chân răng … Các bệnh lý về răng miệng sẽ làm trẻ có nguy cơ răng sữa bị đen và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này.
Do ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc kháng sinh sai cách
Trẻ có nguy cơ răng sữa bị đen khi người mẹ trong thời gian mang bầu sử dụng quá nhiều kháng sinh sai cách hoặc sau khi chào đời đến khi trẻ 10 tuổi, trẻ phải sử dụng quá nhiều kháng sinh điều trị sẽ dẫn đến răng bị xỉn màu và rất khó tẩy trắng. Nếu thời gian mang bầu người mẹ sử dụng nhiều kháng sinh (đặc biệt là tetracyclin) thì khả năng cao răng sẽ bị nhiễm màu. Màu kháng sinh thường đen xỉn và không có cách nào có thể tẩy trắng được.
Người mẹ mang thai dùng kháng sinh sai cách có thể khiến răng sữa của trẻ bị đen
Do thực phẩm không vệ sinh làm cho răng sữa bị đen
Trẻ uống nước chứa nồng độ fluoride cao hoặc do ăn phải quá nhiều florua trong những năm trẻ mọc răng như các chế phẩm fluoride, nước súc miệng, kem đánh răng có thể dẫn đến rối loạn khoáng chất làm tăng men dưới bề mặt và gây ra một số đốm nâu hay màu nâu đen ở răng khiến răng sữa bị đen, bị xỉn màu.
Do di truyền nên răng sữa của bị đen
Trẻ có nguy cơ di truyền đặc điểm răng bị đen nếu men răng của bố hoặc mẹ không tốt. Men răng yếu thường có biểu hiện là màu răng bị xỉn, không đều màu và thậm chí là chuyển sang màu đen. Vì vậy, trẻ có thể gặp vấn đề răng sữa bị đen nếu cha mẹ răng bị xỉn màu.
Răng sữa bị đốm đen có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn hay không?
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sữa bị đen sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển răng vĩnh viễn sau này nếu không được điều trị đúng cách.
Với các trường hợp răng bị sâu hay cao răng nhiều quá mức có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn. Việc mất răng sữa sớm sẽ làm răng vĩnh viễn không được định hướng và mọc lên không đúng chỗ, làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sự phát triển của xương hàm. Răng sữa mất sớm hơn thời điểm trẻ thay răng sẽ khiến răng bên cạnh nghiêng vào khoảng trống răng đã mất, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ thiếu khoảng trống dẫn đến mọc xiên, lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả hàm răng.
Riêng tình trạng răng đen do nhiễm màu kháng sinh sẽ rất khó điều trị và không dễ tẩy trắng những chiếc răng này. Cách khắc phục tình trạng răng đen này là bọc răng sứ hoặc dán mặt sứ mới để cải thiện màu sắc của răng.
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng răng sữa bị đen
Răng sữa bị đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ các bệnh lý khác. Nếu để tình trạng răng sữa bị đen tiếp diễn lâu dài và không được chữa trị sẽ dẫn đến men răng của trẻ vị ăn mòn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây ra viêm tủy, làm chết tủy răng.
Ngoài ra, khi răng bị tổn thương sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu và khó khăn trong việc ăn uống dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy,cha mẹ cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng răng sữa bị đen cho trẻ như sau:
Tạo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
Cha mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, giúp trẻ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng của bé. Các chất cần thiết tốt cho sự phát triển của răng là chất xơ, canxi, Fluor, các loại vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cha mẹ cũng chú ý cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm ngọt, có nhiều đường, tinh bột và các loại đồ ăn nhanh để ngăn ngừa tình trạng sâu răng làm răng sữa bị đen.
Tập cầm bàn chải cho bé từ sớm
Khi trẻ còn nhỏ chưa cầm được bàn chải, cha mẹ sẽ hỗ trợ vệ sinh răng miệng cho trẻ. Khi trẻ trên 3 tuổi, có thể cầm nắm được bàn chải, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ làm quen với việc sử dụng bàn chải đánh răng để xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ, cũng như giúp trẻ biết cách đánh răng đúng cách. việc đánh răng.
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy chú ý đến việc lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với răng sữa của trẻ. Cha mẹ ưu tiên lựa chọn bàn chải mềm, đầu bàn chải nhỏ, tay cầm vừa phải theo lứa tuổi của trẻ. Thay bàn chải đánh răng của trẻ 3 – 4 tháng/ lần. Với kem đánh răng, cần chọn những loại có lượng fluor thấp để tránh làm mòn men răng và dành riêng cho trẻ em.
Tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng tốt
Đối với trẻ còn nhỏ, cha mẹ chủ động sử dụng băng gạc sạch có thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Sau đó dùng ngón trỏ rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng, răng nướu hai hàm cho bé trẻ sau mỗi lần uống sữa hoặc ăn dặm.
Khi trẻ trên 3 tuổi và đã mọc răng sữa tương đối đầy đủ, các mẹ nên hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn để ngăn răng sữa bị đen. Đồng thời nhắc trẻ không nên cho tay hay các đồ vật vào trong miệng và phải súc miệng sau mỗi lần ăn uống.
Trường hợp trẻ còn nhỏ và hay bú đêm thì cha mẹ nên chuẩn bị một ly nước sẵn bên cạnh để tráng miệng cho trẻ sau mỗi lần bú để giúp răng sữa không bị đen và ngăn tình trạng răng sữa bị sâu.
Cha mẹ tạo thói quen cho trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách
Hãy bỏ thói quen bú đêm của bé
Khi trẻ sau 6 tháng đã được ăn dặm nên cha mẹ không nên lo lắng trẻ sẽ bị hạ đường huyết ban đêm và có thể giảm số lần bú vào ban đêm và không bú quá 30 phút/lần. Không nên cho trẻ vừa bú, vừa ngủ như một thói quen và cần cho trẻ uống nước tráng miệng trước khi đi ngủ.
Nếu trẻ đòi bú bình mới chịu ngủ được thì nên cho trẻ bú bình nước lọ, nên cho trẻ thôi bú bình khi được hơn 1 tuổi. Cố gắng giữ miệng bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ cần vệ sinh răng miệng ngay, dùng gạc hay gạc chùi sạch răng cho bé.
Đưa trẻ đi khám định kỳ để có thể theo dõi rõ được tình trạng răng
Để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của trẻ thì việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, theo dõi tình trạng răng của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có), đặc biệt là tình trạng sâu răng ở trẻ, nhất là trẻ em ở giai đoạn từ 5 – 6 tuổi. Việc phát hiện tình trạng răng bị sâu, răng sữa bị đen và chữa trị kịp thời sẽ giúp răng trẻ được chắc khỏe và đều đẹp.
Cách vệ sinh răng miệng cho bé hiệu quả
Việc vệ sinh vùng miệng cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên, ngay cả trước khi những cái răng đầu tiên ló dạng. Tập thói quen vệ sinh răng miệng sớm sẽ giúp cho trẻ có hàm răng khỏe mạnh và giảm được các bệnh về răng miệng.Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có đặc điểm khác nhau và cũng có cách chăm sóc răng miệng riêng theo từng độ tuổi. Do đó cha mẹ cần chú ý để hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật tốt theo từng giai đoạn phát triển của trẻ như phần trên đã trình bày.
Ngoài ra, cha mẹ hãy đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần, phát hiện kịp thời và phòng tránh các bệnh lý răng miệng, giảm tình trạng răng sữa bị đen cho trẻ.
Với bài viết này, nha khoa Parkway đã chia sẻ những nguyên nhân răng sữa bị đen cũng như cách khắc phục nhằm giúp cha mẹ có thể chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt nhất. Nếu cần sự tư vấn và thăm khám trực tiếp từ các bác sĩ có chuyên môn với phòng khám sạch sẽ, cùng trang thiết bị hiện đại, cha mẹ hãy đưa trẻ đến các phòng khám của nha khoa Parkway để trẻ được chăm sóc tốt nhất nhé.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]