Răng sữa là răng gì? Thời gian mọc răng sữa & răng vĩnh viễn
Răng sữa và răng vĩnh viễn là hai loại răng hoàn toàn khác nhau nhưng lại rất quan trọng trong sự phát triển hàm răng của trẻ khi trưởng thành. Vậy răng sữa là răng gì, vai trò của răng sữa là gì và thời gian mọc răng sữa và răng vĩnh viễn như thế nào? Cha mẹ hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Răng sữa là răng gì?
Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của bé sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Vai trò của răng sữa của bé có tác dụng như thế nào?
Theo quy luật phát triển của trẻ, răng sữa mọc lên và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, vai trò của răng sữa rất quan trọng, ảnh hưởng đến hàm răng trưởng thành của trẻ, tác dụng của răng sữa như sau:
Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn
Răng sữa giúp răng vĩnh viễn mọc ngay hàng thẳng lối bằng cách giữ chỗ và “hướng dẫn” răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Nếu bé bị mất răng sữa quá sớm, răng vĩnh viễn sẽ gặp khó khăn khi mọc lên do lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Ngoài ra, khoảng trống do mất răng sữa trên cung hàm cũng làm cho răng vĩnh viễn mọc có khuynh hướng di chuyển vào khoảng trống. Điều này dẫn đến tình trạng răng mọc sai vị trí (khấp khểnh, chen chúc), và răng mọc chậm bất thường. Cha mẹ cần giữ răng sữa của bé chắc khỏe cho đến khi răng vĩnh viễn xuất hiện sẽ tự đẩy răng sữa lung lay và rụng sinh lý.
Răng sữa giữ chổ cho răng vĩnh viễn
Răng sữa giúp trẻ ăn nhai dễ dàng
Trẻ bị thiếu răng sữa (mất răng sữa sớm) dẫn đến nhai lâu, lười ăn và còn ảnh hưởng dạ dày của các con. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.
Khi bắt đầu bước vào hành trình ăn dặm, bé sẽ dần làm quen với việc cắn và nhai thức ăn. Răng sữa cũng được chia thành 3 loại, mỗi loại có một chức năng ăn nhai khác nhau:
Răng cửa: là những chiếc răng mà bé sẽ dùng để cắn thức ăn và cắt chúng thành những miếng nhỏ nhai
Răng nanh: là những chiếc răng sắc nhọn dùng để nghiền nát và xé nát thức ăn
Răng hàm: là những chiếc răng lớn được sử dụng để nhai, nghiền và nghiền thức ăn
Răng sữa giúp trẻ phát âm đúng
Răng giúp kiểm soát lượng không khí ra vào bên trong miệng, khiến quá trình phát âm được hoàn thiện. Thiếu răng sẽ cản trở phát âm của bé, gây khó khăn cho việc học ngoại ngữ. Ngoài ra, bé có hàm răng xấu sẽ có tâm lý tự ti, không dám mở miệng to, nói năng không tự tin.
Răng sữa ảnh hưởng đến nụ cười, sự tự tin và kỹ năng xã hội của trẻ
Răng sữa là nhân tố kích thích sự phát triển của xương hàm và xương mặt, nhờ vào cử động nhai của cung răng. Trẻ em tuy còn nhỏ nhưng cũng rất ý thức về việc răng sún, răng xấu nên bố mẹ cần quan tâm chăm sóc cho bé. Một hàm răng sữa chắc khỏe, trắng đẹp sẽ giúp các con tự tin khi chơi đùa cùng các bạn. Đây là tiền đề tâm lý rất quan trọng trong những năm đầu đời, giúp bé vững vàng hơn trong tương lai.
Răng sữa tác động đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ
Sâu răng gây đau đớn và khó chịu cho trẻ. Nếu không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng quanh răng và nướu. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ khi ăn uống, chơi đùa, trò chuyện, và thậm chí cả khi ngủ.
Trẻ có hàm răng khỏe mạnh có tâm lý vui vẻ, thoải mái hơn. Không bị “con sâu răng” cắn đau, trẻ sẽ học tập và chơi đùa tốt hơn. Điều này sẽ giúp các bé có sự phát triển toàn diện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Thời gian mọc răng sữa ở trẻ em
Hầu hết, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi 6 tháng tuổi. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. Nếu khi trẻ được 8 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng sữa nào tức là bị mọc trễ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Quá trình mọc răng sữa của bé diễn ra theo một thứ tự nhất định, cụ thể:
6 – 8 tháng tuổi bé mọc 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới
9 – 13 tháng tuổi bé mọc 4 chiếc răng cửa bên ở hai hàm
16 – 22 tháng tuổi bé mọc tiếp 4 răng nanh
13 – 19 tháng tuổi bé 4 răng hàm số 1
25 – 33 tháng tuổi là bé mọc thêm 4 răng hàm số hai là hoàn tất.
Thời tự mọc răng sữa của trẻ
Dấu hiệu mọc răng sữa của bé là gì?
Bé mọc răng sữa sẽ có những dấu hiệu mọc răng xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi răng sữa bắt đầu nhú và tự hết sau 3 đến 7 ngày. Các cha mẹ cần chú ý và theo dõi các dấu hiệu phổ biến khi bé mọc răng sữa như sau:
Chảy nước miếng: Quá trình mọc răng, sưng lợi sẽ kích thích nước miếng trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Cha mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng
Sốt: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi, nướu bị sưng và răng nhô lên có thể khiến bé sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.
Thích cắn: Khi răng nhú lên nướu có thể bị sưng, áp lực bị răng chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn hoặc ngậm tay.
Tiêu chảy: Xuất hiện hiện tượng “đi tướt mọc răng”, hay còn được hiểu là rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Để tránh bị nổi ban, cha mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.
Bị đau, biếng ăn: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau và mệt mỏi. Bé ăn ít sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn. Lúc này cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa có nhiều năng lượng giúp bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn bé biếng ăn.
Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm, khiến bé ngủ không ngon, quấy khóc.
Răng sữa của bé đồi màu, không trắng nguyên nhân do đâu?
Thông thường, răng sữa của bé có màu trắng ngà hoặc trắng nhạt. Tuy nhiên, răng sữa của bé rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể có thể làm răng sữa của bé bị đổi màu. Một số nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị đổi màu, không còn trắng là do:
Do vệ sinh răng miệng không kỹ ảnh hưởng đến răng: việc vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ làm thức ăn dắt vào các kẽ răng gây sâu răng, cao răng, viêm nướu, viêm chân răng … Các bệnh lý về răng miệng sẽ làm bé có nguy cơ răng sữa đổi màu, răng sữa của bé bị đen và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này
Sử dụng thuốc: các loại thuốc có chứa sắt như là vitamin tổng hợp, có thể làm răng sữa của bé hình thành các mảng ố vàng. Người mẹ trong thời gian mang bầu sử dụng quá nhiều kháng sinh sai cách hoặc sau khi chào đời đến khi bé 10 tuổi, bé phải sử dụng quá nhiều kháng sinh điều trị sẽ dẫn đến răng sữa của bé bị xỉn màu và rất khó tẩy trắng.
Tổn thương răng: sự chảy máu bên trong răng do chấn thương răng miệng có thể làm răng sữa của bé bị sẫm màu.
Men răng yếu: Răng sữa của bé có lớp men răng rất mỏng, vì vậy nếu lớp men răng này bị kém chất lượng do bẩm sinh, di truyền hoặc men răng không thể phát triển đầy đủ sẽ khiến bề mặt răng sữa của bé có sự đổi màu trắng sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí là màu đen.
Do một số bệnh lý: một số bé sinh ra có thể mọc răng sữa có màu xanh hoặc vàng, do một số bệnh lý làm tăng cao nồng độ bilirubin trong máu
Răng nhiễm fluor quá mức: Bé uống nước chứa nồng độ fluoride cao hoặc do ăn phải quá nhiều florua trong những năm bé mọc răng như các chế phẩm fluoride, nước súc miệng, kem đánh răng có thể dẫn đến rối loạn khoáng chất làm tăng men dưới bề mặt và gây ra một số đốm nâu hay màu nâu đen ở răng sữa của bé.
Răng vĩnh viễn là răng gì?
Răng vĩnh viễn là răng mọc sau khi răng sữa rụng, hay có thể hiểu, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa ban đầu và tồn tại đến già. Nếu răng vĩnh viễn bị gãy thì sẽ không thể mọc lại. Răng vĩnh viễn có thể mọc sớm hay muộn hơn so với lịch trình vài năm.
Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn
Chúng ta có thể phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn nhờ có yếu tố sau:
Số lượng răng khác nhau
Trẻ bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thành hàm răng sữa khi được 2 – 3 tuổi. Số lượng răng tất cả có 20 chiếc răng sữa. Trong đó, sẽ có 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối. Trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn từ khoảng 6 tuổi. Khi quan sát, cha mẹ sẽ thấy toàn bộ các răng trưởng thành đều to hơn răng sữa.
Đến khoảng 12 tuổi răng sữa của bé sẽ được thay hết, trẻ có 28 – 32 chiếc răng vĩnh viễn, gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ, 8 – 12 răng cối lớn. Hầu hết con người sẽ tiếp tục mọc răng khôn vào lúc 18 – 25 tuổi hoặc muộn hơn nhưng cũng có một số người không mọc răng khôn.
Men và ngà răng sữa mỏng hơn:
Răng sữa sẽ có cấu trúc men và ngà mỏng hơn, trong suốt, không có dây thần kinh cảm giác, buồng tủy lớn hơn. Vì thế, sâu răng ăn vào tủy răng nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Ở răng sữa lớp men răng rất mỏng khoảng 1mm thấp hơn nhiều so với lớp men răng vĩnh viễn là từ (2mm- 3mm). Tế bào ngà răng có độ cứng kém, không bằng men răng nên ở trẻ nhỏ có tỷ lệ sâu răng cao hơn so với người lớn do lớp men răng mỏng và ngà răng dễ bị axit phá hủy.
Răng vĩnh viễn có màu vàng sậm hơn răng sữa:
Răng sữa thường có màu trắng đục do thành phần vô cơ ít, còn răng vĩnh viễn trong hơn và mà có màu vàng hơn.
Răng vĩnh viễn thường có các núm. Đối với các răng cửa vĩnh viễn, khi mới mọc sẽ có các núm nhỏ trên rìa cắn, các núm răng cửa này sẽ mất dần trong quá trình ăn nhai.
Về hình dáng của răng sữa khác răng vĩnh viễn:
Thân răng sữa thấp hơn so với răng vĩnh viễn vì răng sữa có tỉ lệ chiều ngang so với chiều cao lớn hơn. Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng trưởng thành.
Chân răng sữa rộng hơn:
Chân răng sữa dài hơn, mảnh hơn nếu xét theo tỉ lệ so với phần thân răng. Các răng sữa hàm có nhiều chân (thường 3 chân đối với hàm trên và 2 chân đối với hàm dưới) và các chân răng thường dang rộng nên việc nhổ răng sữa rất dễ bị gãy. Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa.
Trẻ thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn ở độ tuổi nào?
Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa khi được 5 hoặc 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng sữa có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn khi trẻ được 8 tuổi. Nếu trẻ bị lung lay và rụng răng sữa quá sớm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp can thiệp nếu cần. Các bé gái thường sẽ thay răng sữa sớm hơn các bé trai. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được 12 – 13 tuổi.
Thông thường, thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc trẻ mọc răng sữa. Chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối. Răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn thứ nhất) sẽ mọc lúc 6 tuổi. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên.
Thời gian từ lúc răng sữa có dấu hiệu lung lay cho đến lúc rụng thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng. Ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng diễn ra ngắn (như vài tuần), răng nhiều chân như răng cối thì thời gian thay răng sữa có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng. Răng mọc thuận lợi thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.
Trẻ thay răng sữa khi được khoảng 6 tuổi
Trẻ em phải thay bao nhiêu răng sữa?
Mỗi đứa trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa trên cung hàm, 10 chiếc ở cung răng hàm trên, 10 chiếc ở cung răng hàm dưới. Số lượng răng sữa cần thay là 20 răng. Nha khoa Parkway xin chia sẻ lịch thay răng sữa của bé để cha mẹ tham khảo thông tin như sau:
Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới.
Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên.
Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm dưới.
Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất.
Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất.
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên.
Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới.
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2.
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2.
Hầu hết khi trẻ đến 12 tuổi, trẻ đã hoàn thành việc thay răng sữa và sẽ có 28 cái răng trưởng thành (răng vĩnh viễn).
Nên nhổ răng sữa cho bé khi nào?
Thời điểm nhổ răng sữa phụ thuộc vào thời điểm thay răng, hầu hết trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng này từ thời điểm 5 tuổi. Tuy nhiên, việc thay răng có thể sớm hay muộn hơn các mốc nêu trên, phần lớn lý do phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, sức khỏe bình thường sẽ thay răng vào thời điểm “đúng chuẩn” hơn so với trẻ em có chế độ dinh dưỡng không tốt bằng.
Ngoài ra, khi răng sữa sắp “rụng”, chúng sẽ có một số dấu hiệu sau đây để cha mẹ lưu ý theo dõi trẻ và có thể xác định được thời gian nhổ răng sữa cho trẻ thích hợp:
Nướu, lợi sưng đỏ. Trẻ có cảm giác chân răng bị hơi ngứa, đau.
Chân răng trắng hơn do có mầm răng vĩnh viễn đã và đang sẵn sàng thay thế.
Răng sữa bị lung lay nhiều hơn, cảm giác đau cũng gia tăng.
Trẻ mất răng sữa sớm là gì?
Trẻ gặp trường hợp mất răng sữa sớm do các nguyên nhân tại chỗ như chấn thương, sâu răng, nhiễm trùng quanh chóp chân răng, các bệnh lý về nha chu. Ngoài ra, các yếu tố bao gồm rối loạn chuyển hoá, thiếu hụt Vitamin D, các bệnh về nội tiết, bệnh bẩm sinh, u vùng hàm mặt, nhiễm độc phóng xạ… có thể dẫn đến việc trẻ bị mất răng sữa sớm.
Răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa. Sự tiêu chân ở răng sữa sẽ định hình cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu mất răng sữa sớm sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí, gây khó khăn cho sự phát âm khi trẻ nói.
Nếu răng sữa bị sâu, bị viêm tủy gây viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn thay thế, gây sâu bề mặt răng vĩnh viễn ngay khi đang hình thành. Nếu răng sữa bị hư phải nhổ sớm mà mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa mọc lên kịp, lỗ nhổ đó sẽ bít, xơ cứng lợi và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc bị xô lệch.
Trẻ bị răng sâu vào tủy có nguy cơ mất răng sữa sớm
Răng sữa của bé có mọc lệch không?
Trong vài trường hợp răng sữa của bé bị mọc lệch, nguyên nhân có thể là:
Răng sữa của bé bị mất quá sớm: Vai trò của răng mọc trước là cố định vị trí của những chiếc răng mọc sau này. việc mất răng sữa quá sớm sẽ để lại một khoảng trống trên nướu khiến các răng bên cạnh có thể di lệch sang khoảng trống đó , dẫn đến mọc sai vị trí hoặc mọc lệch lạc.
Thói quen xấu của bé: Răng sữa của bé rất dễ bị tác động bởi những thói quen xấu như nghiến răng, mút tay, lấy lưỡi đưa răng ra phía trước, đẩy lưỡi vào răng, chống cằm,… Những thói quen xấu này có thể làm răng hô, mọc không đều, mọc chen chúc lệch lạc.
Răng sữa của bé mọc lệch gây ảnh hưởng như thế nào?
Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn được mọc đúng chỗ. Nếu răng sữa của bé mọc lệch thì có thể làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, dẫn đến răng vĩnh viễn cũng mọc sai vị trí, có thể làm xô lệch cả hàm răng. Trong quá trình bé thay răng, cha mẹ cần quan sát vị trí răng mọc để có thể khắc phục kịp thời.
Có nên nhổ răng sữa cho bé tại nhà?
Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý nhổ răng sữa cho trẻ. Việc tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà dù bằng công cụ nào cũng dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Thêm vào đó, các vật dụng nhổ răng tại nhà cho trẻ chưa được tiệt trùng, diệt khuẩn cũng như việc đưa tay vào miệng trẻ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay trẻ hay tay của cha mẹ dễ xâm nhập vào vết thương hở này, dẫn tới bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván. Ngoài ra, nếu trẻ có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông… thì trẻ sẽ không cầm được máu. Trong một số trường hợp, các mảnh chân răng vỡ sót lại mà cha mẹ không thể quan sát được bằng mắt thường. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây viêm sưng, ảnh hưởng tới các mô tế bào.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý đến thời điểm thay răng của con, không nên tự ý nhổ răng sữa quá sớm, hoặc để quá muộn. Nếu trẻ bị nhổ quá sớm, trẻ sẽ khó khăn trong quá trình ăn nhai, làm xương hàm mềm và nướu không thể phát triển. Khi răng sữa bị nhổ quá sớm, răng vĩnh viễn bên dưới chưa kịp mọc lên sẽ gây khó khăn khi tới giai đoạn răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, dẫn đến trẻ sẽ mọc vĩnh viễn chậm hơn so với các bé cùng trang lứa. Còn việc nhổ răng sữa quá muộn lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn, lúc này răng có thể mọc lệch do không có vị trí để phát triển, ảnh hưởng đến cả hàm răng sau này của trẻ.
Chính vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám, nhổ răng đúng cách, đúng thời điểm thích hợp tránh để việc nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe và hàm răng của trẻ.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để nhổ răng an toàn và đúng thời điểm
Lý do nên nhổ răng sữa cho bé tại nhà khoa
Mặc dù việc nhổ răng sữa tại nhà là hoàn toàn có thể nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: nhổ không hết chân răng, mất nhiều máu, viêm nha chu gây ra do dụng cụ và tay không đảm bảo vệ sinh… Chính vì thế việc tới nha sĩ để nhổ răng sữa vẫn luôn được khuyến khích. Với các trường hợp sau, trẻ cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thực hiện nhổ răng:
Răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đang dần trồi lên, có thể bị mọc lệch.
Tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà nhưng không hết chân răng.
Răng sữa của trẻ bị sâu, sún răng.
Trẻ mắc bệnh lý rối loạn đông máu, bệnh tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh.
Theo ý kiến của các chuyên gia, cha mẹ nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt khi răng sữa có dấu hiệu lung lay. Với kinh nghiệm chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại, nắm bắt được tâm lý của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn, thăm khám và lựa chọn phương án xử lý thích hợp (nhổ hoặc tiếp tục chờ đợi) với từng trường hợp, từng giai đoạn thay răng sữa của trẻ.
Làm sao để chăm sóc cho trẻ có một hàm răng đẹp
Ngoài việc nắm được lịch mọc răng sữa và thay răng của trẻ, việc cha mẹ nắm được cách chăm sóc răng miệng khoa học, đúng cách sẽ giúp trẻ có hàm răng đẹp, chắc khỏe. Cha mẹ cần lưu ý như sau:
Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng việc chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm.
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh hoàn toàn thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng.
Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo răng thay – mọc đúng theo độ tuổi. Tránh những thực phẩm không tốt cho răngnhư đồ ăn nóng/lạnh hoặc cứng, đồ ăn nhiều đường, nhiều ngọt, đồ uống có gas sẽ không tốt với răng của trẻ.
Giải thích cho trẻ hiểu và loại bỏ một số thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, chống cằm, lấy lưỡi đưa răng ra phía trước, đẩy lưỡi vào răng … ở trẻ để tránh răng mọc hô, mọc lệch.
Khi trẻ thay răng sữa sẽ kèm cơn đau nhức, cha mẹ có thể chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm đi kèm với sự chỉ định của bác sĩ. Không tự ý điều trị các triệu chứng trong quá trình trẻ thay răng theo các hướng dẫn thiếu căn cứ trên mạng. Không tự ý cho tay vào kiểm tra, tác động vào những chiếc răng đang lung lay trên cung hàm của trẻ để tránh nhiễm trùng.
Duy trì thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa định kỳ 3 – 6 tháng để kiểm tra răng miệng và phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng. Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu thay răng thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định nhổ răng sữa cho trẻ hay tiếp tục chờ đợi thêm. Cha mẹ cũng sẽ yên tâm và tránh những lo lo lắng không cần thiết.
Sau bài viết này, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của răng sữa, thời gian mọc răng sữa và răng vĩnh viễn cũng như cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của Nha khoa Parkway để tiếp tục cập nhật những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc hàm răng của con, cha mẹ nhé.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]