Răng hàm bị lung lay phải làm gì? Nguyên nhân, có nên nhổ?
Ở trẻ nhỏ, răng sữa lung lay là chuyện rất bình thường trong quá trình trưởng thành để răng vĩnh viễn được mọc lên. Tuy nhiên, nếu hiện tượng răng hàm bị lung lay thì lại khác. Đây là dấu hiệu rõ ràng của việc sức khỏe răng miệng đang không tốt. Hãy cùng Nha khoa Parkway cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý răng hàm lung lay ở người lớn nhé.
Răng bị lung lay là gì?
Lung lay răng là một vấn đề rất phổ biến liên quan đến răng miệng. Tuy nhiên, cảm giác và triệu chứng của lung lay răng có thể khác nhau – phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và tổng thể của từng người.
Răng hàm bị lung lay có đáng lo ngại không?
Ở trẻ nhỏ, nếu xảy ra tình trạng răng hàm bị lung lay thì không cần lo lắng, vì đó là dấu hiệu trẻ sắp thay răng.
Tuy nhiên đối với người lớn, răng hàm bị lung lay là một vấn đề cần quan tâm, vì nó có thể làm răng tách khỏi xương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu bạn có các triệu chứng khác ngoài răng lung lay, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý răng miệng khác. Lúc này, bạn cần đến nha khoa để được tư vấn và có liệu trình điều trị phù hợp. Hiểu được nguyên nhân của răng lung lay sẽ giúp bác sĩ chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến răng hàm bị lung lay, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng tình trạng bệnh nhé
Nguyên nhân răng hàm bị lung lay
Răng hàm bị lung lay xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh việc răng hàm lung lay do những tác động vật lý vào răng miệng gây lung lay, những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng không được điều trị và chăm sóc đúng cách cũng gây ra hiện tượng lung lay răng hàm ở người lớn.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng hàm bị lung lay ở người lớn. Khi người bệnh bị viêm nha chu, vùng nướu sẽ bị kéo ra khỏi răng, hình thành các túi trú ngụ cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm trùng.
Nếu không được xử lý kịp thời, nhiễm trùng sẽ gây ra mất mô liên kết với xương nên răng xảy ra tình trạng lung lay.
Viêm nha chu có thể được nhận biết qua những đặc điểm sau: tấy đỏ vùng nướu, tụt nướu, chảy máu nướu, sưng đỏ, tiêu xương ổ răng,…
Sâu răng
Sâu răng hàm quá nặng tổn thương toàn bộ phần cứng của răng sẽ lan đến tủy răng. Lúc này, sâu răng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm mô tủy và áp xe chân răng, khiến răng bị lung lay.
Khi mang thai
Trong quá trình mang thai, hàm lượng estrogen và progesteronetăng lên có thể gây ảnh hưởng xấu đến một số mô chuyên biệt như nha chu, mô xương bao quanh nâng đỡ răng ở thai phụ.
Không những thế, nướu răng vô cùng nhạy cảm trong giai đoạn này nên càng dễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho nhiễm trùng và gây ra tình trạng răng hàm bị lung lay.
Nội tiết tố thay đổi khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng răng hàm lung lay
Bị va đập mạnh vào khung hàm
Tác động vật lý quá mạnh đến răng như dùng răng cắn đồ vật quá cứng, bị va đập mạnh,… làm cho phần Ciment xung quanh răng bị tổn thương khiến cho răng yếu và dễ lung lay.
Tiêu xương hàm
Bệnh lý tiêu xương hàm rất dễ làm vùng nướu bị tụt và gây ra tình trạng chiều cao cùng độ rộng của thành xương giảm xuống, nướu không còn gì để chống đỡ. Nướu khi tụt thấp xuống đến một mức giới hạn sẽ tách khỏi chân răng, gây ra tình trạng răng hàm bị lung lay.
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng bệnh lý xương – giải thích một cách dễ hiểu là xương lúc này sẽ có nhiều lỗ và xốp hơn, mất đi độ cứng chắc, dễ bị gãy.
Loãng xương hàm – nơi có nhiệm vụ chống đỡ và giữ răng đúng vị trí, gây nên tình trạng mật độ xương hai hàm dần giảm xuống, nhiệm vụ nâng đỡ răng không được đảm bảo có thể khiến răng bị lung lay, thậm chí là còn gây nên hiện tượng rụng răng.
Nghiến răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ thường xuyên khiến thân và men răng bị hư hại do hai hàm răng siết chặt vào nhau quá nhiều. Nghiến răng gây áp lực lên răng, theo thời gian khiến các mô răng nâng đỡ bị hỏng, dẫn tới tình trạng răng hàm bị lung lay.
Bệnh lý răng miệng
Vệ sinh răng miệng hàng ngày tưởng như đơn giản, nhưng nếu bạn thực hiện không đúng quy cách, mảng bám, vụn thức ăn và vi khuẩn vẫn có thể tích tụ.
Lâu dần, những mảng bám này sẽ dẫn đến những bệnh lý răng miệng như viêm nướu (viêm lợi), viêm nha chu,… làm răng hàm gặp tình trạng bị lung lay.
Những bệnh lý răng miệng thường gặp nhưng do chủ quan để quá lâu không chữa trị cũng có thể dẫn đến lung lay răng hàm
Thay đổi nội tiết tố
Như đã nói ở trên, khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong máu (hay còn gọi là nội tiết tố) tăng nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, rất dễ bị viêm nướu nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Chấn thương do tai nạn
Những sự cố va đập, tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao,…) gây ra chấn thương ở răng hàm có thể dẫn đến tình trạng lung lay răng (tình trạng nhẹ), đau nhức và tổn thương kéo dài nếu không được điều trị kịp thời. Nặng hơn, người bệnh có thể gặp tình trạng răng bị gãy vỡ.
Lão hóa
Đến một độ tuổi nhất định, các bộ phận trên cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa dần theo từng ngày. Xương ổ răng cũng không nằm ngoại lệ. Vậy nên khi xương ổ răng bị lão hóa và không thể đảm nhiệm được nhiệm vụ giữ chắc răng, có thể khiến răng dần bị lung lay.
Lão hóa xương ổ răng ở người cao tuổi cũng là nguyên nhân răng hàm lung lay
Có nên nhổ răng hàm bị lung lay không?
Răng hàm đảm nhiệm nhiệm vụ ăn nhai chính trong hàm, vậy nên chỉ có trong trường hợp bất khả kháng, bác sĩ mới chỉ định nhổ răng hàm bị lung lay. Đối với răng hàm, đa phần các trường hợp bác sĩ đều tư vấn bệnh nhân điều trị bảo tồn để tránh làm ảnh hưởng tới kết cấu hàm cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng cho người bệnh.
Vậy nên tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng lung lay răng hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc điều trị bảo tồn.
Răng hàm bị sâu và lung lay
Tình trạng sâu răng nặng dẫn đến lung lay răng rất thường gặp, và không phải trường hợp nào cũng phải nhổ đi.
Nếu tình trạng răng hàm bị sâu, gây ra lung lay nặng ăn vào chân răng, khiến răng vĩnh viễn gần như không còn thì sẽ được chỉ định nhổ bỏ và phục hình bằng những phương pháp khác nhau.
Răng hàm bị nhức và lung lay
Khi răng hàm gặp tình trạng lung lay kèm theo đau nhức, người bệnh nên tới nha khoa để được thăm khám và chẩn đoán đúng tình trạng thương tổn, nguyên nhân đau nhức để xác định được hướng điều trị phù hợp.
Tình trạng răng hàm nhức và lung lay có thể gây ra bởi những bệnh lý nha khoa như:
Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện nhổ bỏ răng khôn hoặc điều trị bệnh lý răng miệng mà không cần nhổ đi chiếc răng hàm bị lung lay.
Khi răng hàm gặp tình trạng lung lay kèm theo đau nhức, nên tới nha khoa để được thăm khám và chẩn đoán
Răng hàm ê buốt và lung lay
Khi gặp tình trạng này, rất có khả năng răng của người bệnh đã bị yếu và trở nên nhạy cảm bởi tác động của ngoại lực (ví dụ ăn nhai, đánh răng, xỉa răng,…). Bệnh nhân nên tới cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị.
Răng hàm tự nhiên lung lay
Tự nhiên răng hàm bị lung lay nhẹ có thể là do người bệnh ăn nhai sai cách hoặc là biểu hiện ban đầu của răng yếu, bệnh lý răng. Trường hợp này sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn răng chứ không cần phải nhổ bỏ.
Có cách nào giữ được răng hàm lung lay không?
Một số trường hợp, răng hàm bị lung lay ở người trưởng thành không gây nguy hiểm quá nhiều, nhưng một vài trường hợp đau nhức kéo dài, bạn cần phải được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để được xử lý một cách phù hợp.
Vậy nên không có câu trả lời chính xác cho tất cả các trường hợp, răng hàm bị lung lay có thể giữ lại không cần nhổ khi tình trạng lung lay do bệnh lý không quá nặng, lung lay răng chưa ảnh hưởng quá sâu tới chân răng hay răng bên cạnh, lung lay do thay đổi nội tiết tố,…
Phụ nữ mang thai bị lung lay răng hàm do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ: Trường hợp này không cần quá lo lắng, những thay đổi trên sẽ ổn định lại sau khi đứa trẻ ra đời. Tuy nhiên khi răng còn tình trạng lung lay, thai phụ nên đến nha khoa để kiểm tra kỹ nguyên nhân gây ra lung lay răng hàm.
Nếu là do bệnh lý răng miệng khác thì cần được chữa trị để tránh ảnh hưởng tới quá trình mang thai. Vì sức khỏe răng miệng cũng có thể là nguyên nhân nguy hiểm gây ra tình trạng đẻ non.
Dù thay đổi nội tiết là nguyên nhân dẫn tới răng hàm lung lay trong thai kỳ, tuy nhiên bạn vẫn nên đến nha khoa để xác định rõ nguyên nhân để kịp thời điều trị nhé
Răng hàm bị lung lay do ngoại lực tác động: Trường hợp răng còn chưa bị vỡ hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp nẹp cố định răng rồi phục hình răng bằng những phương pháp khác sau đó. Phương pháp nẹp sẽ giúp giữ chắc răng, phần răng bị lung lay sẽ chắc chắn trở lại sau một thời gian nhất định.
Răng hàm lung lay do viêm nha chu hay tụt lợi: Trường hợp viêm nha chu nhẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc uống và cách vệ sinh răng miệng phù hợp để bệnh nhân tự điều trị tại nhà.
Trường hợp viêm nhiễm quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ các mô nướu (mô lợi) bị viêm hoặc phần xương bị hỏng do viêm nha chu. Sau đó, cần tiến hành ghép xương sau khi cắt bỏ để tránh tình trạng rụng răng sau này.
Dù là trường hợp nào, bệnh nhân cần đến các cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp để được khám và chỉ định điều trị đúng với tình trạng bệnh nhất. Giải quyết sớm tình trạng răng hàm lung lay sẽ tránh được tình trạng răng bị rụng hoàn toàn.
Cách xử lý khi răng hàm bị lung lay
Bởi vì có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lung lay răng hàm, nên cách để xử lý cũng vô cùng đa dạng. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu những phương pháp xử lý riêng cho các trường hợp khác nhau nhé:
Trường hợp răng hàm lung lay do viêm nha chu: Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp lấy cao răng để xử lý tình trạng viêm nha chu. Trong quá trình loại bỏ cao răng, bề mặt chân răng sẽ nhẵn lại, nhờ đó nướu được gắn lại với răng.
Trường hợp răng lung lay do ngoại lực: Nẹp cố định răng đang lung lay là phương pháp được ưa chuộng. Răng lung lay sẽ được bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng nẹp chặt vào xương ổ răng, giúp răng lung lay nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.
Trường hợp răng lung lay do bệnh tiêu xương hoặc thoái hóa xương: Trường hợp này được chỉ định điều trị bằng phương pháp cấy ghép xương, lấy xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc một loại vật liệu ghép xương đặc biệt để phục hồi xương hàm bị hỏng.
Điều trị răng hàm lung lay do tiêu xương, thoái hóa xương
Trường hợp răng lung lay do nghiến răng quá nhiều: Phương pháp chỉnh lại khớp cắn sẽ định hình lại bề mặt răng bằng cách loại bỏ bớt men răng, giảm áp lực lên răng, giúp răng trở lại bình thường.
Trường hợp răng hàm lung lay bị gãy chỉ còn lại chân răng: Lúc này, sau khi điều trị nguyên nhân trực tiếp dẫn đến răng hàm lung lay bị gãy rụng, bác sĩ sẽ dùng phần chân răng còn nguyên vẹn để làm khung thực hiện phương pháp bọc răng sứ để bảo vệ răng, giúp răng chắc khỏe và không còn lung lay.
Trường hợp răng hàm lung lay không giữ lại được chân răng, bắt buộc nhổ bỏ: Phương pháp trồng răng giả sẽ giải quyết những biến chứng sức khỏe nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nhổ răng hàm.
Các biện pháp phòng tránh răng hàm bị lung lay
Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng để tránh và hạn chế tình trạng răng hàm bị lung lay do sâu răng, bệnh lý răng miệng. Để giữ gìn một hàm răng khỏe mạnh, bạn nên nhớ:
Không dùng răng để cắn, xé, mở đồ hay thực hiện những việc không phù hợp với chức năng của răng
Đeo bảo vệ răng khi tham gia chơi thể thao.
Tăng cường thực phẩm giàu canxi và vitamin C để tăng độ bền chắc cho răng.
Thăm khám nha khoa và lấy cao răng đều đặn 6 tháng/lần để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh nếu có một cách sớm nhất.
Đeo bảo vệ răng khi tham gia chơi thể thao để tránh tình trạng lung lay răng hàm nhé
Hy vọng là qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm ra được nguyên nhân và phương pháp xử lý khi gặp tình trạng răng hàm bị lung lay. Nếu bạn còn đang phân vân chưa chọn được cơ sở nhà khoa uy tín và phù hợp, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Parkway qua tổng đài 1900 8059 để được tư vấn và đặt lịch khám phù hợp nhé.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]