Răng bị sâu lỗ to có trám được không? Làm sao để khắc phục?
Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Rất nhiều người bệnh đều thắc mắc răng bị sâu lỗ to có trám được không? Cùng Parkway tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Răng sâu lỗ to là gì?
Răng bị sâu lỗ to là hiện tượng răng bị tổn thương do các vi khuẩn từ thức ăn thừa được lên men. Quá trình này tạo ra axit ăn mòn men răng và bề mặt răng. Khi tình trạng sâu răng đã bắt đầu xuất hiện, nếu các mảng bám từ thức ăn không được làm sạch sẽ hình thành các lỗ sâu lớn hơn. Việc hình thành các khoảng sâu răng lớn diễn ra âm thầm à trong một thời gian dài. Nếu không được can thiệp kịp thời, tủy răng rất dễ bị ăn mòn.
Tại sao gây ra răng sâu lỗ to?
Dưới đây là các nguyên nhân gây ra sâu răng lỗ to:
Do vi khuẩn từ các mảng thức ăn không được làm sạch. Càng nhiều mảng bám càng tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Do vệ sinh răng miệng sai cách khiến men răng bị bào mòn nghiêm trọng, từ đó hình thành các lỗ sâu răng.
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều đường.
Những triệu chứng của răng sâu lỗ to
Nhìn thấy lỗ sâu to: Lỗ sâu răng to có thể quan sát được là do tổn thương về men răng và ngà răng đã nghiêm trọng. Thậm chí nếu tác động bằng cách nạo hết các vụn bẩn thức ăn, lỗ sâu sẽ hiện ra lớn hơn.
Đau khi ăn nhai: khi nhai thức ăn, đặc biệt là các loại đồ ăn ngọt, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, người bệnh sẽ cảm nhưng từng cơn đau buốt ở vùng răng bị sâu. Ngoài ra tình trạng này còn dẫn đến việc răng bị ê buốt khi uống nước đá.
Nếu các cơn đau răng do sâu lỗ to kéo dài hơn 10 phút thì bạn cần thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt. Lý do là bởi lúc này tủy răng đã có dấu hiệu bị nhiễm trùng và không thể làm dứt các cơn đau bằng biện pháp thông thường.
Trám răng có đau hay không?
Nhiều người thắc mắc răng bị sâu lỗ to có trám được không? Trám răng sâu có đau không? Đây là tâm lý dễ hiểu của những bạn lần đầu đi trám răng thẩm mỹ. Thậm chí nhiều bạn còn hoài nghi và không dám đến nha khoa thăm khám. Tuy nhiên trám răng có đau hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
⏩⏩⏩Nếu bạn đang quan tâm đến việc trám răng sau thì bài viết dưới đây sẽ có ích cho bạn:
Nếu lỗ sâu răng của bạn có diện tích lớn và ảnh hưởng tới tủy răng thì việc trám răng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và ê buốt. Tuy nhiên cơn đau sẽ không kéo dài quá lâu và hoàn toàn nằm trong giới hạn chịu đựng của người bệnh.
Cơ địa
Bên cạnh đó, trám răng có đau hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Mức độ nhạy cảm và giới hạn chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Một số khách hàng gặp vấn đề răng nhạy cảm thì sẽ cảm thấy khó chịu khi có tác động dù chỉ là tác động nhẹ. Ngược lại, với người bệnh có cơ địa bình thường thì việc trám răng không gây ra nhiều khó khăn và tương đối dễ chịu.
Vật liệu trám răng
Ngoài ra, vật liệu trám răng cũng là một trong các tác nhân quyết định trám răng sâu có đau hay không. Chất liệu trám răng tốt sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong quá trình trám răng, trong khi đó vật liệu trs răng kém có thể khiến bệnh nhân bị kích ứng khoang miệng.
Những kỹ thuật trám răng sâu mà bạn nên biết
Thông thường, phương phương pháp trám răng sâu thường trải qua quy trình lần lượt như sau:
Bước đầu tiên khi trám răng bị sâu là nạo bỏ vết sâu răng. Nạo bỏ vết sâu để làm sạch, ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công khi điều trị sâu răng. Khi vết sâu được loại bỏ, bề mặt mô răng có thêm độ bám để chất trám bám chặt hơn.
Sau khi đã làm sạch lỗ sâu răng, nha sĩ sẽ tiến hành dán keo. Đây là kỹ thuật quan trọng trong quy trình trám răng. Các bác sĩ sẽ đặt keo chuyên dụng để chất trám răng có thể bám chặt vào bề răng, đồng thời giúp cho thời gian sử dụng được kéo dài hơn.
Sau khi tiến hành đặt keo trám răng, các bác sĩ sẽ bắt đầu tạo hình theo dáng răng. Đặc biệt đối với các lỗ sâu ở răng hàm, mặt phẳng nhai cần được tạo hình cẩn thận để khách hàng không gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai cũng như hạn chế tình trạng bung tuột. Trong khi đó răng cửa là vị trí cần tạo hình thật thẩm mỹ và tự nhiên.
Bước tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng đèn laser để làm cứng chất liệu trám. Việc này sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng bị co cứng vết trám hoặc giãn nở khi sử dụng các loại đồ ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó, việc chiếu laser còn giúp chất trám răng được nén chặt và không bị dịch chuyển trong quá trình nhai thức ăn.
Bước cuối cùng là đánh bóng để giúp miếng trám dễ ăn nhai hơn và trông tự nhiên hơn.
Trám răng sâu lỗ to có được không?
Răng bị sâu lỗ to có trám được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Trong trường hợp tình trạng sâu răng của bạn còn nhẹ và chưa bị tổn thương tuỷ, các bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc hàn răng. Biện pháp này giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng sâu răng và bảo vệ răng tốt nhất.
Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn giúp làm đầy các lỗ sâu răng và không tạo cơ hội cho vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng hơn.
Đây là biện pháp điều trị sâu răng phổ biến nhất do chi phí rất hợp lý và phù hợp với những trường hợp răng sâu không quá nặng.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng lỗ to tại nhà
Để phòng tránh và hạn chế tối đa nguy cơ răng bị sâu lỗ lớn, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
– Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Bước quan trọng nhất trong quá trình ngăn chặn răng sâu lỗ lớn là đánh răng đúng cách và đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải phù hợp cho răng nhạy cảm. Bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa hoạt chất florua để tăng hiệu quả làm sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng bổ sung máy tăm nước và chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch các mảng bám do thức ăn thừa gây ra.
Thăm khám nha khoa 6 tháng/ lần
Đây là cách phòng tránh các lỗ sâu răng ngày càng lớn hơn và có nguy cơ đe doạ sức khoẻ của tuỷ răng.
Chuyên sâu
– Cạo vôi răng 6 tháng/lần:
Theo thời gian, các mảng bám sẽ tích tụ trên bề mặt và ở các kẽ răng. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ đánh răng 2 lần/ngày không loại bỏ hết các mảng bám. Nếu không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ sinh sôi và tạo các khoảng sâu răng. Vì lý do đó, bạn nên thực hiện lấy vôi răng mỗi 6 tháng để răng luôn mạnh khoẻ và sạch sẽ.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện răng bắt đầu xuất hiện những chấm nâu nhỏ, bạn cũng nên thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt. Các bạn không nên trì hoãn khiến các lỗ sâu lan sang các răng bên cạnh và gây khó khăn cho việc điều trị.
Trám răng sâu lỗ to ở đâu chất lượng?
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sâu răng, hãy đến Nha khoa Parkway để được chữa trị tốt nhất. Parkway là cơ sở nha khoa có uy tín trên thị trường nha khoa nhờ chất lượng dịch vụ đã được khẳng định. Toàn bộ cơ sở vật chất tại các địa chỉ của Nha khoa đều được trang bị đồng bộ với chất lượng 5 sao. Bên cạnh đó, các bác sĩ tại đây đều có tay nghề cao và không ngừng được nâng cao. Đội ngũ bác sĩ tại đây được kiểm định thường xuyên theo tiêu chuẩn Singapore.
Hãy liên hệ với Nha khoa Parkway theo hotline hoặc đến thăm khám trực tiếp các cơ sở của Parkway tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP. HCM để được sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp nhất.
Như vậy bài viết đã cung cấp những thông tin trả lời cho câu hỏi răng bị sâu lỗ to có trám được không. Để được thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp nhất, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]