Tất tần tật về phẫu thuật cho trẻ sứt môi hở hàm ếch
Theo thống kê, tại Việt Nam hàng năm có từ 2000-3000 trẻ em sứt môi hở vòm chào đời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về dị tật này khiến trẻ sinh ra phải chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí quyết định đình chỉ thai. Trên thực tế, sứt môi hở hàm ếch là dị tật dạng nhẹ ở trẻ sơ sinh, và với tiến bộ y học ngày nay đã có thể điều trị triệt để. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp liệu trình điều trị đầy đủ.
Phẫu thuật tạo hình môi và vá vòm
Vì dị tật sứt môi hở vòm có thể phát hiện qua siêu âm từ tuần thứ 20 của thai kỳ, cha mẹ nên sớm có sự chuẩn bị vững vàng cả về tâm lý và tài chính. Trẻ được phẫu thuật càng sớm thì càng cải thiện tốt thẩm mỹ của gương mặt, khả năng ăn uống cũng như khả năng phát âm. Bác sĩ khuyến nghị trẻ bị sứt môi nên phẫu thuật trước 6 tháng tuổi, trẻ bị hở vòm nên phẫu thuật trước 2 tuổi.
Trường hợp hở môi: độ tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật vá môi là từ 5 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, phải đảm bảo bé nặng từ 6kg trở lên do đó cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ để đạt đủ cân nặng.
Trường hợp hở hàm: tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật vá vòm là sau 12 – 18 tháng tuổi.
Lưu ý:
Vá sớm bé không đau như mọi người nghĩ, sau khi vá khoảng 4-5 tiếng thuốc gây mê tan bé sẽ khóc nhiều vào đêm đầu tiên và qua ngày hôm sau bé không còn khóc nữa. Ưu điểm của việc pt sớm là tránh cho các bé gặp phải các bệnh cơ hội ( viêm mũi, viêm họng, viêm tiểu phế quản…).
Phẫu thuật vá môi không nên thực hiện quá sớm. Tốt nhất là 6 tháng còn nếu ko cũng phải ngoài 5 tháng mới làm được. Lý do là khi bé được 6 tháng khuôn mặt mới giống lúc trưởng thành nhất, cơ môi dày vết phẫu thuật mới ko bị thay đổi. Làm sớm thì chỉ đẹp lúc làm thôi, bé càng lớn khuôn mặt thay đổi vết sẹo sẽ biến dạng theo nên tương lại sẽ bị xấu.
Chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi phẫu thuật cho bé: bé bị viêm phế quản, nhiều đờm quá sẽ không mổ được (ảnh hưởng đến việc gây mê).
Cho bé ăn sau phẫu thuật: Với các trường hợp SMHHE 1 bên thử cho bé bú núm bình thường, lưu ý chọn núm mềm, bản năng của bé sẽ giúp bé tìm ra cách bú. Sau khi mổ 2 tiếng là có thể cho bé bú bình thường, theo BS thì hành động này làm cho các cơ trên môi bé được hoạt động để làm cho môi bé mau trở lại hình dáng bình thường. Mổ xong tuyệt đối không cho bé uống sữa nóng sẽ làm chảy máu vết thương.
Sau 4-5 ngày (cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ) có thể rửa vết mổ cho bé, tắm bình thường, không băng làm bí vết thương, chăm chùi rửa để mau lành vết mổ.
Vá hàm và vòm hầu nên làm trước khi phát triển tiếng nói để bé có thể phát âm cho chuẩn.
Chi phí cho phẫu thuật tùy theo từng loại bệnh viện, dao động khoảng từ 10-15 triệu. Bạn nên đưa cháu đi khám để được giải đáp cụ thể. Trường hợp điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình trẻ có thể liên hệ với các tổ chức phẫu thuật nụ cười mổ miễn phí cho trẻ như Operation Smile.
Ở những thành phố khác nhau, phác đồ điều trị có thể không giống nhau hoàn toàn tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ. Mỗi bệnh viện lại có một phác đồ riêng, có nơi vá môi từ khi trẻ chỉ có mấy ngày tuổi. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin và tin tưởng vào bác sĩ.
Ngoài phẫu thuật vá môi vá vòm, còn cần điều trị gì nữa không?
Ngoài 2 phẫu thuật chính là vá môi khi trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi và vá vòm khi trẻ được 12-18 tháng, tùy tình trạng từng bé mà có thể cần can thiệp bằng các phẫu thuật khác nữa.
Các phẫu thuật lần 2 có thể thực hiện ở các thời điểm sau:
Phẫu thuật chức năng nói do thiếu hụt màng hầu khi trẻ được 5 tuổi
Ghép xương ổ răng lúc trẻ 8 – 11 tuổi
Nâng hàm trên lúc trẻ 15 – 16 tuổi
Phẫu thuật mô mềm lần thứ hai và chỉnh hình mũi khi trẻ 18 tuổi.
Một khiếm khuyết sẽ làm chúng ta chăm con vất vả hơn, nhưng chẳng thể bớt yêu bé. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những kiến thức cần thiết để các bậc phụ huynh có con sứt môi hở hàm ếch có được sự chuẩn bị tốt nhất cả về tâm lý lẫn tài chính. Hãy vững tin lên để cùng con vượt qua chặng đường gian nan trước mắt các anh chị nhé!
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu