Nguyên nhân niềng răng bị hóp má và cách khắc phục
Một trong các phương pháp điều chỉnh các lệch lạc răng miệng hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là niềng răng, bởi vậy có rất nhiều người tìm đến phương pháp này với mong muốn cải thiện vẻ đẹp răng miệng cùng nụ cười của mình. Tuy nhiên nhiều người lo sợ rằng niềng răng bị hóp má, niềng răng gò má cao hay niềng răng bị lệch mặt, tụt lợi,…. Vậy có thật niềng răng bị hóp má không và làm sao để má không bị hóp khi niềng? Hãy để Nha khoa Parkway giải đáp cho các bạn nhé!
Nguyên nhân niềng răng bị hóp má
Niềng răng bị hóp má hóp thái dương là trường hợp hiếm gặp trong khi chỉnh nha. Với một số trường hợp, hiện tượng má bị hóp vào, không còn căng đầy như trước thường không diễn ra quá lâu.
Tuy nhiên, với những ai có khuôn mặt tròn, bầu bĩnh thì tình trạng này lại trở thành hữu ích vì nó tạo ra sự cân đối cho khuôn mặt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hóp má hóp thái dương.
Hóp má do mất răng nhiều và lâu ngày
Má được nâng đỡ bởi răng, xương hàm, các loại cơ. Khi chúng ta bị mất răng lâu ngày, tình trạng tiêu xương ổ răng có thể xảy ra. Lúc đó, phần má không còn được răng và xương hàm nâng đỡ sẽ chùng xuống, gây ra tình trạng hóp má. Nếu nhìn tổng thể gương mặt thì như bị lõm xuống, không tròn trịa như trước.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là việc hóp má do mất răng chỉ xảy ra với trường hợp mất nhiều răng hàm trong thời gian dài. Như vậy nếu chúng ta chỉ nhổ một vài răng để phục vụ cho niềng răng thì sẽ không gây hóp má.
Đặc biệt, hoạt động niềng răng sẽ khiến răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Trong quá trình này thì cả hai hiện tượng là tiêu xương và bồi đắp xương sẽ cùng diễn ra. Sau khi nhổ răng, vị trí nhổ sẽ dần bị tiêu xương, nhưng đồng thời khí cụ niềng sẽ kéo các răng khác đến vị trí có khoảng trống nhổ răng, từ đó diễn ra hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí đó.
Chính nhờ cơ chế tiêu xương và bồi đắp xương song song này mà sau khi nhổ răng để niềng thì vị trí nhổ răng vẫn được lấp đầy. Do đó việc niềng răng bị hóp má do tiêu xương ổ răng thường hiếm xảy ra. Tình trạng này chỉ xảy ra khi bạn niềng răng tại nha khoa không uy tín, bác sĩ nhổ một lúc quá nhiều răng.
Hóp má do thói quen ăn nhai
Thói quen ăn nhai trong thời gian chỉnh nha cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến niềng răng bị hóp má. Khi niềng răng, bạn có xu hướng ăn các đồ mềm, sử dụng ít lực nhai hơn. Điều này khiến hệ thống cơ làm đầy má hoạt động ít hơn, dẫn đến các cơ tự động chùng xuống và mềm đi. Kết quả là bạn bị hóp má.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện chế độ ăn nhai khi niềng như sau: Thời gian đầu mới đeo niềng răng hoặc sau mỗi lần tăng lực siết răng thì bạn chủ yếu ăn đồ mềm, ít nhai để tránh đau nhức.
Sau đó một thời gian, khi cơ thể của bạn đã quen với khí cụ niềng thì nên ăn nhai bình thường, không cần quá kiêng kem. Tuy nhiên cũng cần tránh các món ăn quá cứng, quá dai.
Ngoài ra, niềng răng bị hóp má còn có thể do thức khuya, mất ngủ, sinh hoạt không khoa học, tâm lý lo lắng,…khiến gương mặt của bạn trông tiều tuỵ hơn.
Hóp má do kỹ thuật chỉnh nha không đúng
Ở một số nha khoa chất lượng kém, bác sĩ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn không cao thì có thể thực hiện sai kỹ thuật chỉnh nha, khiến bạn niềng răng bị hóp má. Cụ thể, bác sĩ sử dụng dây cung to, điều chỉnh lực siết mạnh và đột ngột khiến răng dễ bị lung lay, gây mất răng và hóp má.
Chính vì điều này mà bạn cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn nha khoa niềng răng. Hãy chọn nha khoa có giấy phép đầy đủ, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ tận tâm.
Hóp má do nguyên nhân dinh dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
Khi niềng răng, nhiều người bị hóp má do ăn uống không đủ chất, nghỉ ngơi không hợp lý. Việc thiếu các chất dinh dưỡng, lo lắng quá mức, suy nghĩ nhiều cũng là nguyên nhân khiến lượng mỡ tích trữ ở vùng má bị hao đi.
Thực chất, tình trạng này xảy ra là do người niềng cho rằng niềng răng thì chỉ được ăn các món mềm nhũn, không được phép ăn uống bình thường. Đây là quan niệm sai.
Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường khi niềng răng. Khi mới đeo niềng hoặc mới tăng lực siết răng thì bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn những món nhừ, mềm, dễ nhai để tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với mắc cài.
Tuy nhiên sau giai đoạn đó thì bạn vẫn có thể ăn các món bình thường để dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế tình trạng hóp má, gầy gò. Nhưng cũng cần lưu ý là trước khi ăn nên cắt nhỏ thức ăn, đồng thời không nên ăn đồ quá dai, quá cứng để tránh tổn hại mắc cài.
Niềng răng bị hóp má là tình trạng có thể phòng tránh và khắc phục. Nếu bạn thực hiện những lưu ý dưới đây thì có thể giảm thiểu, ngăn ngừa niềng răng bị hóp má.
Tái khám định kỳ đúng hẹn
Khi nhận được lịch tái khám, bạn cần đến đúng các lịch hẹn đó. Bác sĩ sẽ kiểm tra tiến trình niềng răng của bạn, đồng thời nếu bạn niềng răng bị hóp má thì bác sĩ sẽ tìm hiểu, nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích cho bạn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng.
Cải thiện chế độ ăn uống dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và ngoại hình của chúng ta. Các bữa ăn của bạn cần đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin để đảm bảo bạn không bị hóp má khi niềng răng do thiếu dinh dưỡng.
Bạn không nên kiêng khem quá khắt khe. Hãy hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống để ăn đúng cách nhé!
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín
Như đã nêu ở trên, việc nha sĩ niềng răng sai kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân khiến niềng răng bị hóp má. Vì vậy bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín. Dịch vụ niềng răng của nha khoa uy tín sẽ đảm bảo phác đồ điều trị chính xác, lực siết vừa vặn, khí cụ niềng chất lượng.
Qua đó, tình trạng niềng răng bị hóp má sẽ rất ít khi xảy ra. Ngược lại, các nha khoa kém chất lượng tồn đọng nhiều rủi ro đáng lo ngại, bạn không nên sử dụng những nha khoa này.
Bên cạnh ăn uống đủ chất thì bạn cần có một chế độ sinh hoạt khoa học. Việc ăn, ngủ, nghỉ cần đúng giờ, đúng giấc. Bên cạnh đó, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, hạn chế việc lo âu quá nhiều và nên tham gia hoạt động thể thao. Chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn nâng cao sức khoẻ, cải thiện tinh thần và hạn chế tình trạng hóp má khi niềng răng.
Tổng hợp các bài tập giúp giảm hóp má khi niềng răng
Bạn có thể cải thiện tình trạng hóp má khi niềng răng bằng cách tập luyện chăm chỉ một số bài tập dưới đây:
Bài tập cải thiện cơ nhai
Lười nhai, ăn nhai một bên rất dễ khiến bạn bị hóp má, teo cơ. Vì vậy bạn cần tập luyện cải thiện cơ nhai ít nhất 3 lần/ngày. Bạn chỉ cần chuẩn bị kẹo mềm hoặc kẹo cao su rồi nhai theo hướng dẫn sau:
Nên sử dụng kẹo ít đường hóa học. Khi nhai kẹo thì lần lượt đảo kẹo xung quanh khoang miệng. Nhai đều hai bên hàm và tuyệt đối không nhai một bên.
Khi nhai, bạn có thể cảm nhận phần rung ở khớp thái dương. Bởi việc nhai kẹo đã kích hoạt nhóm cơ cắn và cơ thái dương hoạt động đều đặn. Nhờ vậy mà ngăn ngừa được teo cơ gây ra hóp thái dương, hóp má.
Mục đích chính của bài tập này là để sửa đổi thói quen lười nhai, nhai một bên. Khi bạn đã bắt đầu ăn nhai thường xuyên, nhai đều hai bên thì có thể ngưng tập.
Bài tập cơ mewing
Bài tập cơ mewing rất phù hợp với những người hay thở bằng miệng, thường xuyên đẩy lưỡi. Mewing sẽ khắc phục những thói quen xấu đó, đồng thời giúp đường nét trên khuôn mặt hài hoà hơn, thúc đẩy quá trình chỉnh nha.
Các bước tập mewing như sau:
Bước 1: Giữ đầu thẳng và đứng yên, sau đó đặt toàn bộ lưỡi của bạn lên vòm họng, đừng để lưỡi chạm vào răng. Khi lưỡi đã đặt đúng tư thế, bạn há miệng và cố gắng nói chữ N nhưng vẫn phải giữ lưỡi ở đúng tư thế đó. Chắc chắn lúc này bạn sẽ thấy hơi mỏi, rung lưỡi. Đừng bỏ cuộc, hãy kiên trì tập luyện thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Bước 2: Bước tiếp theo, bạn vẫn giữ lưỡi ở vị trí đó, tập nuốt theo nhịp sau: nhịp 1 thì khép miệng, nhịp 2 thụt lưỡi về sau, nhịp 3 nuốt nước bọt xuống. Hãy tập bài tập này mỗi ngày, ít nhất 30 phút bạn nhé!
Bài tập chức năng cơ
Bạn há miệng to hết cỡ một cách chậm rãi. Tiếp theo bơm đầy hơi vào khoang miệng, đẩy phình má ra hai bên và giữ nguyên trạng thái này trong 5 giây. Thực hiện liên tục động tác này ít nhất 20 lần.
Một động tác nữa là duỗi cơ mặt bằng thao tác cười thật lớn, tạo khuôn miệng sang ngang nhưng không được nhắm mắt. Bạn hãy cố gắng cười hết cỡ và thư giãn, thả lỏng, không bắt buộc há lớn miệng.
Lưu ý: Bài tập này không phù hợp với những người niềng đăng gặp vấn đề về khớp thái dương hàm.
Bài tập súc miệng
Bạn hít một hơi thật sâu bằng miệng để không khí tràn vào khoang miệng. Sau đó di chuyển không khí từ má này sang má kia giống như lúc đang súc miệng nước muối. Lặp lại động tác này ít nhất 10 lần/ngày, điều hoà nhịp thở.
Bài tập chu môi thành hình chữ O
Bạn chu môi thành hình chữ O và đẩy dần không khí ra khỏi khoang miệng. Động tác này rất đơn giản nhưng hiệu quả lại vô cùng tuyệt vời. Bạn nên thực hiện bài tập này 10-15 lần mỗi ngày để có hiệu quả cao.
Bài tập “Mặt cá cười”
Hút chặt má và môi của bạn, lúc này gương mặt bạn sẽ giống mặt cá cười. Giữ nguyên trạng thái này trong 5-10 giây, lặp lại động tác khoảng 5 lần. Bài tập này có vai trò giúp má và môi trở nên săn chắc, khoẻ mạnh hơn. .
Bài tập ngẩng đầu lên trần nhà
Bạn ngửa đầu lên để mặt đối diện với trần nhà. Tiếp theo, đẩy không khí ra khỏi miệng, hít thở nhịp nhàng. Bài tập này sẽ giúp phần quai hàm của chúng ta trở nên săn chắc hơn, má thon và gọn hơn.
Bài tập luân chuyển không khí trong miệng
Bạn ngậm chặt miệng, mím môi, đồng thời thổi khí để môi trên phồng lên. Bạn cần giữ nguyên động tác này khoảng 10 giây. Sau đó, bạn đẩy không khí sang má trái và lại giữ im trạng thái trong 10 giây.
Liên tục lặp lại sự luận chuyển không khí từ hai bên má khoảng 10-15 lần. Đừng quên kết hợp việc tập luyện với với hít vào, thở ra nhịp nhàng. Bài tập này sẽ giúp cơ vòm miệng, cung gò má, cơ bắp thể thoi của chúng ta săn chắc hơn.
Bài tập lưỡi
Bài tập này khá dễ dàng, bạn mở miệng thật rộng, sau đó đá lưỡi sang bên trái rồi lại bên phải, cứ thể đổi liên tục. Mỗi cần cần thực hiện động tác này từ 10-20 lần, bạn cũng có thể thực hiện bất cứ khi nào bạn rảnh rỗi.
Bài tập mở to miệng
Bạn mở miệng to hết cỡ và giữ nguyên, liên tục hít vào thở ra thật đều đặt. Giữ trạng thái há miệng càng lâu càng tốt. Bài tập này nên được thực hiện khoảng 15 lần mỗi ngày.
Mục đích của bài tập này chính là giúp các cơ trên mặt săn chắc, dẻo dai hơn.
Làm thế nào để má phính hơn khi niềng răng
Một cặp má phúng phính, đáng yêu và giàu sức sống trong quá trình niềng răng là mong muốn của nhiều người. Dưới đây là một số mẹo hay giúp bạn có một cặp má đầy đặn khi niềng răng:
Véo nhẹ má thường xuyên
Bạn hãy nhẹ nhàng véo má theo chiều từ dưới lên trên và ngược lại từ trên xuống dưới. Hành động này tuy không có hiệu quả nhanh nhưng nếu thực hiện thường xuyên trong thời gian dài thì chắc chắn sẽ mang đến những cải thiện đáng kể cho gương mặt của bạn.
Massage giúp má phính hơn
Việc massage mặt mỗi ngày có thể giúp bạn sở hữu cặp má phúng phính và đầy đặn hơn. Khi tỉnh dậy vào mỗi sáng, sau khi rửa mặt thì bạn hãy xoa đều mặt từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong để da không bị chảy xệ, giữ gìn sự đầy đặn của cặp má.
Trang điểm làm đầy khuôn mặt
Trang điểm là cách tạm thời để bạn có một ngoại hình như ý muốn. Nếu sử dụng phấn nền và phấn phủ tông màu sáng thì có thể khiến gương mặt của bạn đầy đặn, tươi trẻ hơn. Người má hóp nên tránh đánh khối tông quá đậm vì có thể sẽ khiến gương mặt bạn hốc hác hơn.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc tốt cho sức khoẻ và ngoại hình của chúng ta. Việc ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng một ngày sẽ giảm căng thẳng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hoá chất, từ đó cơ thể chúng ta sẽ khoẻ mạnh, giàu sức sống và gương mặt căng tròn.
Lựa chọn kiểu tóc giúp mặt bầu bĩnh hơn
Nếu niềng răng bị hóp má thì bạn có thể cải thiện bằng một kiểu tóc thích hợp. Kiểu tóc ngang vai, sấy bồng và xoăn sóng nhẹ, mềm mại sẽ khiến gương mặt của bạn bầu bĩnh hơn. Bạn nên tránh kiểu tóc ép thắng hoặc kiểu cắt tỉa nhiều. Nếu nhuộm tóc thì bạn nên chọn các màu nhuộm sáng như vàng, nâu đỏ, nâu hạt dẻ,…vv.
Đơn vị nào niềng răng uy tín không xảy ra biến chứng sau niềng?
Nha khoa Parkway là địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu hiện nay. Nha khoa cung cấp phác đồ điều trị chính xác, phù hợp với đặc điểm răng miệng của quý khách. Bác sĩ của Parkway sẽ kiểm soát và tinh chỉnh lực siết trong thời gian niềng răng sao cho mang đến hiệu quả cao nhất nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho người niềng.
Parkway cam kết sau quy trình niềng răng, quý khách sẽ có một hàm răng đúng khớp cắn, đều đẹp như ý và không để lại bất kỳ biến chứng nào.
Những sự thay đổi về khuôn mặt trước và sau khi niềng răng được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh khuôn mặt trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Parkway dưới đây nhé.
Khuôn mặt thay đổi sau khi niềng răng tại nha khoa Parkway
Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Nha khoa Parkway luôn sẵn sàng đón tiếp quý khách để giải đáp mọi thắc mắc về hoạt động niềng răng. Liên hệ Nha khoa Parkway qua tổng đài 1900 8059 nhé! Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Parkway về niềng răng bị hóp má. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn!
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]