Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Mất mấy ngày thì há miệng được?
Nếu bạn sắp phải loại bỏ chiếc răng không cứng đầu của mình mà đang hoang mang sau khi nghe tư vấn từ bạn bè và người thân, hãy để bài viết này của nha khoa Parkway trấn an bạn. Cùng tìm hiểu các thông tin chính xác nhất về tiểu phẫu răng số 8 với những câu hỏi phổ biến: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng không có nhanh không?
Nhổ răng khôn vào thời gian nào phù hợp?
Răng khôn hay răng số 8 sẽ được chỉ định nhổ bỏ trong một số trường hợp nhất định. Không phải ai cũng phải nhổ bỏ răng khôn. Thông thường các bác sĩ thường tư vấn loại bỏ các răng mọc ngầm, răng mọc lệch chèn vào vị trí của răng bên cạnh, các răng 8 gây đau nhức hoặc sưng viêm… Một số trường hợp răng khôn mọc bất thường gây khó khăn cho việc ăn nhai và vệ sinh cũng cần nhổ bỏ.
Răng khôn thường mọc muộn nhất trên cung hàm. Độ tuổi mọc răng khôn phổ biến nhất là từ 17 đến 25 tuổi. Cũng có những người không mọc răng không hoặc mỗi năm răng chỉ nhú lên một chút.
Độ tuổi được khuyến cáo để loại bỏ răng khôn là từ 18 tuổi trở đi. Khi đủ 18 tuổi, chân răng đã mọc ổn định hoàn toàn, vì vậy việc thăm khám và đưa ra quyết định cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại bỏ răng ngay từ khi chưa mọc hoàn toàn cũng dễ dàng và bớt gây đau đớn hơn, đồng thời ngăn chặn sớm sự ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Nếu để quá muộn (sau tuổi 35), việc điều trị và phục hồi vết thương sẽ khó khăn hơn.
Các bác sĩ thường tư vấn người bệnh nên nhổ răng khôn vào buổi sáng bởi thời điểm này, cơ thể được nạp lại năng lượng sau một giấc ngủ dài giúp cơ thể đảm bảo sức khỏe. Bạn nên giữ cho mình tinh thần thật thoải mái trước khi nhổ răng, không nên lo sợ gây mất tâm lý. Hãy lưu ý ăn sáng đầy đủ trước khi tới nha khoa thực hiện nhổ răng.
Nhổ răng khôn mất bao lâu? Có nhanh không?
Nhổ răng khôn mất bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng khôn của bạn. Đối với những chiếc răng đã nhú toàn bộ thân và mọc thẳng sẽ chỉ tốn từ 3 đến 5 phút mỗi ca. Ngược lại, với những răng mọc chìm đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn thì thời gian sẽ rơi vào khoảng 30 phút.
Sau khi nhổ răng khôn mất bao lâu thì lành hẳn, có thể há miệng được?
Nhổ răng khôn bao lâu thì lành là thắc mắc chung của rất nhiều người. Tuy nhiên cũng giống như thời gian nhổ răng, thời gian lành phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của khách hàng cũng như tay nghề của bác sĩ và chăm sóc hậu nhổ răng. Thông thường bệnh nhân sẽ mất khoảng 2 đến 3 ngày hoặc hơn 1 tuần để vết nhổ lành hẳn.
Trong khoảng 24 giờ đầu, vị trí nhổ răng sẽ hình thành các cục máu đông để bảo vệ vết thương. 2 đến 3 ngày tiếp theo, tình trạng đau hoặc sưng sẽ giảm dần. Vì vậy nếu phát hiện má bị sưng viêm vài giờ sau khi nhổ răng, bạn cũng đừng lo lắng quá bởi đây là hiện tượng bình thường khi các mạch máu giãn ra giúp tăng lưu lượng máu đến vị trí vết thương. 7 ngày sau nhổ, bạn cần đến nha khoa để cắt chỉ nếu nha sĩ sử dụng chỉ thường. Tuy nhiên hiện nay, các nha khoa thường sử dụng chỉ tự tiêu cho những ca tiểu phẫu răng hàm dưới. Tình trạng cứng hàm hoặc sưng đau gần như biến mất trong khoảng thời gian này và những vết bầm tím nhẹ sẽ tan biến sau 2 tuần tới. Nếu phát hiện cục máu đông bị bong ra hoặc có hiện tượng nhiễm trùng, bạn cần nhanh chóng quay lại nha khoa để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương.
Tay nghề của bác sĩ
Nhổ răng khôn bao lâu lành phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật của bác sĩ. Một số bác sĩ non tay nghề không lấy hết các mảnh chân răng, dây thần kinh trên mặt người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đồng nghĩa với việc thời gian lành vết thương cũng lâu hơn.
Cơ địa từng người
Mỗi cơ địa khác nhau sẽ có thời gian lành vết nhổ khác nhau. Những bạn có cơ địa tốt chỉ mất vài ngày để hết đau hoàn toàn và khoảng vài tuần để vết thương lành hẳn. Tuy nhiên nếu cơ địa không tốt, thời gian phục hồi có thể mất tới 1 tháng.
Phương pháp nhổ răng
Mỗi tình trạng răng khôn sẽ đòi hỏi phương pháp nhổ răng khác nhau, đặc biệt là trường hợp răng mọc lệch hoặc mọc ngầm. Chính vì vậy vết thương cũng nặng hơn và cần nhiều thời gian để lành hơn.
Chế độ chăm sóc răng sau khi nhổ răng
Vì vị trí răng nằm ở trong cùng của cung hàm nên việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn. Hố răng trống sẽ được lấp đầy dần dần trong khoảng 1-2 tuần. Mặc dù các bác sĩ sẽ khâu vết thương hàm dưới nhưng vẫn tồn tại nguy cơ bị tích tụ thức ăn và hình thành vi khuẩn. Vì vậy người bệnh cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh làm nhiễm trùng vết thương và kéo dài thời gian phục hồi.
Tiểu phẫu răng khôn có khó không?
Nhổ răng khôn được coi là một ca tiểu phẫu răng khỏi xương hàm. Các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa để tiến hành nhổ bỏ răng. Ca tiểu phẫu có dễ dàng và nhanh chóng không phụ thuộc vào tình trạng răng khôn của bạn.
Tuy nhiên với sự phát triển của y học, loại bỏ răng không không còn là một ca bệnh quá khó khăn. Bên cạnh đó, các bác sĩ đều tiến hành gây tê hoặc gây mê nên bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau nhức khi nhổ răng. Đồng thời, sau ca mổ, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giảm đau và tiêu viêm nên tình trạng sưng đau sẽ nhanh chóng biến mất.
Mổ răng khôn bao lâu thì hết thuốc tê?
Thuốc tê sẽ hết sau khoảng vài tiếng. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau ở vị trí nhổ răng. Nếu cơn đau vượt quá sức chịu đựng của bạn, lúc này bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sĩ.
5 điều nên làm để giúp vết mổ răng khôn mau khỏi hẳn
Cầm máu bằng bông gòn
Ngay khi vừa loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm, các bác sĩ sẽ sử dụng bông gòn để cầm máu. Bạn nên ngậm chặt bông để vết thương không còn chảy máu nữa.
Chế độ ăn uống hợp lý
Thời gian này nên sử dụng những loại thức ăn mềm, đồng thời không ăn đồ nóng. Một số loại thức ăn bạn nên sử dụng là sữa chua, nước ép trái cây, cháo, súp, bánh kem, bánh bông lan… Bạn cũng nên ăn hai ở hàm đối diện, tránh vị trí nhổ răng cho tới khi vết thương lành hẳn. Tuy nhiên trong những ngày đầu sau nhổ răng, bạn không nên nhai những đồ ăn quá cứng hoặc ăn đá lạnh hay kem.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ là yếu tố bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng, bạn không nên mút chíp, đưa lưỡi vào vị trí nhổ răng hoặc súc miệng mạnh. Bạn có thể đánh răng bình thường, tuy nhiên nên nhẹ tay tại vết thương hở. Sang ngày tiếp theo, bạn nên tăng cường súc miệng bằng nước muối để tăng hiệu quả làm sạch.
Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm
Người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau nếu không chịu được các cơn đau nhức. Các bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm cả kháng sinh và kháng viêm để kiểm soát vết thương không bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm sau ca tiểu phẫu.
Chườm lạnh
Sau thời gian nhổ răng, bạn nên sử dụng túi hoặc khăn bọc đá lạnh và chườm ở phía da bao ngoài vị trí nhổ răng. Bạn không nên sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên da. Thời gian chườm có thể kéo dài từ 5 đến 20 phút, lặp lại nhiều lần trong 2 ngày đầu. Việc chườm đá lạnh sẽ giúp các mạch máu xung quanh co lại, giúp cầm máu tốt hơn và giảm sưng đau. Nếu vết thương đã cầm máu tốt hơn, bạn có thể thực hiện chườm nóng thay vì chườm lạnh.
Nghỉ ngơi hợp lý
Trong vòng 24 giờ đầu sau nhổ răng, bạn nên hạn chế sinh hoạt mạnh. Thay vào đó nên nghỉ ngơi, nằm nhiều. Bạn nên nghiêng đầu về phía đối diện để tránh đè nén áp lực vào vùng nhổ răng. Bạn cũng không nên cắn chặt răng mà nên thả lỏng để dịch được thoát ra.
5 điều không tốt ảnh hưởng tới thời gian lành vết nhổ răng khôn
Sưng má, chảy dịch, đau nhức là những biểu hiện không hề dễ chịu và khiến nhiều người hoảng sợ. Để tránh những hiện tượng nguy hiểm, ngoài lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, bạn cũng nên lưu ý một số lời khuyên sau đây:
Không vận động mạnh
Đây là lưu ý đầu tiên mà bạn không nên ngó lơ. Ít nhất trong ngày đầu nhổ răng không, bạn không nên vận động mạnh tránh làm tăng áp lực máu, khiến cho vết thương khó cầm máu. Vì vậy hãy nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh để cục máu đông nhanh chóng hình thành giúp bảo vệ vết thương tốt hơn. Bạn nên lưu ý các hoạt động như chạy nhảy, tập thể dục thể thao, khiêng vác đồ nặng quá sức…
Không hút thuốc lá
Thuốc là là điều cần hạn chế tuyệt đối sau khoảng 3 ngày từ khi nhổ răng. Chắc hẳn bạn cũng biết trong thuốc lá chứa rất nhiều thành phần gây hại có thể đi sâu vào các tế bào máu khiến các tế bào không có đủ lượng oxy. Điều này có thể làm phá hủy cục máu đông và dẫn đến các nguy cơ nhiễm trùng, viêm ổ răng, viêm tủy kèm theo những cơn đau dai dẳng.
Ngoài ra chất kích thích thần kinh Cannabinoid có trong thuốc lá có thể ảnh hưởng tới chức năng của nhiều gây tê. Do đó trước và sau khi nhổ răng, bạn nên ngừng hút thuốc để tránh làm giảm hoặc ức chế tác dụng của thuốc gây tê dẫn đến những cơn đau không mong muốn.
Không dùng các chất có cồn
Cũng giống như thuốc lá, sau khi nhổ răng, bạn nên tránh sử dụng các loại nước súc miệng có chứa cồn và các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia. Thời gian kiêng càng lâu, khả năng chống viêm nhiễm càng cao, đồng thời quá trình lành vết thương cũng diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, chất cồn cũng tạo ra những tương tác không tốt với thuốc gây tê dẫn đến những biến chứng nguy hại khó kiểm soát. Do đó, trước khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, đặc biệt là các răng mọc ngầm ở hàm dưới, bạn không nên tiêu thụ các loại đồ uống có cồn càng lâu càng tốt.
Không dùng ống hút
Không nên sử dụng ống hút trong ngày đầu nhổ răng là lời khuyên mà các nha sĩ muốn người bệnh đặc biệt lưu ý. Hành động hút chíp sẽ tạo áp lực lên vùng nhổ răng làm mất bền vững các cục máu đông, khiến các cục máu này bị rơi ra khỏi ổ răng và lộ vùng dây thần kinh. Nếu để xảy ra hiện tượng này, ổ răng khô sẽ bị viêm và có mùi hôi khó chịu. Một số trường hợp có thể gây sốt nhẹ.
Không bỏ hẹn cắt chỉ
vết thương trong miệng là chỉ thường, cần tiến hành cắt chỉ đúng thời điểm. Nếu không được cắt bỏ, thức ăn và mảng bám sẽ tích tụ quanh chỉ khâu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Lúc này hơi thở sẽ ngày càng khó chịu. Thông thường sau nhổ răng, bạn nên quay lại nha khoa sau 7 ngày để cắt chỉ. Nếu nha sĩ sử dụng chỉ tự tiêu, bạn chỉ cần quay lại tái khám để các bác sĩ đánh giá tình hình.
Các trường hợp không nên nhổ răng khôn
Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ không nên thực hiện ca tiểu phẫu răng khôn. Lý do là bởi những tác động vật lý lên răng miệng luôn tiềm ẩn không ít nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi và thai phụ. Không chỉ vậy, phụ nữ mang thai không được phép nhổ bỏ bất cứ loại răng nào trong giai đoạn này. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho các bà mẹ mang thai biện pháp thay thế tạm thời nhằm làm giảm các cơn đau nhức khó chịu do răng khôn gây ra.
Bệnh nhân có bệnh nền nguy hiểm: Bệnh nhân mắc một trong số các chứng bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp đều được khuyến cáo không nên nhổ răng khôn. Thay vào đó, các bệnh nhân cần điều trị dứt điểm bệnh nền, sau đó mới có thể nhổ bỏ răng số 8. Điều này đồng nghĩa bệnh nhân cần được nhổ răng vào một khoảng thời gian thích hợp và khỏe mạnh nhất.
Bệnh nhân đang gặp vấn đề về sức khỏe: Nếu bạn mới trải qua một ca phẫu thuật, bạn không nên thực hiện nhổ răng khôn. Nếu ca nhổ răng của bạn hết sức khẩn cấp, các bác sĩ sẽ phải tìm ra thời điểm thích hợp nhất tránh những nguy hại tới tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, tạm dừng nhổ răng là lời khuyên hữu ích cho bạn.
Các lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Trước tiên, sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần uống thuốc theo đơn mà bác sĩ đã kê. Các loại thuốc theo đơn thường là thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng và thuốc hỗ trợ giảm đau. Lưu ý nếu bị đau sau nhổ răng bạn mới cần sử dụng thuốc giảm đau. Trong một số trường hợp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, việc sử dụng thuốc giảm đau là không cần thiết. Ngoài ra để giảm sưng, bạn có thể chườm đá lạnh vào bên má bị sưng. Bạn cũng có thể chườm nóng để làm dịu vị trí sưng.
Sau khi nhổ răng vài tiếng, bạn có thể ăn nhẹ các loại đồ ăn mềm để hồi phục sức khỏe. Tốt nhất bạn nên ăn cháo và tránh các thức ăn cần nhai nhiều để tránh những tác động lên vết thương gây chảy máu. Hãy ăn nhiều hoa quả, rau củ để bổ sung chất xơ. Đồng thời người bệnh có thể bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, sau khi ăn uống, hãy chú ý vệ sinh thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng vết nhổ. Ngày đầu sau nhổ răng, bạn không nên súc miệng để vết thương nhanh chóng hình thành cục máu đông.
Dù vết thương còn đau hay không, bạn cũng cần đi khám lại sau 24 giờ để các bác sĩ tư vấn kỹ càng hơn. Nhiều bệnh nhân thường bỏ qua giai đoạn này và tự kết luận bản thân đã hồi phục hoàn toàn. Nếu gặp phải các triệu chứng đau bất thường, bạn nên tái khám sớm nhất có thể.
Cuối cùng, vệ sinh thật sạch sẽ là cách tốt nhất giúp vết thương không trở nặng và phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và chải thật nhẹ nhàng, tránh va chạm vào vết thương.
Nhổ răng khôn sẽ không còn là vấn đề nguy hại và đáng lo lắng nếu bạn chọn đúng nha khoa. Nha khoa Parkway đã có uy tín trong lĩnh vực tiểu phẫu răng khôn với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Nha khoa Parkway đã thực hiện các ca nhổ răng khôn mà không để lại bất cứ di chứng nào. Hiện tại Parkway đã có hệ thống phòng khám nha khoa tại miền Bắc và miền Nam. Bạn có thể tới nha khoa tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP. HCM. Hãy liên hệ với nha khoa Parkway qua hotline để trải nghiệm dịch vụ nha khoa tuyệt vời.
Với những thông tin trong bài viết “Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Mất mấy ngày thì há miệng được?”, hy vọng có thể giúp đỡ bạn trang bị những kiến thức hữu ích nhất trước và sau khi nhổ răng khôn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tự tin.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]