Nguyên nhân bị bệnh nhiệt miệng và cách điều trị hiệu quả
Nhiệt miệng không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên không nhiều người biết đâu là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng? Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Hãy để Nha khoa uy tín Parkway giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong bài viết hôm nay.
Bị nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng hoặc loét miệng là hiện tượng bị viêm nhiễm các mô trong khoang miệng dẫn đến việc tiêu thụ thức ăn gặp nhiều khó khăn. Nhiệt miệng về cơ bản không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên lại là tác nhân gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài, chế độ sinh hoạt của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hình ảnh bị nhiệt miệng
Nguyên nhân nhiệt miệng do đâu?
Rất khó để xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên hiện tượng nhiệt miệng. Tuy nhiên, một trong các yếu tố dẫn đến nhiệt miệng là môi trường và chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các loại độc tố chứa trong thức ăn hoặc các ký sinh trùng cũng có thể làm nhiệt miệng.
Ngoài ra, nếu trong quá trình vệ sinh miệng, chúng ta dùng lực quá mạnh cũng có thể làm tổn thương miệng. Một số loại tổn thương khác có thể kể đến như cắn vào má trong, thiếu vitamin, dị ứng hoặc thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì hay chu kỳ kinh nguyệt.
Dấu hiệu của nhiệt miệng là gì?
Các dấu hiệu phổ biến của nhiệt miệng bao gồm:
Xuất hiện các vết sưng lở loét ở vị trí má trong, môi, lưỡi, nướu.
Các vết lở loét có màu trắng hoặc vàng. Kích thước của các vết loét thường nhỏ và chuyển sang màu xám khi đã lành.
Các loại hình nhiệt miệng
Thể nhỏ (RAS minor)
Ở thể nhỏ, nhiệt miệng còn gọi là áp tơ miệng thường gặp nhất. Có tới 80% số người bệnh gặp các tổn thương ở dạng nông với đường kính dưới 1cm. Bên cạnh đó, số lượng vết nhiệt rơi vào khoảng từ 1-5 nốt. Vị trí nhiệt thường ở môi hoặc má và sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần mà không để lại sẹo.
Thể lớn (RAS major)
Với thể này, tổn thương niêm mạc đã lớn hơn. Tuy nhiên khá ít trường hợp gặp phải thể này. Các vết loét thường có kích thước từ 1-3cm và tập trung thành từng nhóm ở môi, hàm ếch hoặc sâu trong vòm họng. Các tổn thương có thể kéo dài gần 2 tháng và sẽ để lại sẹo.
Herpes (Herpetiform RAS)
Đây là dạng hiếm gặp nhất với những vết loét tập trung thành từng cụm với diện tích lớn. Đồng thời đây cũng là nhóm nguy hiểm nhất cần theo dõi tích cực.
Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Lở miệng có thể là dấu hiệu báo hiệu cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý như:
Bệnh celiac: Đây là một loại bệnh về đường ruột do nhạy cảm với một loại protein chứa trong các loại ngũ cốc.
Bệnh Crohn (viêm đường ruột), viêm loét đại tràng.
Bệnh Behcet gây rối loạn nghiêm trọng.
Suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch.
Nhiệt miệng có thể dẫn đến nhiều bệnh khác
Biến chứng nhiệt miệng
Mặc dù đây không phải căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu như để loét miệng chuyển sang thể mãn tính, bạn cũng sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:
Loét miệng mãn tính chuyển biến thành viêm cấp
Khi đã bị loét miệng nặng mà không chịu ăn uống kiêng khem, vẫn ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn giàu axit như chanh quất sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Lâu dần chuyển quan loét miệng mãn tính.
Bệnh áp xe miệng
Thông thường, mọi người sẽ chủ quan với bệnh loét miệng và nghĩ chúng khỏi nhanh chóng sau 8 – 12 ngày mà không cần chữa trị gì. Tuy nhiên, với những trường hợp nào trị bệnh sai cách thì có thể bị nhiễm trùng, đồng thời gây ra áp xe khoang miệng. Sự viêm sưng các vết loét càng ngày càng lan ra má hàm, lưỡi. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, môi khô, lưỡi bẩn,…
Bệnh áp xe miệng còn khiến răng bạn yếu đi, xuất hiện chảy máu chân răng và sưng lợi.
Bệnh ung thư lưỡi
Ít ai biết rằng: Loét miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi, tuy bệnh này có thể chữa khỏi được nhưng khi phát hiện ra đều vào giai đoạn cuối nên việc chữa bệnh là hết sức khó khăn. Do vậy, đừng nên chủ quan với tình trạng hay bị nhiệt miệng nha mọi người.
Có thể bạn quan tâm
Chảy máy chân răng và sưng lợi sẽ gây khó chịu và mang đến nguy hiểm cho bạn. Vậy nên điều trị như thế nào?
Thường xuyên bị nhiệt miệng gây ra biến chứng như thế nào?
Nhiệt miệng có thể nhanh chóng tan biến trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên nếu tình trạng lở miệng kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm như:
Mất thoải mái khi ăn hoặc khi giao tiếp.
Mệt mỏi kéo dài.
Vết loét lan rộng gây đau đơn.
Sốt cao.
Viêm tế bào.
Bị nhiệt miệng kéo dài trong bao lâu?
Nhiệt miệng sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, sau thời gian này các vị trí loét sẽ nhỏ dần và tiêu biến. Với các vết loét thể nhỏ, người bệnh sẽ phải chịu cảm giác đau và khó chịu trong khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên để vết lở khỏi hoàn toàn cần khoảng 3 tuần. Riêng những vết loét lớn cần hơn 6 tuần để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng nhiệt.
Lý do bị nhiệt miệng gây đau là gì?
Nhiệt miệng hay lở loét miệng về bản chất là một tổn thương bên trong khoang miệng. Theo cơ chế tự nhiên, các enzym tiêu hóa và axit có trong nước bọt sẽ tác dụng với các vết loét gây ra các cơn đau cho người bệnh. Đây chính là lý do vì sao nhiệt miệng lại gây đau.
Các biện pháp chẩn đoán nhiệt miệng
Rất nhiều bệnh có dấu hiệu tương tự như nhiệt miệng gây nhầm lẫn như Giardiasis hay Crohn, viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích. Do đó mặc dù có thể quan sát bằng mắt thường nhưng một số trường hợp bị loét miệng nặng cần dùng đến các phương pháp như xét nghiệm máu hoặc sinh thiết để kiểm tra chắc chắn tình trạng bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều dễ nhận biết bằng mắt thường.
Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng (loét miệng)
Để trị bệnh, ta có thể tự áp dụng những cách chữa nhiệt miệng hoặc sử dụng thuốc nhiệt miệng. Nha khoa Parkway sẽ đem đến cho bạn một số gợi ý dưới đây:
Chữa nhiệt miệng tại nhà
Tự pha nước súc miệng
Với những ai hay bị nhiệt miệng, sử dụng nước súc miệng mỗi ngày vừa là cách chữa, đồng thời cũng là cách phòng bệnh. Công thức làm nước súc miệng rất đơn giản: Pha baking soda với nước ép lô hội và nước ấm. Khuấy đều hỗn hợp và sau đó súc miệng khoảng 10 giây liên tục. Hãy thực hiện cách này hàng ngày để có hiệu quả nhanh nhất.
Chườm lạnh
Mẹo chữa nhiệt miệng dùng đá chườm lạnh là cách giảm đau sưng tích cực. Bạn chỉ cần dùng 1 viên đá nhỏ đặt vào vết loét miệng, dần dần sẽ có tác dụng giảm đau và giảm viêm hữu hiệu.
Tăng cường vitamin B
Bổ sung đủ vitamin B12 là cách ngăn ngừa loét miệng tái phát. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra: Mỗi ngày, một người trưởng thành cần nạp 1mg vitamin B12, và uống liên tục trong vòng 6 tháng. Điều này không chỉ giúp ta không bị nóng trong dẫn đến loét miệng, mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh và đầy sức sống hơn.
Dùng thuốc điều trị nhiệt miệng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc trị nhiệt miệng rất tốt với giá thành hợp lý, hiệu quả nhanh và ít khi để lại tác dụng phụ. Vậy nên, nếu muốn nhanh dứt cơn loét miệng mà ngại những biện pháp tự nhiên lâu có tác dụng, dùng thuốc chữa là cách được nhiều người lựa chọn.
Bổ sung chất sắt
Dùng thêm sắt là điều cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung sắt lượng nào là đủ thì bạn cần đi xét nghiệm và nhận lời tư vấn từ chuyên gia.
Sữa chua
Sữa chua vốn là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Những lợi khuẩn của sữa chua đi vào trong khoang miệng sẽ làm lành các vết nhiệt. Sự mềm mịn, thanh mát cũng có tác dụng giảm đau tích cực.
Giấm táo
Pha giấm táo cùng nước ấm với 1 tỷ lệ bằng nhau được sử dụng để súc miệng mỗi ngày sẽ khiến cho các vết loét nhanh chóng biến mất. Trong giấm táo có hoạt chất axit axetic với khả năng diệt khuẩn tốt, đồng thời tăng cường sản sinh lợi khuẩn. Giấm táo được xem là loại kháng sinh tự nhiên cực tốt cho người bị loét miệng.
Sử dụng trà
Túi lọc trà có chứa lượng chất tannin dồi dào giúp giảm viêm sưng tức thì. Sau khi pha trà, bạn chỉ cần dùng túi lọc đắp lên vết loét là sẽ có tác dụng. Dùng túi lọc trà là một trong những cách chữa nhiệt miệng tại nhà rẻ tiền, hiệu quả.
Nước oxy già
Bạn sử dụng một miếng bông nhỏ thấm dung dịch oxy già loãng (một nửa oxy già pha với một nửa nước ấm) rồi chấm lên vết loét miệng. Bạn cần kiêng 1 tiếng không ăn không uống sau khi bôi oxy già. Thực hiện cách này hàng ngày cho tới khi khỏi loét miệng.
Không dùng các loại nước súc miệng hay kem đánh răng có chứa Sodium Lauryl Sulfate
Sodium Lauryl Sulfate là hoạt chất tạo bọt gây ra tình trạng loét miệng. Vì vậy, nếu đang bị loét miệng hoặc muốn phòng tránh nó thì bạn cần loại bỏ những loại kem đánh răng hay nước súc miệng có hoạt chất này.
Thuốc trị nhiệt miệng
3 loại thuốc chữa nhiệt miệng tốt và phổ biến nhất hiện nay:
Thuốc nhiệt miệng Oracortia
Loại thuốc này được sản xuất theo công nghệ Thái Lan, với thành phần chính là Triamcinolone Acetonide 0.1g/100g. Thuốc bôi Oracortia có tác dụng làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm trong khoang miệng, làm lành những tổn thương.
Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ nhẹ nhàng bôi lên vùng da tổn thương thành 1 lớp màng mỏng. Bạn nên bôi trước khi đi ngủ để thuốc được tiếp xúc với vùng da nhiệt cả đêm. Sau đó, ban ngày có thể bôi thêm khoảng 2 -3 lần sau khi ăn.
Bạn dễ dàng tìm mua thuốc Oracortia ở nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, với mức chi phí rẻ chỉ khoảng 9000 – 12000 vnđ/gói.
Thuốc trị nhiệt miệng Kamistad Gel N
Đây là một sản phẩm dạng gel đặc trị các dấu hiệu viêm đau lợi, môi và niêm mạc miệng. Với tính sát trùng cao và giảm đau nhanh chóng, Kamistad – Gel N cũng phù hợp với cả những ai đang đeo răng giả, bôi vào những điểm bị chèn ép nhằm giảm tình trạng mẫn cảm khi chưa quen với vật thể lạ trong miệng.
Kamistad Gel N có nhiều thành phần như: Dịch chiết hoa cúc, Lidocaine HCL 1 H2O, chất bảo quản Benzalkonium Chloride, tinh dầu quế, Carbomers, Acid formic khan 98%, nước tinh khiết,…
Hướng dẫn sử dụng theo độ tuổi và tình trạng:
Người trưởng thành: Người bị viêm lợi mỗi lần bôi nửa cm chiều dài phần thuốc lấy ra từ tuýp gel, mỗi ngày bôi 3 lần. Với những ai bị khó chịu do răng giả, lấy một lượng nhỏ như hạt đậu và bôi lên chỗ bị đau. Lưu ý: Bôi gel một cách nhẹ nhàng để không làm vết thương nặng hơn.
Trẻ nhỏ: Loại gel này thích hợp cho những trẻ nhỏ bị đau khi mọc răng sữa, chỉ lấy khoảng ¼ cm với chiều dài lấy ra từ ống thuốc để bôi. Một ngày không được dùng quá 3 lần.
Một tuýp Kamistad Gel N 10g được bán với mức giá trung bình 35.000 vnđ ở nhiều hiệu quốc trên khắp cả nước.
Thuốc nhiệt miệng Mandarin
Thuốc loét miệng Mandarin là sản phẩm tiêu biểu của Công ty CP Dược phẩm Mandarin được giới chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả khi chữa các chứng viêm loét miệng, lở miệng, nóng má trong, vùng lưỡi,…
100% thành phần của Mandarin đều xuất xứ từ thiên nhiên lành tính như: Đinh hương, đậu khấu, thanh mộc hương, hoắc hương, hạ côi, bạch chỉ, diệp hạ châu, giảm cổ lan, bạch thiên, xạ đen, linh chi,… được bào chế cẩn thận theo phương pháp gia truyền.
Một hộp thuốc trị loét miệng Mandarin gồm 1 chai thuốc ngậm và 1 vỉ bôi đi kèm. Sử dụng bằng cách ngậm thuốc Mandarin trong miệng khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ đi. Mỗi ngày ngậm từ 1 -2 lần sau khi ăn. Một lần ngậm tiêu chuẩn là 5ml. Kiên trì ngậm vài ngày thì vết nhiệt sẽ dần dần se lại.
Đối với vỉ bôi kẽm, bạn chỉ cần cắt gói thuốc và bôi lên vết nhiệt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau thức dậy, vết nhiệt sẽ gần như khỏi hẳn.
Nhà sản xuất khuyên người bệnh nên dùng thuốc điều trị liên tục trong vòng 1 – 2 tháng, kể cả khi đã khỏi nhiệt vẫn bôi để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh tái phát lại.
Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là một trong các hiện tượng liên quan đến sức khỏe khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa nhiệt miệng bằng một trong các phương pháp dưới đây:
Cải thiện dinh dưỡng trong các bữa ăn: Trong các bữa ăn hàng ngày, nên hạn chế các loại thức ăn gây kích ứng và nóng trong. Các loại đồ ăn này có thể kể đến như khoai tây chiên, bánh quy giống, các loại gia vị, trái cây chứa tính axit. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lắng nghe cơ thể và loại bỏ các loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng.
Tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh: Trong các bữa ăn hàng ngày, hãy cố gắng bổ sung nhiều trái cây, ngũ cốc và rau củ để phòng ngừa sự thiếu chất dinh dưỡng.
Bảo vệ răng miệng thật tốt: Thường xuyên đánh răng 2 lần/ ngày sau bữa ăn sáng và tối. Sử dụng chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch các mảng bám ở kẽ răng.
Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh kích ứng các mô mềm trong miệng.
Giữ tinh thần thoải mái và giảm căng thẳng trong cuộc sống. Hãy ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý để không bị stress.
Uống đủ nước mỗi ngày.
Thăm khám định kỳ tại các cơ sở nha khoa.
Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Với những bạn đang gặp vấn đề về nhiệt miệng, nên ưu tiên các loại đồ ăn có tính mát và chứa nhiều vitamin. Để làm giảm kích ứng do các vết loét gây ra, bạn nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn cay nóng, thức ăn chứa axit hoặc trái cây họ cam, quýt. Bởi vì chưa có cách điều trị tối ưu nên bạn cần tránh những loại thực phẩm này càng lâu càng tốt. Thay vào đó hãy tiêu thụ các loại đồ ăn nhạt và mát. Dưới đây là một vài gợi ý cho bữa ăn của người bị nhiệt miệng.
Ăn các loại thực phẩm làm từ sữa, sữa chua và pho mát.
Tiêu thụ các loại rau đã được nấu chín hoặc làm đông lạnh.
Sử dụng khoai tây kết hợp với sữa để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn nhiều trái cây để giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể say hoặc ép lấy nước sinh tốt.
Sử dụng ngũ cốc đã nấu chín hoặc các loại lúa mì, sữa hạt hay bột yến mạch.
Các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn cũng nên được ưu tiên. Lưu ý cần cắt nhỏ trước khi ăn.
Các món ăn từ trứng gà, trứng vịt, trứng cút,…
Bổ sung bơ hoặc đậu phộng nguyên hạt.
Các loại súp đã nấu chín để nguội.
Bị nhiệt miệng nặng phải điều trị ở đâu?
Nếu không thể tự điều trị tại nhà, bạn có thể tới thăm khám tại các cơ sở ý tế chuyên về răng miệng. Các phòng khám tư là lựa chọn hợp lý cho những khách hàng không có nhiều thời gian để chờ đợi tại bệnh viện.
Một trong các phòng nha khoa mà bạn không nên bỏ qua là Nha khoa Parkway. Nha khoa Parkway là hệ thống phòng khám nha đã khẳng định được tên tuổi trên thị trường. Mặc dù thế mạnh lớn nhất của nha khoa Parkway là dịch vụ niềng răng thẩm mỹ. Tuy nhiên Parkway còn tự hào là một trong đơn vị cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh về răng miệng tốt nhất hiện nay. Đội ngũ nha sĩ được đào tạo chuyên sâu tại các trường chuyên về y khoa sẽ giúp bạn ngăn ngừa cũng như điều trị hiện tượng nhiệt miệng.
Nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng nếu chủ quan có thể gây nên những biến chứng khôn lường nguy hại đến tính mạng người bệnh. Hãy đến với Nha khoa Parkway tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP.HCM để được chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]