Nanh sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chữa dân gian và biểu hiện nhận biết
Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh chính là hiện tượng khiến những bậc làm cha, làm mẹ vô cùng đau đầu. Với sứ mệnh đối với nụ cười của mọi nhà, trong bài dưới đây nha khoa Parkway sẽ gửi tới những bậc phụ huynh các biểu hiện nhận biết và cách chữa bé mọc nanh sữa dân gian hiệu quả, an toàn nhất cho vấn đề này ở trẻ nhỏ.
Nanh sữa là gì?
Nanh sữa (Gingival Cyst of Newborn) là dùng để chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Đây là loại tổn thương lành tính, thường hay xảy ra ở niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn nhất định ở trẻ và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 20 tuần sau khi sinh.
Theo như các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh chính là trong quá trình xuất hiện mầm răng sữa của bé. Những thành phần, mảnh vụn của tế bào tham gia tạo mầm răng không tiêu biến mà còn sót lại ở xương hàm tạo nên nang ở lợi. Do đó, việc nanh sữa mọc là quá trình phát triển hoàn toàn tự nhiên ở bé.
Các biểu hiện khi trẻ sơ sinh mọc nanh sữa
Bé sơ sinh có nanh sữa thường có những biểu hiện khá rõ ràng ở niêm mạc hàm trên hoặc hàm dưới. Các bậc phụ huynh có thể nhận biết được vấn đề này khi thấy sự xuất hiện của các nốt màu trắng hoặc vàng nhạt có kích thước khoảng từ 2-3mm. Đối với những trường hợp có tính chất nghiêm trọng hơn thì nanh sữa sẽ lên đến 1cm, tuy nhiên thường sẽ rất ít khi xảy ra.
Thông thường, việc mọc nanh ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện với trẻ dưới 3 tháng tuổi nhưng cũng có trường hợp nanh sữa sẽ mọc muộn hơn, tùy thuộc vào thể trạng của trẻ. Như đã nói ở trên, đây là một loại tổn thương lành tính và thường tự vỡ tan biến mà không để lại dấu vết, nên nếu được phát hiện kịp thời thì việc xử lý sẽ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có triệu chứng nướu lợi quanh nanh sữa sưng đỏ hoặc loét, sốt nhẹ thì đầu răng nanh sữa trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn vì cảm thấy rất đau nhức và khó chịu nên cha, mẹ rất cần lưu ý đến vấn đề này của trẻ.
Theo thống kê, hiện tượng mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh. Nhưng trên thực tế tỷ lệ này có con số cao hơn. Dù là một dạng tổn thương lành tính, ít khi gây đau đớn nhưng các bậc phụ huynh vẫn cần theo dõi cẩn thận và đưa trẻ đến khám tại các sơ sở y tế để phòng tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, về bản chất, trẻ sơ sinh bị nanh sữa rất lành tính. Chính vì vậy, việc mọc nanh lợi ở trẻ nhỏ sẽ không gây nên bất kỳ nguy hiểm nào cho trẻ. Chúng thường sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn, từ 2 tuần đến 5 tháng rồi tự biến mất hoàn toàn mà không để lại bất cứ một dấu vết gì. Một số trường hợp gặp muộn hơn và với trẻ trên 8 tháng tuổi thì hiếm khi gặp.
Như mọi người đã biết, bản chất của nanh sữa chính là một loại nang có vỏ mỏng, trong lòng chứa chất keratin – một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa màu trắng. Hiện tượng này là do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm. Nếu là nanh sữa ở vòm miệng điều này là do những mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai. (1)
Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ sẽ hình thành răng sữa. Nhưng từ lúc trẻ vẫn còn nằm ở trong bụng mẹ, mầm răng đã được hình thành trong xương. Trong quá trình hình thành mầm răng một số thành phần tế bào tham gia tạo răng sẽ tiêu biến, nếu những tế bào còn sót lại sẽ có thể tạo thành nang.
Trên thực tế, đa số trường hợp khi mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh sẽ không có cảm giác đau đớn hay khó chịu nhiều cho trẻ nhưng cũng tùy thuộc vào từng thể trạng mà cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú. Khi phái hiện trẻ đang bị trình trạng này thì chính là do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải. Cha mẹ cần quan sát con khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, nghiêm trọng hơn còn có thể bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.
Nanh sữa rất dễ được phát hiện và chẩn đoán, tuy nhiên cũng có thể dễ bị nhầm nanh sữa với răng bẩm sinh hoặc răng sơ sinh (natal và neonatal teeth) mọc ngay sau khi sinh đã có (natal teeth) hoặc mọc trong vòng 30 ngày sau sinh. Tỷ lệ gặp những răng này rất hiếm thường gặp ở vị trí hai răng cửa giữa hàm dưới.
Trong trường hợp này rất có thể là những răng sữa thật sự, tuy nhiên chúng chỉ chưa hoàn chỉnh về cấu trúc, chân răng rất ngắn nên dễ lung lay và dễ nhổ. Phần lớn trường hợp này cũng phải đưa trẻ đến các cơ quan y tế để nhổ răng, tránh những tổn thương lưỡi cho trẻ, gây đau cho mẹ khi bú.
Trường hợp việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách gây ra tình trạng như: đau nhức, nhiễm khuẩn, bỏ ăn,… thì cha, mẹ cũng nên không quá lo lắng. Lúc này, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám điều trị, tránh tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn, gây đau nhức kéo dài.
Mẹo dân gian chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ nhỏ là đối tượng rất cần được chăm sóc cẩn thận, chu đáo đặc biệt là giai đoạn đầu sau khi chào đời. Việc mọc nanh sữa tại thời điểm này chắc chắn sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh có tâm lý lo lắng và tìm tới các phương pháp tự nhiên cho con. Đối với những mẹo dân gian, cha mẹ có thể dễ dàng tham khảo và tìm thấy trên các trang thông tin y khoa chính thống.
Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này cần được tham khảo ý kiến của các y bác sĩ. Thêm vào đó,việc sử dụng thuốc bôi nanh sữa cũng không được sử dụng tùy tiện mà cần được sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa và tuỳ thuộc vào nanh sữa cứng hay mềm.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con, những bậc phụ huynh không nên tùy ý sử dụng các cách chữa nanh sữa dân gian mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì đây là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm nên phải tuyệt đối cẩn thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ phương pháp lấy/xử lý nào.
Có nên nhổ nanh sữa cho trẻ em không?
Khi thấy các con mọc nanh sữa dù là nanh sữa cứng hay mềm, điều đầu tiên là các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, quan sát xem con có biểu hiện khó chịu hoặc quấy khóc khi mọc nanh sữa hay không.Trong trường hợp trẻ không bị bỏ ăn, đau nhức thì ba mẹ chỉ cần theo dõi tình trạng của con thường xuyên và vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận thì nanh sữa sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần.
Còn nếu trẻ có thêm các biểu hiện khác khi mọc nanh sữa như: nhiễm khuẩn, nanh sữa có biểu hiện sưng đỏ niêm mạc, loét, sốt, bú kém hoặc bỏ bú,… thì cần đưa trẻ đến khám tại các phòng khám nha uy tín để nhổ nanh sữa.
Nhổ nanh sữa có thể coi là phương pháp tốt nhất để xử lý tình trạng này. Để thao tác nhổ nanh sữa không có gì quá khó khăn tuy nhiên cần nhanh, chính xác, để tránh gây tổn thương đến vùng lợi xung quanh.Trẻ nhỏ thường rất mẫm cảm vì vậy nếu bị tổn thương vùng lợi sẽ khiến trẻ đau,quấy khóc và tạo tâm lý lo lắng cho cha mẹ.
Chính vì vậy, nha sĩ cần sử dụng lượng thuốc tê vừa đủ kết hợp những dụng cụ y khoa sẽ làm rách vỏ nang, nanh sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giải phóng ra chất vàng nhạt hoặc màu trắng đặc. Phần lợi chỗ chích rạch sẽ tự liền sau 1 – 2 ngày, không cần can thiệp gì thêm bởi bất cứ loại sản phẩm hỗ trợ nào.
Một lưu ý đặc biệt dành cho phụ huynh chính là không nên tự ý chích nhể nanh sữa cho trẻ, tránh trường hợp làm nhiễm trùng nặng hơn. Đặc biệt, cũng không nên sử dụng tùy ý các mẹo chữa dân gian vì điều này tuy có thể không gây nên đau đớn cho bé nhưng nếu không đảm bảo được điều kiện vệ sinh sạch sẽ, vô khuẩn thì việc này vô tình đưa tình trạng của con trở nên xấu và tồi tệ hơn.
Để đảm bảo được sức khỏe tốt nhất cho con, việc đưa con tới các cơ sở y tế để thăm khám chính là cách giải quyết hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải bằng cách chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như: selen, vitamin nhóm B, kẽm, crom,… để giúp trẻ nâng cao được hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng kém ăn,….
Hướng dẫn cách chăm sóc vùng miệng cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, điều đầu tiên bạn cần lưu tâm để chăm sóc khoang miệng sạch sẽ chính là việc vệ sinh lưỡi bởi bề mặt lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi sinh vật. Khi lưỡi được vệ sinh sạch sẽ sẽ đảm bảo hạn chế tối đa các bệnh lý liên quan đến vùng miệng của trẻ, giúp hơi thở của bé giảm bớt mùi khó chịu. Dưới đây, nha khoa Parkway sẽ gửi tới bạn cách vệ sinh lưỡi đúng cách:
Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng sau đó chuẩn bị một bát nước ấm,sạch. Để tránh việc bé bị bỏng lưỡi do sử dụng nước quá nóng, hãy kiểm tra nhiệt độ nước cẩn thận trước khi sử dụng nhé.
Bước 2: Dùng khăn xô sạch hoặc vải mềm sạch quấn quanh ngón tay trỏ và nhúng vào nước ấm đã chuẩn bị ở bước 1.
Bước 3: Giữ bé cố định bằng cách: Bế chắc bé bằng một tay Sau đó dùng ngón tay để kéo nhẹ môi dưới của bé để khuyến khích bé mở miệng. Lúc này, bạn dùng ngón tay đã quấn khăn ẩm và nhẹ nhàng cọ xát mặt lưỡi để loại bỏ đi những mảng trắng trên lưỡi của bé. Khi thấy những cặn trắng vẫn còn bám trên lưỡi và khó đi, bạn có thể sử dụng kem đánh răng không có flour và thao tác thật nhanh trên lưỡi bé. Sau đó bạn dùng khăn ẩm sạch để lau đi ngay, tránh việc để bé nuốt kem đánh răng.
Bước 4: Sau khi làm sạch lưỡi, cha mẹ dùng ngón tay di chuyển xung quanh miệng để mát xa nhẹ nhàng ở hàm răng, vùng dưới lưỡi, lợi cũng như vòm má cho bé để bé có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Nha khoa Parkway – Đồng hành cùng phụ huynh trên hành trình chăm sóc răng miệng cho trẻ
Với những bước tiến đáng kể từ khi được thành lập cho đến thời điểm hiện tại, nha khoa Parkway đã chiếm trọn được sự tin yêu của mọi gia đình Việt. Được biết đến là một địa chỉ quy tụ bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm và rất nổi tiếng trong lĩnh vực nha khoa ở trong cũng như ngoài nước cùng hệ thống dịch vụ, cơ sở vật chất hiện đại, nha khoa Parkway chính là một địa chỉ uy tín, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
Nha khoa Parkway luôn có những nhận xét, phán đoán chính xác các bệnh lý về răng cũng như những nhu cầu trong việc phục hình răng thẩm mỹ để đưa tới những giải pháp tốt nhất với mức giá cả hợp lý nhất. Những điểm mà nha khoa Parkway luôn tự hào có thể được kể đến:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn 5 sao: nha khoa Parkway luôn hướng tới người sử dụng dịch vụ được trải nghiệm những dịch vụ tiên tiến, hiện đại nhất nên rất chú trọng vào việc đầu tư trang thiết bị.
Đội ngũ chuyên gia bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm: nơi đây quy tụ rất nhiều chuyên gia trong những lĩnh vực riêng biệt, đảm bảo chất lượng thăm khám và điều trị an toàn, chất lượng cho khách hàng.
Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, luôn hỗ trợ tích cực người đến khám và có thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Tới nha khoa Parkway, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và giải đáp mọi tận tình mọi thắc mắc về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Chính vì vậy để con có thể có được sức khỏe răng miệng tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy liên hệ ngay với nha khoa Parkway để nhận được, tư vấn hữu ích nhất.
Trên đây là những thông tin về mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh phải làm sao, hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để chăm sóc con khỏe mạnh.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]