Mất răng số 7 trước 30 tuổi có nguy hiểm hay không?
Trong cung hàm, răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng răng. Vậy mất răng số 7 trước độ tuổi 30 có thật sự nguy hiểm?
Răng số 7 là răng nào? Vai trò của răng số 7?
Răng số 7 là răng nào?
Răng số 7 là răng cối lớn thứ 2 nên vị trí răng số 7 nằm gần như trong cùng của hàm. Đối với trẻ nhỏ, phải khoảng 12-13 tuổi trong quá trình thay răng sữa mới mọc răng số 7.
Để hình dung răng số 7 là răng nào, bạn có thể đếm thứ tự của răng, tính từ răng cửa số 1 đi vào bên trong. Cách xác định này chỉ được áp dụng với hàm răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ hoặc trẻ từ 11 tuổi trở lên.
Vai trò của răng số 7?
Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn, nhai hàng ngày. Cấu tạo của răng số 7 sẽ gồm thân răng với bề mặt nhai lớn, giúp việc nhai cắn, nghiền nát thức ăn tốt và phần chân răng thường có 2-3 chân răng rất chắc khỏe, chịu lực tốt.
Tác hại của mất răng số 7
Tác hại ban đầu
Khả năng ăn nhai giảm sút nghiêm trọng: Là chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, mất răng số 7 khiến khả năng ăn nhai của cung hàm bị yếu đi rất nhiều. Thức ăn không được nhai kỹ sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc khó khăn hơn, đồng thời việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể cũng trở nên hạn chế.
Tác hại lâu dài
Tiêu xương hàm và hiện tượng lão hóa sớm: Sau một thời gian mất răng số 7 mà không có giải pháp điều trị hiệu quả, xương hàm sẽ rơi vào tình trạng tiêu biến dẫn đến hiện tượng tiêu hõm xương. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ hàm sụp xuống và gây ra hiện tượng lão hóa sớm.
Tạo điều kiện cho các bệnh lý trên răng phát triển: Tại vị trí mất răng, khoảng trống để lại thường là nơi cặn thức ăn bám vào và rất khó vệ sinh. Bên cạnh đó, hiện tượng di răng diễn ra sau khi mất răng cũng là điều kiện để các vi khuẩn hoạt động và phát triển mạnh, khiến các bệnh lý trên răng ngày càng nặng và khó điều trị.
Ngoài ra, nếu không may mắn bị mất răng hàm số 7, việc trồng răng số 7 sẽ rất khó khăn và tốn nhiều chi phí
Tác hại của mất răng số 7 hàm dưới
Ngoài những tác hại nêu trên, mất răng số 7 hàm dưới khá phức tạp do xương hàm dưới là xương đặc và là xương di động nên đa phần những trường hợp nhổ răng khó rơi vào hàm dưới.
Khi nào phải nhổ răng số 7?
Trong các trường hợp khi người bệnh bị sâu răng mức độ nặng, khắc phục bằng hàn trám răng không hiệu quả, vết sâu ăn sâu vào tủy, các trường hợp vỡ răng do va chạm cơ học, vị trí răng bị viêm nhiễm nặng, hỏng tủy, việc bảo tồn gần như bất khả thi… thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng số 7. Tình trạng trên để càng lâu sẽ càng phức tạp. Tuy nhiên, nhổ bỏ đồng nghĩa với việc phải thay thế– vừa đảm bảo khả năng ăn nhai không bị gián đoạn, vừa tránh tình trạng nhổ răng để lại khoảng trống lâu ngày khiến hàm bị xô lệch ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mĩ toàn hàm.
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Răng số 7 nằm ở vị trí nhạy cảm, gần xoang, động mạch và tĩnh mạch. Hơn nữa, chiếc răng này là răng hàm vĩnh viễn với kích cỡ tương đối lớn, kết cấu chắc chắn nên việc nhổ bỏ phức tạp và cần được thực hiện cẩn trọng. Ở một số trường hợp, răng số 7 gối lên các dây thần kinh nếu tiểu phẫu với kĩ thuật kém, gây tổn thương các dây này có thể dẫn đến tê ran môi và có nguy cơ bị tê vĩnh viễn. Thực hiện nhổ răng trong điều kiện không đảm bảo có thể gây nhiễm trùng, chảy máu kéo dài.
Giải pháp trồng răng số 7
Trồng răng số 7 có nhiều phương pháp, có thể áp dụng làm cầu răng, trồng răng Implant và làm hàm răng giả tháo lắp.
Tuy nhiên, đối với răng số 7, tối ưu nhất nên áp dụng trồng răng bằng cấy ghép Implant.
Sau khi răng Implant được hoàn thành, màu sắc, hình dáng của răng đẹp và rất giống răng thật. Răng có độ bền chắc cao, chịu lực và chống ăn mòn tốt nên có thể ăn nhai như răng hàm bình thường. Trồng răng số 7 bằng Implant có tuổi thọ kéo dài, có thể là đến vài chục năm với điều kiện răng được cấy đúng kỹ thuật và bệnh nhân chăm sóc tốt.
Giá trồng răng số 7 hết bao nhiêu tiền?
Chi phí trồng răng số 7 phụ thuộc vào phương pháp trồng răng mà bạn lựa chọn. Đối với phương pháp trồng răng số 7 bằng cấy ghép răng implant, chi phí sẽ cao hơn so với các phương pháp thông thường khác.
Răng implant sẽ gồm trụ implant, mão răng sứ và khớp nối, chi phí tuỳ theo loại vật liệu răng implant mà bạn lựa chọn sử dụng. Để nắm rõ hơn về trồng răng số 7 hết bao nhiêu tiền, bạn có thể tham khảo bảng giá cấy ghép răng Implant.
Nếu không may đã bị mất răng, bạn vẫn kịp bảo vệ cấu trúc những chiếc răng còn lại bằng cách trồng răng giả cố định. Răng giả cố định giúp phục hồi khả năng ăn nhai, trả lại thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn, ngăn nguy cơ xô lệch các răng còn lại.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu