Tủy bị viêm nhiễm hoặc tổn thương gây đau nhức thì sẽ được bác sĩ chỉ định lấy tủy răng để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, không phải đến phòng khám một lần là có thể lấy được hết tủy răng. Lấy tủy răng mấy lần hết? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Vì tủy răng là bộ phận chứa dây thần kinh và mạch máu của răng, nó tạo nên cảm giác, các phản ứng cho ngà và men răng trước các kích thích từ nhiệt độ và ngoại lực. Nhiều người sẽ lo lắng lấy tủy răng có đau không. Thực tế thì ở các nha khoa uy tín, quá trình lấy tủy sẽ diễn ra nhẹ nhàng vì răng được gây tê cục bộ, những cơn đau sẽ không còn nữa khi hoàn tất.
Việc lấy tủy răng giúp bảo tồn răng cũ mà không cần phải nhổ bỏ, hạn chế tối đa sự lan rộng của bệnh lý lên toàn hàm. Sức khỏe răng miệng sẽ không bị ảnh hưởng gì sau khi lấy tủy. Tuy nhiên, để giữ lại được các mô răng cũ, các bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám bít lại các hốc sâu hoặc mài cùi bọc sứ.
Nếu quá trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ không được tiệt trùng cẩn thận trước khi tiến hành thì lấy tủy răng có thể gặp nhiều rủi ro, làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Điều này khiến bệnh nhân lấy tủy xong bị đau hoặc bị viêm tủy tiếp diễn.
Lấy tủy răng mấy lần thì khỏi?
Nếu tủy bị kích thích hay phải lấy tủy sống sẽ gây ra đau đớn rất dữ dội. Cho nên, trước khi tiến hành lấy tủy, bác sĩ sẽ tiến hành đặt thuốc chết tủy. Nhờ đó, quá trình lấy tủy sẽ diễn ra nhẹ nhàng, triệt để và nhanh chóng hơn.
Có một số trường hợp lấy tủy ngay được mà không cần phải chết tủy thì có thể hoàn tất trong một lần thăm khám. Nhưng cũng có những trường hợp phải quay trở lại lần nữa khi việc hàn trám răng, bảo toàn mô răng cũ. Sau khi lấy đi phần tủy đã chết hoặc bị nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoảng trống và trám bít lại. Thủ thuật này còn được gọi là trám bít ống tủy.
Về việc lấy tủy răng mấy lần sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí răng cần điều trị, tình trạng sức khỏe răng miệng và tay nghề bác sĩ:
Đối với răng cửa chỉ có một ống tủy thì chỉ cần lấy tủy răng trong 1 lần
Đối với răng hàm có nhiều ống tủy, bạn có thể phải hẹn gặp bác sĩ 1 – 2 lần mới hoàn tất quá trình điều trị lấy tủy răng của mình.
Lấy tủy răng mất bao lâu?
Bình thường, nếu răng không cần làm chết tủy, thời gian lấy tủy răng sẽ mất khoảng 20 phút kèm theo thời gian hàm trám bít lỗ tủy khoảng 30 phút. Răng nhiều ống tủy sẽ mất nhiều thời gian hơn. Quy trình buổi đầu bao gồm các bước:
Khám tổng quan, nghe bác sĩ tư vấn
Gây tê
Đặt đế cao su
Mở tủy – lấy tủy – tạo hình ống tủy – trám bít
Buổi thứ 2, bệnh nhân sẽ đến kiểm tra lại một lần nữa và hàn trám lại lỗ răng.
Đối với răng cần làm chết tủy mới có thể lấy tủy có thể mất khoảng 1 tuần hoặc ít hơn, chia nhỏ thành nhiều lần để tránh mệt mỏi và đau đớn cho bệnh nhân. Ngoài ra, bạn sẽ phải mất thêm 1 ngày để hàn trám răng hoặc 2 lần hẹn trong 3 ngày để bọc răng sứ.
Với răng một ống tủy thì khá đơn giản nhưng với răng nhiều ống tủy thì việc lấy tủy lại khá phức tạp. Bạn nên lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín để thời gian điều trị tủy răng được rút ngắn và đạt hiệu quả cao. Lấy tủy răng mấy lần để răng hết đau nhức phụ thuộc vào chất lượng nha khoa điều trị cho bạn để hạn chế các biến chứng sau khi lấy tủy răng.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu