Độ tuổi thích hợp để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất
Lựa chọn độ tuổi thích hợp để niềng răng đóng vai trò rất quan trọng tới thời gian đeo khí cụ niềng, mức độ hiệu quả và cảm giác khi đeo niềng. Vậy độ tuổi niềng răng nào tốt nhất? Cùng Parkway tìm hiểu về độ tuổi niềng răng qua bài viết dưới đây nhé!
Độ tuổi thích hợp để niềng răng nhất
Độ tuổi niềng răng được chia thành 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ phù hợp với mỗi phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là 3 giai đoạn phổ biến của độ tuổi niềng răng:
Từ 6 – 11 tuổi: Trainer chỉnh nha
Trainer chỉnh nha là phương pháp được sử dụng cho trẻ em ở độ tuổi thay răng sữa, mới mọc răng vĩnh viễn. Hàm trainer được làm từ chất liệu silicon, có thể tháo lắp nên rất phù hợp với trẻ nhỏ.
Việc sử dụng hàm trainer từ sớm sẽ giúp trẻ nhỏ hạn chế được khiếm khuyết răng miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý là loại khí cụ này chỉ có công dụng định hướng để răng được mọc đúng vị trí, hỗ trợ hàm phát triển cân đối và giúp trẻ bỏ thói quen xấu.
Hoạt động này không thể điều trị hoàn toàn tình trạng lệch khớp cắn và không mang lại hàm răng đẹp. Do vậy, sau khi đeo hàm trainer, bố mẹ của bé vẫn nên cho bé thăm khám định kỳ và vệ sinh răng miệng cẩn thận.
Từ 12 – 16 tuổi: Độ tuổi “vàng” để niềng răng
Giai đoạn từ 12 tuổi đến 16 tuổi chính là thời điểm vàng để niềng răng. Lúc này răng sữa bị thay thế dần bởi răng vĩnh viễn, xương hàm chưa ổn định nên việc tác động, uốn nắn sẽ dễ dàng hơn. Qua đó khung xương mặt có thể cân đối, không bị biến dạng.
Khung xương hàm đang trong giai đoạn phát triển nên cũng dễ tương thích với các khí cụ niềng răng. Bác sĩ cũng không cần can thiệp quá nhiều đến cấu tạo hàm và cũng không cần nhổ quá nhiều răng mà vẫn đem lại kết quả niềng tốt.
Việc niềng răng sớm cho trẻ sẽ giảm thiểu các cảm giác như đau đớn, khó chịu, ăn nhai khó khăn,..vv. Bên cạnh đó, việc niềng răng ở độ tuổi này không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp, hiệu quả niềng cũng rõ rệt và nhanh chóng hơn.
Từ 17 – 35 tuổi: Niềng răng theo chỉ định của bác sĩ
Nếu 12 – 16 tuổi là độ tuổi “vàng” để niềng răng vậy từ 17 tuổi trở lên liệu niềng răng có đem lại hiệu quả không? Khi chúng ta trưởng thành, các khớp xương hàm đã hoàn thiện, răng cũng được cố định chắc chắn nên việc niềng răng sẽ khác so với niềng răng đúng giai đoạn vàng. Dù vậy thì việc niềng răng khi trưởng thành vẫn mang lại hiệu quả đáng kể.
Người trên 17 tuổi nếu muốn niềng răng thì cần tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và lập kế hoạch điều trị phù hợp. Với các kỹ thuật niềng tiên tiến như hiện nay thì người trên 30 tuổi vẫn có thể niềng răng đạt kết quả như ý.
Có nên niềng răng cho trẻ em không?
Niềng răng sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ. Vì vậy, đa số nha sĩ đều khuyên nên cho trẻ em thực hiện các hoạt động chỉnh nha phù hợp từ sớm. Những lợi ích khi niềng răng sớm bao gồm:
Giảm khó chịu và đau đớn cho trẻ
Xương hàm của trẻ còn mềm, răng sẽ dễ dàng dịch chuyển hơn, nhờ vậy mà khi niềng răng trẻ sẽ cảm thấy ít đau nhức, khó chịu. Việc chỉnh nha từ sớm cũng là cách hay để bé quen dần với việc khám nha khoa định kỳ và tạo thói quen chăm sóc răng miệng sớm cho trẻ.
Hạn chế bệnh lý răng miệng
Việc răng mọc khấp khểnh, lệch lạc sẽ mang khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Việc niềng răng sớm không chỉ khắc phục khiếm khuyết của răng mà còn ngăn ngừa rủi ro răng miệng mắc bệnh.
Khi đeo khí cụ niềng sớm, xương hàm của trẻ cũng không bị phát triển quá mức, tránh được nguy cơ phải phẫu thuật xương sau này.
Ngăn ngừa ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của trẻ khi trưởng thành
Việc lớn lên với một hàm răng lệch lạc, kém sắc có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti. Hàm răng nhiều khiếm khuyết không chỉ ảnh hưởng tới vẻ đẹp nụ cười mà còn gây hại cho toàn bộ cấu trúc mặt của trẻ. Việc niềng răng sớm sẽ khắc phục tình trạng này, đảm bảo sự tự tin, chất lượng cuộc sống của trẻ khi trưởng thành.
Cải thiện ăn nhai, phát âm của trẻ
Răng mọc lệch lạc sẽ khiến việc ăn, nhai và nói chuyện, vệ sinh răng miệng của trẻ bị khó khăn. Nếu ăn nhai khó khăn thì trẻ dễ mắc bệnh lý dạ dày vì không nhai kỹ thức ăn. Nếu niềng răng từ thời điểm này thì sẽ giúp trẻ ăn nhai, phát âm đúng cách hơn.
Rút ngắn thời gian niềng cho trẻ
Việc niềng răng sớm sẽ giúp thời gian niềng của trẻ được rút ngắn, mức độ dịch chuyển răng cũng tốt hơn. So với khi trưởng thành thì việc chỉnh nha càng sớm sẽ lại càng nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa?
Thực tế việc niềng răng không bị giới hạn độ tuổi. Từ 11 tuổi trở lên thì trẻ có thể đeo khí cụ niềng răng chỉnh nha chuyên dụng. Dưới 11 tuổi thì có thể đeo hàm trainer để định hướng răng mọc đều đẹp hơn.
Không có kết luận chính thức nào để khẳng định độ tuổi không thể niềng răng được nữa. Dù vậy, đa số nha sĩ đều khuyên chúng ta nên niềng răng trước 50 tuổi. Bạn niềng răng càng sớm thì quá trình niềng càng thuận lợi, ít đau nhức.
Với những trường hợp tuổi đã cao thì sẽ mất khoảng 2 – 3 năm để niềng răng vì lúc này xương hàm đã cứng. Nhưng nhờ kỹ thuật chỉnh nha hiện đại thì việc niềng răng cũng sẽ không quá khó khăn.
Vì sao nên niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt?
Khắc phục hiệu quả tình trạng sai lệch khớp cắn
Chỉnh nha từ sớm sẽ khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn của trẻ một cách hiệu quả. Đây cũng là kỹ thuật giúp chuẩn bị nền xương hàm nhằm định hướng để các răng vĩnh viễn mọc ở vị trí chính xác.
Chỉnh nha sớm còn là bước quan trọng mang đến cơ hội chỉnh hình cho những trường hợp lâm sàng lệch lạc về xương. Nếu chờ đến khi trưởng thành mới điều trị thì sẽ phải cần đến phương pháp phẫu thuật phức tạp và tốn kém, niềng răng không thể mang lại kết quả hoàn mỹ.
Ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng
Việc răng mọc lộn xộn, khấp khểnh,…sẽ làm khó cho việc vệ sinh răng miệng của trẻ. Việc niềng răng từ sớm sẽ giúp trẻ cải thiện những khiếm khuyết này, qua đó vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn. Nhờ vậy giúp trẻ ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng.
Niềng răng sớm sẽ giúp tiết kiệm được kinh phí
Phác đồ điều trị niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ ít phức tạp hơn phác đồ chỉnh nha cho người lớn. Bởi lúc này răng và xương hàm vẫn trong giai đoạn phát triển nên dễ dịch chuyển hơn. Nhờ vậy việc niềng răng sẽ tiết kiệm hơn, giảm thời gian niềng.
Ít đau nhức, khó chịu hơn
Hạn chế cảm giác đau nhức vì xương hàm và răng đang phát triển, chưa quá cứng nhắc nên khi đeo khí cụ niềng cũng ít đau nhức, khó chịu hơn.
Điểm khác biệt giữa niềng răng trẻ em và niềng răng người lớn
Niềng răng trẻ em thường không cần nhổ răng, ngược lại thì đa số các ca niềng cho người trưởng thành đều có chỉ định nhổ răng. Bên cạnh đó, xương hàm của trẻ em còn mềm, răng dễ dịch chuyển hơn nên khi niềng thì không gây đau nhức nhiều như niềng răng cho người trưởng thành.
Hoạt động niềng răng cho trẻ cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn vì xương hàm của trẻ dễ tác động. Việc niềng răng từ sớm sẽ mang lại hiệu quả ổn định dài lâu.
Dù khác biệt là vậy nhưng người trưởng thành vẫn có thể niềng răng bình thường. Thời gian niềng sẽ kéo dài hơn một chút và kết quả niềng có thể không được tốt như niềng răng từ sớm do xương đã đặc và cứng hơn.
Phương pháp niềng răng hiệu quả
Phương pháp niềng răng mắc kim loại
Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại rất phổ biến bởi đây là phương pháp niềng đầu tiên. Niềng răng mắc cài kim loại có nhiều ưu điểm lớn như bền chắc, nếu bị hư hỏng thì rất dễ thay, lực siết mạnh. Bác sĩ sẽ sử dụng dây cung và mắc cài để kéo các răng về đúng vị trí.
Đặc biệt, đây còn là phương pháp niềng có chi phí bình dân, giúp bạn tiết kiệm hơn so với các phương pháp chỉnh nha khác. Nhược điểm lớn nhất của niềng răng mắc cài kim loại chính là thiếu thẩm mỹ, có thể khiến người niềng cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Đây là phương pháp niềng có thiết kế tinh xảo và tính năng tiện lợi, giúp việc niềng răng đạt hiệu quả nhanh chóng hơn. Khí cụ niềng được chế tác từ các hợp kim niken, titan nên rất cứng chắc.
Sử dụng niềng răng mắc cài tự buộc thì sẽ giảm sự vướng víu, ma sát hơn một chút so với niềng răng mắc cài truyền thống. Với phương pháp này thì bạn sẽ không cần đi siết răng định kỳ ở các nha khoa, tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
Phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự buộc
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là phương pháp chỉnh nha vừa có tính thẩm mỹ cao vừa tiện lợi cho người niềng. Cơ chế hoạt động tương tự niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, chỉ khác là chất liệu mắc cài của phương pháp này là sứ.
Phương pháp niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ mang lại tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc mắc cài tương tự màu răng thật. Không chỉ vậy, loại niềng này còn ít gây ma sát hơn niềng răng mắc cài kim loại.
Nhược điểm của phương pháp này là mắc cài chất liệu sứ không cứng cáp bằng chất liệu kim loại. Nếu người niềng nếu không giữ gìn cẩn thận thì mắc cài có thể bị nứt vỡ.
Nha khoa Parkway – Đơn vị niềng răng chỉnh nha uy tín nhất hiện nay
Nha khoa Parkway quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia, nổi tiếng trong lĩnh vực nha khoa, từng hoàn thành nhiều khoá học nâng cao chuyên môn trong và ngoài nước.
Các bác sĩ của Nha khoa Parkway sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về niềng răng cho từng khách hàng bằng sự nhiệt tình và tận tâm, với mong muốn đem đến kết quả niềng răng tốt, bền và sức khỏe răng miệng lâu dài.
Bên cạnh đó, hệ thống Nha khoa Parkway còn được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, dụng cụ và thiết bị nha khoa tối tân. Khi tới Nha khoa Parkway, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chu đáo, tận tâm trong từng khâu dịch vụ.
Để liên hệ đặt lịch tư vấn chỉnh nha tại Nha khoa Parkway, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 8059 của Nha khoa Parkway nhé!
Những câu hỏi thường gặp khi niềng răng
Niềng răng có gây hỏng răng không?
Niềng răng không hề xâm lấn tới cấu trúc răng miệng nên sẽ không gây hỏng răng. Niềng răng chỉ gây hỏng men răng nếu bạn vệ sinh răng sai cách trong quá trình đeo niềng.
Niềng răng có bị giảm cân hay không?
Niềng răng không phải nguyên nhân chính khiến người niềng bị sụt cân. Phương pháp chỉnh nha này không cần uống thuốc nên không thể gây sụt cân. Nếu bạn bị sụt cân do niềng răng thì có thể là do thời gian đầu cơ thể chưa quen với khí cụ niềng khiến việc ăn uống khó khăn hơn, khiến bạn giảm cân đôi chút.
Niềng răng có đau không?
Vì niềng răng là kỹ thuật khiến răng dịch chuyển nên việc đau nhức chắc chắn là có. Tuy nhiên mức độ đau nhức không quá lớn, chúng ta vẫn có thể chịu đựng được. Sau một thời gian thì tình trạng đau nhức sẽ suy giảm vì bạn đã quen với khí cụ niềng.
Thời gian niềng răng trong bao lâu?
Thời gian niềng răng thường được tính theo năm. Mỗi ca niềng sẽ cần thời gian niềng khác nhau dựa trên phác đồ điều trị của bác sĩ và tình trạng răng miệng của người niềng. Không chỉ vậy, cách chúng ta chăm sóc răng miệng trong thời gian đeo khí cụ niềng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian niềng răng. Thông thường, niềng răng sẽ cần ít nhất là 12 tháng.
Nếu phải nhổ răng khi niềng, có gây ảnh hưởng gì không?
Việc nhổ răng khi niềng cần dựa theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bác sĩ đã chỉ định nhổ răng thì bạn không cần quá lo lắng, việc nhổ răng hoàn toàn an toàn. Bác sĩ sẽ đóng khoảng nhổ khít lại, các răng bị nhổ cũng không gây ảnh hưởng tới ăn nhai.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]