Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Đau nhức răng – Nguyên nhân và cách điều trị

Đau nhức răng là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau răng, tuỳ vào từng trường hợp lại có một cách chữa trị đau răng khác nhau. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây đau nhức răngcách chữa trị đau răng dưới đây nhé!

Do các bệnh về nướu

lấy_cao_răng

Các bệnh về nướu được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau răng, thậm chí có thể gây viêm nhiễm các tổ chức xung quanh. Bệnh nướu răng gây ra bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu gọi là cao răng. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt và vi khuẩn. Các vi khuẩn này là nguyên nhân trực tiếp gây sưng nướu và mất mô răng khiến răng nhức rất khó chịu.

Để tránh các bệnh về nướu, cần đánh răng đúng cách và đều đặn mỗi ngày để tránh các mảng bám tích tụ lâu ngày và ngăn ngừa sâu răng. Lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần là điều bác sĩ khuyên bạn nên làm để lấy bỏ sạch mảng bám khiến vi khuẩn không có nơi trú ngụ, phòng ngừa bệnh lý về nướu.

Do sâu răng, viêm tuỷ

sâu_răng

Phần lớn cảm giác đau nhức răng là do sâu răng. Vụn thức ăn còn sót lại trên răng không được vệ sinh sạch, lâu dần sẽ tích tụ vào các lỗ sâu trong răng. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng răng đau, khó có thể ăn nhai bình thường. Những trường hợp sâu răng nên được hỗ trợ điều trị sớm bằng hàn trám răng. Nếu không vi khuẩn sẽ lây lan rộng hơn khiến răng vỡ lớn, gây viêm tủy. Khi này, thao tác điều trị bằng phương pháp lấy tủy được áp dụng. Tuy nhiên, lấy tủy răng sẽ phức tạp, tốn thời gian và chi phí hơn nhiều so với hàn trám răng.

Do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

đau thái dương hàm

Không ít người đã từng rơi vào tình trạng đau nhức răng dữ dội khi răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm. Khi đau nhức răng do mọc răng khôn lệch hàm, bạn phải chịu những cơn đau răng kéo dài nhiều ngày, rất khó ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Để chữa trị, một số trường hợp phải rạch nướu để răng mọc bình thường, nhưng chủ yếu nha sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn để chấm dứt hoàn toàn cảm giác đau răng.

Do chấn thương

Các chấn thương như va đập khiến răng bị vỡ mẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc răng khiến răng không còn chắc khoẻ, gây tổn thương và khiến răng đau nhức. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến việc mất răng hoàn toàn!

Có thể áp dụng các mẹo chữa trị tại nhà bằng những nguyên liệu có sẵn như chườm đá, lá trầu không, dùng nước muối súc miệng,….Những phương pháp này chủ yếu chỉ giúp giảm đau tức thời chứ không thể điều trị đau nhức răng triệt để. Dù là nguyên nhân nào thì đau răng cũng cũng gây cảm giác khó chịu, khó khăn trong việc ăn nhai. Vì vậy, cách tốt nhất để chữa trị hoàn toàn cảm giác đau nhức răng là đến gặp nha sĩ để kiểm tra tìm ra nguyên nhân gây đau răng và cách điều trị đau răng tốt nhất.

Tin tức sự kiện khác

Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì? – Nha khoa giải đáp

Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.

Xem chi tiết

Bị sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.

Xem chi tiết

TOP 8 Thuốc kháng sinh đau răng tốt an toàn và hiệu quả nhất

Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]

Xem chi tiết

Máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng có công dụng gì? Loại nào nên mua?

Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết