Đau răng hàm dưới trong cùng có nguy hiểm? Tìm hiểu ngay cách điều trị chuẩn
Việc đau răng hàm dưới trong cùng là một trong những trường hợp mà nhiều người gặp phải. Vậy nhức răng trong cùng hàm dưới thì phải làm sao, cách chữa trị như thế nào. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu thêm nhé.
1. Đau răng hàm dưới trong cùng là dấu hiệu của bệnh gì?
Răng hàm có diện tích lớn giúp nghiền nhỏ thức ăn trước khi tiêu hóa. Một người thường có sáu răng hàm ở trên và sáu chiếc răng ở dưới. Khi bạn ăn, bạn sẽ đẩy thức ăn ra sau, răng hàm sẽ giúp bạn chia nhỏ thức ăn để dễ nhai nuốt. Răng hàm trong cùng chính là 4 răng khôn, những chiếc răng khôn mọc sau khi bạn đã trưởng thành vào khoảng 18 tuổi trở lên. Vị trí răng hàm thường khó vệ sinh, nên dễ dẫn đến trường hợp nhức răng hàm dưới bên trái hoặc hai bên trong cùng do vùng răng trong cùng không vệ sinh sạch dẫn đến sâu răng, viêm nướu,…
Tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng do nhiều nguyên nhân như răng khôn không có chỗ để mọc, dfẫn đến răng mọc lệch, răng mọc ngầm dưới nướu. Dẫn đến phải nhổ bỏ chúng nếu không bạn có thể nhức răng hàm dưới bên trái hay bên răng khôn mọc lệch.
Việc đau nhức răng ảnh hưởng đến cuộc sống việc ăn uống hằng ngày. Bạn cần tìm hiểu một số mẹo vặt chữa nhức răng hoặc đến ngay nha khoa kiểm tra tổng quát và điều trị dứt điểm tình trạng đau răng.
Đau răng làm người bệnh cảm thấy khó chịu
2. Vì sao bạn gặp phải tình trạng đau răng hàm dưới trong cùng?
Tình trạng đau răng hàm gây đau đầu, đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Vậy tình trạng đau răng hàm dưới trong cùng là do đâu, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân nhé:
2.1 Nguyên nhân nha khoa
2.1.1 Tổn thương răng
Tổn thương răng như bạn bị va chạm khiến răng bị mẻ hoặc chấn thương khiến bạn đau răng. Cũng có thể do miếng trám răng, mão răng bị vỡ, implant không tích hợp với răng, hoặc răng implant cũng bị sứt vỡ, tổn thương. Những tổn thương răng này cũng góp phần khiến bạn đau răng hàm dưới trong cùng.
2.1.2 Sâu răng
Sâu răng hay nặng hơn là sâu răng hàm có lỗ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng. Tình trạng sâu răng nặng hay nhẹ sẽ khiến bạn đau nhức nhiều hay ít. Với những trường hợp sâu răng, đau răng hàm gây nhức đầu thì bạn nên đến nha khoa để điều trị sớm. Vì sâu răng là những lỗ thủng do vi khuẩn ăn mòn xuyên qua men răng và ngà răng, ăn mòn nặng hơn nữa sẽ dẫn đến áp xe. Đó là trường hợp nặng, nhiễm trùng đến tận tủy bên trong răng có thể dẫn đến viêm tủy răng cần tiến hành điều trị sớm nếu không có thể dẫn đến mất răng.
Sâu răng hàm có lỗ là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau nhức răng hàm
2.1.3 Bệnh lý về nướu răng
Các bệnh lý về nướu răng là là nguyên nhân khiến răng bạn đau nhức. Triệu chứng của viêm nướu (bệnh viêm nha chu) đó là sưng đỏ vùng nướu, nặng hơn có thể gây chảy máu chân răng,…Do răng trong cùng hàm dưới khó vệ sinh, nếu bạn không vệ sinh kỹ sẽ dẫn đến tình trạng mảng bám thức ăn tích tụ gây viêm nhiễm làm sưng đỏ nướu. Viêm nướu nặng sẽ dẫn đến viêm nha chu. Bạn có thể đi khám nha khoa để tìm hiểu một số cách giảm đau răng hàm, điều trị dứt điểm tình trạng viêm nướu.
Đau nhức răng do viêm nướu
2.2 Nguyên nhân không phải do răng
Ngoài một số nguyên nhân do răng và các bệnh lý về răng gây nên thì tình trạng nhức răng trong cùng hàm dưới cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân khác:
Nhiễm trùng xoang do bạn bị viêm xoang nhiều lần hoặc viêm xoang nặng. Điều đó khiến bạn răng bạn bị đau nhức ở những vùng gần các hốc xoang. Nếu đau răng vì nguyên nhân này, bạn hãy hỏi bác sỹ để được tư vấn về thuốc làm giảm áp lực xoang hoặc thuốc thông mũi
Đau đầu từng vùng: Thật ra việc đau đầu này cũng dẫn đến đau răng. Nếu bạn bị đau đầu nhiều, mãi không dứt thì bạn nên đi thăm khám bác sỹ để kiểm tra xem mình có mắc bệnh gì không. Nếu để tình trạng đau kéo dài sẽ kéo đến đau răng.
Các bệnh lý như đau tim, tiểu đường, nhiễm virus hay các bệnh về dây thần kinh cũng khiến bạn đau răng.
Việc ăn uống thiếu dưỡng chất như thiếu canxi, vitamin B12 cũng có thể khiến bạn nhức răng.
Các bệnh lý như rối loạn thái dương hàm, trật khớp thái dương lâu năm cũng khiến bạn bị đau nhức răng.
Ung thư miệng là một bệnh lý nghiêm trong, nó có thể gây tê hoặc đau ở bất kỳ phần trên mặt, cổ hay miệng. Bạn sẽ thấy các dấu hiệu như sưng tấy, chảy máu ở vết loét mà không lành sau một đến hai tuần.
Răng lệch lạc, khấp khểnh: Tình trạng răng lệch lạc khấp khểnh không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Những người có răng bị lệch lạc, khấp khểnh thường rất khó vệ sinh răng, đặc biệt khi khấp khểnh ở răng trong cùng. Tình trạng khó vệ sinh này nếu kéo dài mà bạn không đi lấy cao răng thường xuyên, vệ sinh răng miệng kỹ sẽ dẫn đến các bệnh lý về răng, đau nhức đặc biệt là đau răng hàm dưới trong cùng.
Do răng khôn ảnh hưởng: răng khôn là nỗi sợ hãi của nhiều người. Vì 85% răng khôn không mọc thẳng mà thường mọc lệch, mọc ngầm gây đau nướu và nhức răng. Do răng khôn mọc ở trong cùng nên tình trạng sâu dễ xảy ra nhiều hơn. Tỉ lệ đau răng do răng khôn gây ra chiếm đa số. Nếu bạn bị nhức răng trong cùng hàm dưới mà do răng không thì bạn hãy đến nha khoa sớm để bác sĩ kiểm tra và kịp thời xử lý để tránh tình trạng đau nhức kéo dài.
Nhức răng trong cùng bên dưới
Trên đây là những thông tin bạn cần biết nếu gặp tình trạng đau răng hàm dưới trong cùng. Nếu bạn có gặp tình trạng trên hãy đến ngay nha khoa Parkway để được thăm khám và nhận tư vấn miễn phí nhé.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu