Làm gì khi bị đau răng nhức răng? Bật mí phương pháp giảm đau răng đơn giản, hiệu quả tại nhà
Đau răng nhức răng luôn là nỗi lo thường trực cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Hiện tượng này kéo dài đã trở thành nỗi ám ảnh đẩy nhiều người rơi vào cảnh khổ sở, khốn đốn đến mức mất ăn mất ngủ. Vậy khi bị đau răng nhức răng chúng ta cần làm gì? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Thận trọng nếu bạn thường xuyên bị đau nhức răng đột ngột, không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân bị đau răng (nhức răng)
Đau nhức răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn xử lý triệt để tình trạng này, chúng ta nên theo dõi sát sao tình trạng cơn đau để tìm ra thủ phạm đứng sau đó. Thông thường, đau nhức răng là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý sau:
Sâu răng
Viêm tủy răng
Răng bị nứt, vỡ, sứt, mẻ, chấn thương
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Viêm nha chu, viêm nướu.
Đau răng hàm kéo dài
Răng hàm đảm nhiệm chức năng nhai, cắn, nghiền thức ăn. Nếu răng hàm xuất hiện tình trạng đau buốt, âm ỉ kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuỳ theo nguyên nhân gây ra sẽ có phương pháp xử lý cho phù hợp
Đau răng hàm do mắc dị vật
Thức ăn thừa mắc vào kẽ răng trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển gây sưng viêm, đau nhức. Cách chữa đau răng hàm đơn giản nhất là dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết dị vật, sau đó đánh răng và súc miệng bằng nước muối để làm sạch kẽ răng, tiêu diệt vi khuẩn.
Do thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng khiến hàm răng bị bào mòn và tổn thương lớp men nghiêm trọng. Bạn nên tập từ bỏ thói quen xấu này bằng cách tập những liệu pháp tâm lý thư giãn. Hoặc nhờ tới sự hỗ trợ của một số dụng cụ nha khoa chuyên dụng để chữa đau răng hàm và chữa buốt răng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng không mong muốn.
Do bệnh lý nha khoa gây nên
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng từ bên trong và vi khuẩn đã tấn công đến chân răng. Đối với bệnh lý này, bác sĩ sẽ xử lý ổ viêm bằng cách can thiệp thủ thuật nha khoa và kê thuốc theo đơn cho người bệnh sử dụng.
Đau nhói răng bất chợt
Răng bất chợt đau nhói dữ dội kèm ê buốt là dấu hiệu cảnh báo răng của bạn đang bị tổn thương như tụt nướu, nứt răng, mẻ răng, sâu răng,… Nếu cơn đau xuất hiện ở vị trí răng bọc hay trám thì khả năng cao mối hàn đã bị rơi ra. Cơn đau sẽ tăng dần mức độ theo thời gian và không tự biến mất nếu như không có sự can thiệp từ người có chuyên môn. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng đến phòng khám uy tín để được kiểm tra và khắc phục tình trạng này sớm nhất nhé.
Bạn không nên chần chừ và trì hoãn thời gian việc đi khám nha khoa nếu bị đau răng
Cơn đau răng từng đợt
Nếu răng đau nhức từng đợt kèm theo triệu chứng sưng lợi thì rất có thể bạn đã bị viêm tủy hoặc viêm nướu. Thông thường, người bệnh sẽ bị đau chân răng và cảm thấy đau buốt nhất khi nhai nuốt thức ăn. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám nha khoa để điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không hậu quả của những bệnh lý này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể mất răng vĩnh viễn.
Đau nhức chân răng hàm
Đau chân răng hàm và tê cứng khớp miệng là dấu hiệu nhận biết sớm của răng khôn mọc. Đặc biệt răng số 7 sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì nằm gần sát răng số 8. Để xoa dịu cơn đau tạm thời, bạn có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc chườm đá bên ngoài vị trí răng mọc. Tuy nhiên nếu cơn đau không thuyên giảm kèm theo nhiễm trùng, sưng nướu, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Nên dùng thuốc giảm đau răng nào tốt
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm đau nhức răng nhanh phù hợp với từng trường hợp người bệnh. Mặc dù mang lại hiệu quả tức thời nhưng thuốc tây có thể xảy ra tác dụng phụ, người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị các bệnh răng miệng là: Paracetamol, Benzocain, Aspirin, thuốc kháng sinh metronidazol, thuốc kháng viêm không steroid, Acetaminophen,…
Cách phòng ngừa đau răng
Cách phòng ngừa đau răng nhức răng tốt nhất chính là vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn có hại. Để làm được điều này, đánh răng thôi chưa đủ, bạn nên kết hợp sử dụng đồng thời các công cụ nha khoa đó là chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi,… Bên cạnh đó, mỗi người nên duy trì việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần vì thủ thuật này giúp ngăn ngừa tới hơn 80% nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Đối với người đã điều trị khỏi đau răng nên thay đổi thói quen ăn uống, cách vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, bạn nên tái khám và kiểm tra định kỳ để bảo vệ an toàn cho sức khỏe răng miệng.
Cách trị đau răng tại nhà
Khi bị đau răng nhức răng, nếu bạn chưa sắp xếp được công việc để đi khám nha khoa thì có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà như sau:
Tỏi
Trong mẹo chữa bệnh dân gian, tỏi là một vị thuốc quý có thể chữa bách bệnh. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một vài nhánh tỏi tươi, lột vỏ, rửa sạch rồi nhai trực tiếp tại vị trí răng bị đau. Nếu cơn đau vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể nhai thêm 1-2 tép tỏi nữa và chờ kết quả.
Chườm lạnh
Mặc dù đá lạnh là thứ cấm kị đối với răng nhạy cảm nhưng nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp giảm đau răng hiệu quả. Bạn hãy cho đá vào túi chườm chuyên dụng, sau đó áp lên vùng da bên ngoài vị trí răng bị đau khoảng 20 phút. Thực hiện lặp lại cách này trong vài giờ, tình trạng đau nhức răng sẽ cải thiện đáng kể.
Dầu đinh hương
Sử dụng dầu đinh hương để hỗ trợ điều trị bệnh là một trong những mẹo hay có tác dụng giảm đau nhanh chóng mà bạn nên biết. Bạn chỉ cần nhỏ 2-3 giọt dầu đinh hương lên bông y tế rồi đặt vào chiếc răng đang bị đau. Lưu ý, không thấm trực tiếp lên răng vì sẽ gây kích ứng và gia tăng mức độ đau.
Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối pha loãng cũng là cách chữa buốt răng và đau nhức hiệu quả phù hợp với mọi đối tượng người bệnh, kể cả trẻ em.
Bị đau răng nên ăn gì, kiêng gì
Răng miệng liên quan trực tiếp đến vấn đề ăn uống nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị. Vậy người bị đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Khi bị đau răng, các bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ như: hoa quả tươi nhất là những quả giàu vitamin C, rau xanh, cá, trứng, sữa, hải sản,…
Người bị đau răng hãy tập từ chối tất cả những loại thực phẩm chứa nhiều đường
Trong thời gian điều trị đau răng, người bệnh chú ý kiêng tối đa một số thực phẩm vì chúng chính là một trong những tác nhân gây nên các bệnh về răng miệng. Cụ thể:
Đồ ăn chứa nhiều đường, bánh ngọt, kẹo, mứt, hoa quả sấy khô…
Đồ uống có cồn, nước ngọt có gas
Hạn chế ăn thịt đỏ, thịt gà vì chúng dễ mắc vào kẽ răng gây viêm và sưng tấy nặng hơn.
Đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo như xôi, cơm nếp,…
Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng hoặc quá lạnh vì răng dễ bị kích ứng.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về đau răng nhức răng và phương pháp điều trị hiệu quả gửi đến bạn đọc. nếu nhận thấy răng miệng có triệu chứng bất thường, nha khoa Parkway luôn khuyến khích người bệnh đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám nha khoa để tìm ra cách giải quyết hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu