Có nên hàn răng sữa cho bé? Vật liệu nào hàn răng sữa cho bé tốt
Nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con đau đớn, quấy khóc vì sâu răng sữa, thậm chí lên cơn sốt cao. Vậy hàn răng sữa cho bé có phải là phương pháp giải quyết dứt điểm vấn đề này? Có nên hàn răng sữa cho bé không? Bài viết dưới đây Nha khoa uy tín Parkway xin gửi đến phụ huynh những lưu ý cần biết trước khi hàn răng sữa cho bé.
Hàn răng là gì?
Hàn răng (trám răng) là phương pháp sử dụng chất trám nhân tạo để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên men răng của răng bị sâu, vỡ hoặc hư hỏng giúp khôi phục trạng thái ổn định của răng để ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn, duy trì tính thẩm mĩ và chức năng ăn nhai bình thường. chức năng ăn nhai trở lại như bình thường và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
Trường hợp nào trẻ cần hàn răng
Phương pháp hàn răng cho trẻ được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau như mòn răng, răng bị chấn thương, răng bị sứt mẻ, khiếm khuyết thẩm mỹ răng… trong đó phổ biến nhất là sâu răng. Đối với trẻ nhỏ hàn răng là phương pháp giúp phục hồi lại cấu trúc răng rất phù hợp, bởi kỹ thuật thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng, an toàn và ít đau đớn.
Những triệu chứng sâu răng ở trẻ em
Để nhận biết trẻ có bị sâu răng không phụ huynh cần nắm được những triệu chứng như:
Hơi thở trẻ có mùi hôi tanh
Trên răng xuất hiện đốm nhỏ li ti ban đầu màu trắng sau chuyển sang nâu hoặc đen
Răng sữa tuy có “tuổi thọ” ngắn nhưng có ý nghĩa vô cùng đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này và sức khỏe thể chất của trẻ. Đặc biệt, với những bé mất răng sớm, sự tác động này càng thêm nghiêm trọng. Có thể kể đến một số hậu quả của sâu răng sữa như sau:
Viêm nướu và ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nằm ở dưới răng sữa
Do răng sữa có nhiệm vụ định hình khung răng, nên nếu vì một lý do nào đó ảnh hưởng có thể khiến răng vĩnh viễn sau này mọc lệch, không đúng vị trí và ảnh hưởng khớp cắn
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai bình thường của trẻ
Ảnh hưởng đến phát âm của trẻ
Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp xe răng, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu
Có nên hàn răng sữa cho bé?
Những hậu quả kể trên đã cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ. Trên thực tế, hàn răng cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng cho trẻ: an toàn, nhanh chóng và không gây đau đơn nhiều. Trẻ sẽ không còn đau nhức sau khi được hàn răng, có thể ăn nhai lại bình thường, đồng thời các lỗ sâu răng được bịt kín, ngăn vi khuẩn tấn công gây sâu răng, bảo tồn răng thật của trẻ cho tới thời điểm thay răng sữa.
Trước khi hàn răng, trẻ sẽ được bác sĩ gây tê nên trẻ sẽ hoàn toàn thoải mái. Trong một số trường hợp, trước khi trám răng trẻ sẽ cần điều trị bệnh lý răng miệng trước (ví dụ: viêm tủy răng,…). Việc điều trị này sẽ gây đau nhức cho trẻ chứ không phải do trám răng gây ra.
Không hàn răng sữa cho bé có được không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, trẻ sẽ gặp những vấn đề sau khi không được thực hiện hàn răng sữa:
Bản chất sâu răng là do vi khuẩn, chính xác là Streptococcus Mutans, nếu bị nặng có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ biếng ăn và tiêu hóa kém.
Răng sữa mất sớm có thể khiến hàm răng lệch lạc, sai hình xương, răng vĩnh viễn mọc lên bị bất thường, thậm chí khó mọc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau này (trẻ có thể phải niềng chỉnh răng,…)
Do đó mà điều trị dứt điểm sâu răng sữa cho trẻ sẽ giúp trẻ thoải mái và quá trình thay răng của trẻ sau này cũng thuận lợi hơn. Nếu phát hiện bé có dấu hiệu răng sâu bố mẹ nên đưa con đi thăm khám để hàn răng càng sớm càng tốt.
Bé nên hàn răng ở độ tuổi nào?
Ở mỗi độ tuổi thì sự phát triển răng của trẻ sẽ có sự thay đổi nên cần có cách điều trị sâu răng khác nhau:
Trẻ em từ 1 – 2 tuổi
Độ tuổi này, răng sữa vẫn trong giai đoạn phát triển, cấu tạo chưa hoàn chỉnh và sức kháng khuẩn kém. Do vậy, thời điểm này không nên thực hiện hàn răng cho bé, hãy đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để được điều trị bằng các kỹ thuật chuyên sâu khác.
Trẻ em từ 3 – 5 tuổi
Việc trám răng cho bé ở thời điểm này vẫn chưa được khuyến khích. Dù men răng của bé đã khỏe hơn nhưng vẫn đang trong quá trình mọc răng nên những tác động lên răng có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng. Khi bé lên 4-5 tuổi thì vẫn sẽ thực hiện được. Tuy nhiên trẻ cần phải được thăm khám và trực tiếp điều trị bởi các bác sĩ chuyên sâu về bệnh lý răng trẻ em.
Trẻ em 6 tuổi trở lên
Khi trẻ lên 6 tuổi thì việc hàn răng hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn trẻ đang bắt đầu thay răng sữa. Do vậy, tùy từng tình huống và trường hợp thì bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh phương án có nên trám răng cho trẻ hay không.
Hàn răng có tốn nhiều thời gian và công sức đi lại hay không?
Hàn răng hoàn toàn không tốn nhiều thời gian và công sức đi lại cho phụ huynh và các bé. Chỉ cần 1 lần hẹn với bác sĩ là bé có thể được hàn răng. Quá trình hàn răng thông thường sẽ diễn ra rất nhanh khoảng 10 phút là có thể giải quyết triệt để 1 lỗ sâu răng sớm. Sau đó, phụ huynh sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của bé tại nhà, khi vết trám có bất thường hãy đưa trẻ quay lại kiểm tra. Nếu được chăm sóc, vệ sinh đúng cách thì mối hàn răng của trẻ sẽ giữ được lâu.
Nên hàn răng sữa cho bé bằng phương pháp nào tốt?
Ngăn ngừa
Những trường hợp chớm sâu răng, răng bị mẻ, nứt ở mức độ nhẹ thì bác sĩ áp dụng phương pháp trám răng ngăn ngừa. Bác sĩ sử dụng vật liệu trám Sealant lên bề mặt răng để trám bít rãnh sâu hoặc mô răng bị nứt mẻ, giúp bảo vệ thân răng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển vào răng gây mòn men răng và sâu răng nghiêm trọng hơn.
Điều trị dứt điểm
Đối với các trường hợp răng của bé bị sâu nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến tủy thì biện pháp trám răng điều trị là vô cùng thích hợp.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các hố răng bị sâu. Tiếp theo, vật liệu trám composite hoặc amalgam sẽ được bác sĩ sử dụng để trám bít những vị trí sâu răng, răng bị nứt vỡ. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào những khu vực răng lân cận khác.
Trám, hàn răng sữa cho bé bằng vật liệu nào tốt và an toàn?
Sử dụng Amalgam
Amalgam là hỗn hợp được làm từ kim loại nên cho độ bền rất cao. Tuy nhiên, đã có rất nhiều báo cáo nghiên cứu chứng minh thủy ngân có trong Amalgam sẽ gây hại cho sức khỏe con người nên tuyệt đối không lựa chọn nha khoa sử dụng vật liệu này để hàn răng cho trẻ.
Sử dụng Composite
Composite là sự lựa chọn được khuyến khích hàn răng cho bé. Đây là loại vật liệu tổng hợp lành tính, độ bền tương đối tốt và có màu sắc giống với răng tự nhiên. Chi phí khi trám bít bằng Composite tuy cao hơn Amalgam nhưng cũng ở mức chấp nhận được. Do vậy, để đảm bảo an toàn nhất thì bạn nên lựa chọn loại vật liệu này
Các bước hàn răng sữa cho trẻ an toàn tại nha khoa uy tín
Bước 1: Thăm khám và tư vấn cho bé
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, xác định vị trí, mức độ lỗ sâu, chụp phim X – quang đánh giá xem lỗ sâu vào tủy chưa, phát hiện những lỗ sâu ẩn không nhìn thấy bằng mắt thường, từ đó trao đổi với bố mẹ về kế hoạch điều trị cụ thể.
Bước 2: Làm sạch lỗ răng và tạo hình cho khoang trám
Làm sạch lỗ sâu răng trước khi thực hiện hàn trám
Bác sĩ làm sạch lỗ sâu để loại bỏ mô răng sâu nhằm ngăn chặn sự phát triển của sâu răng, tránh gây sâu tái phát sau điều trị và tạo hình xoang trám bảo đảm vừa tiết kiệm mô răng tối đa vừa đúng quy cách (thành thẳng, đáy phẳng) giúp chất hàn được lưu giữ tốt không bị bong bật bởi các lực sinh ra trong quá trình nhai nghiền thức ăn.
Bước 3: Cách ly chiếc răng cần hàn, trám
Bác sĩ sẽ cách ly răng cần hàn bằng cách đặt bông gòn xung quanh chiếc răng đảm bảo bề mặt răng khô ráo và cách ly với nước bọt trong miệng. Sau đó là sát khuẩn xoang trám bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch CHX.
Bước 4: Đưa chất trám vào
Hiện nay, Fuji và Composite là hai loại vật liệu thường sử dụng để hàn răng. Đối với các bé, bác sĩ thường dùng chất hàn Fuji Nhật vì đặc tính quan trọng của Fuji tiếp tục phóng thích chậm Fluor sau khi trám, có tác dụng ức chế mức độ sâu răng. Ngoài ra nó có tính ưa nước, không yêu cầu cách ly nước bọt tuyệt đối như hàn composite và thời gian thao tác cũng nhanh hơn.
Bước 5: Kiểm tra khớp cắn cho bé và chỉnh sửa chỗ trám
Khi việc hàn lỗ sâu toàn tất, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn xem có điểm cộm vướng nào không bằng cách cho trẻ cắn trên giấy cắn, những điểm cộm vướng sẽ được hiển thị, sau đó sử dụng mũi khoan để chỉnh sửa và đánh bóng miếng trám giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái, đồng thời tạo bề mặt trơn nhẵn tránh đọng thức ăn mảng bám.
Bước 6: Dặn dò
Cuối cùng, bác sĩ sẽ dặn dò phụ huynh và các bé cách chăm sóc răng miệng và thời gian tái khám.
Vậy chi phí hàn răng sữa cho bé giá như nào?
Chi phí thực hiện trám răng là bao nhiêu? Tại nha khoa Parkway dịch vụ hàn trám răng sữa cho bé đang có mức giá chỉ từ 200.000 đ. Chi phí hàn răng tùy thuộc vào một vài yếu tố sau:
Số lượng răng sâu cần hàn: nếu số răng cần hàn càng nhiều thì chi phí cũng sẽ tăng theo.
Tình trạng răng sâu: trước khi hàn răng bé sẽ được các bác sĩ thăm khám. Tùy từng mức độ sâu răng thì sẽ có cách thức điều trị khác nhau do đó chi phí điều trị cũng bị thay đổi.
Vật liệu trám răng: với những ca với lỗ sâu sát tủy bác sĩ cần sử dụng vật liệu che tủy, bảo vệ tủy răng đương nhiên chi phí hàn răng cũng thay đổi
Về thời bảo hành, nếu được chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách thì thời gian tồn tại của 1 mối hàn có thể kéo dài đến tận thời điểm thay chiếc răng sữa. Trong một số trường hợp, trong quá trình hàn răng khó cách ly nước bọt của trẻ với răng cần hàn do trẻ quấy khóc thì tuổi thọ mối hàn giảm xuống và có thể phụ huynh sẽ phải chấp nhận đưa bé đi hàn lại nếu chẳng may bị bong.
Cách phòng ngừa sâu răng tốt nhất cho trẻ
Để tránh tình trạng sâu răng phát triển nhanh chóng ở trẻ, phụ huynh cần chú ý phòng ngừa theo các cách sau:
Tập cho trẻ em thói quen súc miệng với nước muối
Nước muối có khả năng khử trùng tốt, ngừa viêm tốt và dễ kiếm. Sau khi trẻ đánh răng, phụ huynh nên khuyến khích trẻ thói quen súc miệng cùng với nước muối.
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp theo độ tuổi của trẻ
Trẻ em trên 6 tuổi mới dùng được kem đánh răng thông thường. Do vậy, nếu trẻ dưới 6 tuổi phụ huynh cần chọn loại kem dành riêng cho trẻ em.
Dinh dưỡng khoa học, bổ sung fluor cho răng của trẻ
Thói quen dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển răng của trẻ. Do đó, phụ huynh nên khuyến khích cho bé ăn nhiều rau, hoa quả tươi giúp bảo vệ men răng và hạn chế đồ ngọt, có gas. Cùng với đó, tham khảo ý kiến bác sĩ cách bổ sung flour cho trẻ nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng.
Cho trẻ thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần
Cạo vôi răng là việc làm quan trọng giúp loại bỏ toàn bộ mảng bám, thức ăn dư thừa tích tụ tại chân răng, kẽ răng của trẻ. Theo đó, nên đưa trẻ đi lấy cao răng 2 lần/năm, đồng thời đây cũng là dịp giúp trẻ được thăm khám sức khỏe răng miệng để phòng tránh sâu răng, các bệnh viêm nướu cũng như khắc phục kịp thời nếu gặp các bệnh lý răng miệng.
Trám răng sâu cho bé nếu cần thiết để tránh sâu răng
Từ 6 tuổi trở lên, răng hàm bắt đầu mọc và đây là răng vĩnh viễn nên khi bị hư hại sẽ không mọc lại. Do đó, việc bảo vệ những chiếc răng này vô cùng quan trọng. Trường hợp nếu răng sâu, thưa hoặc sứt mẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đi trám lại răng để tránh việc vi khuẩn xâm nhập gây hư hỏng răng. Tuy nhiên cần lưu ý trước khi trám răng cho bé cần thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng nhé.
Những lưu ý cần phải biết sau khi hàn răng sữa cho bé
Không cho trẻ ăn uống trong khoảng 2h sau khi hàn răng vì vật liệu hàn cần thời gian để kết dính với ổ răng sâu.
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đồ ăn lỏng, tránh đồ quá cứng, dai, nóng hay lạnh.
Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn có đường, đồ uống có gas.
Trám răng sữa cho bé ở đâu uy tín chất lượng nhất?
Nếu cha mẹ đang băn khoăn không biết có nên trám răng sâu cho bé hay không, hãy đưa trẻ tới Nha khoa Parkway để được các bác sĩ giỏi thăm khám và tư vấn cụ thể. Nha khoa Parkway là địa chỉ nha khoa uy tín, được nhiều khách hàng trao gửi niềm tin điều trị các vấn đề sức khỏe răng miệng cho trẻ, đặc biệt là công nghệ hàn răng sữa cho bé đảm bảo sẽ mang đến cho bệnh nhân trải nghiệm tốt nhất.
Công nghệ hàn răng tân tiến
Tại Nha Khoa Parkway, được trang bị công nghệ trám răng Laser Tech tân tiến. Với hiệu ứng ánh sáng laser, chất liệu trám sẽ được liên kết nhanh, bền chặt và khó bị tác động bởi quá trình ăn nhai. Những ưu điểm nổi bật khi trám răng cho trẻ theo công nghệ Laser Tech có thể kể tới như:
Không đau, không xâm lấn, thực hiện nhanh
Vật liệu trám răng chất lượng cao, an toàn và có độ bền
Laser giúp miếng trám liên kết bền với chân răng, không gây ê buốt,…
Đội ngũ bác sĩ chuyên sâu răng hàm mặt
Đội ngũ bác sĩ tại Parkway có chuyên môn cao sẽ trực tiếp thực hiện các thủ thuật hàn răng cho bé.
Môi trường điều trị vô trùng
Tại Nha khoa Parkway, không gian thực hiện điều trị thông thoáng, vô trùng theo quy định y tế. Trẻ sẽ có bộ khay dụng cụ riêng được vô trùng nhằm tránh nhiễm khuẩn và có kết quả tốt nhất.
Cùng tham khảo hình ảnh kết quả thay đổi trước – sau khi thực hiện dưới đây:
Hình ảnh trước và sau khi bị sâu răng được trám
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý phụ huynh những kiến thức bổ ích về thủ thuật hàn răng cho trẻ em và giúp quý phụ huynh hiểu rõ các vật liệu hàn răng cho bé tốt nhất. Nha khoa Parkway – luôn đồng hành cùng ba mẹ và bé.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]