Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Chảy máu chân răng ung thư hay còn là dấu hiệu bệnh nào khác? Dấu hiệu không thể xem thường

Có nhiều thông tin nêu ra vấn đề chảy máu chân răng ung thư, không đơn giản chỉ là những bệnh lý răng miệng thông thường như viêm nha chu, viêm nướu,… Hơn nữa, tình trạng này cũng báo hiệu có thể bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này!

1. Chảy máu chân răng ung thư máu: Dấu hiệu không nên bỏ qua

Chảy máu chân răng là dấu hiệu bệnh gì? Nhiều người cho rằng chảy máu chân răng là dấu hiệu của ung thư máu, nhưng thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định như vậy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng như viêm lợi, viêm quanh lợi,…. Vệ sinh răng miệng kém cũng dẫn đến tụt lợi. Bên cạnh đó, việc chảy máu chân răng thường xuyên cũng do cơ thể đang thiếu vitamin hoặc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường.

Chính vì vậy, bạn nên đi khám răng trước để kiểm tra xem chảy máu chân răng do nguyên nhân gì và điều trị. Nếu chữa không có tiến triển thì cần đi khám nội khoa và thực hiện những xét nghiệm liên quan để tìm ra lý do của bệnh.

chảy máu chân răng ung thư

Chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì?

2. Chảy máu chân răng còn là dấu hiệu của những bệnh nào?

2.1 Bệnh tiểu đường

Biến chứng của tiểu đường gây ra chảy máu chân răng, đau miệng, trong miệng có nhiều mảng trắng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do lượng đường huyết cao làm ảnh hưởng tới việc cung cấp chất dinh dưỡng cho nướu răng dẫn tới tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, việc có nhiều đường trong nước bọt cũng làm vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ hơn dẫn đến hình thành các mảng trắng trong lưỡi.

2.2 Viêm lợi, viêm nha chu

Viêm lợi hay viêm nha chu là những căn bệnh phổ biến nhất cho tình trạng chảy máu chân răng. Khi những mảng bám không được làm sạch ở lợi sẽ làm tồn đọng các loại vi khuẩn, từ đó hình thành viêm lợi.

Hơn nữa, khi lợi sưng và bị chảy máu mà bạn vẫn chải răng mạnh và sai cách để làm sạch thì có khả năng cao gây ra tình trạng tụt lợi làm lộ chân răng, thậm chí là mất răng.

2.3 Thiếu canxi, vitamin

Cơ thể người bị thiếu Canxi hay Vitamin C thường thì các vết thương sẽ lâu lành hơn, thậm chí còn có thể dẫn tới xuất huyết với các mức độ khác nhau như chảy máu dưới da, vỡ mao mạch, chảy máu chân răng.

chảy máu chân răng là bệnh gì

Chảy máu chân răng do thiếu canxi

2.4 Gan, thận có vấn đề

Nếu gan và thận có vấn đề sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K, điều này khiến cho chân răng bị chảy máu. Bệnh nhân nên có phương án xử lý sớm để hạn chế những biến chứng đáng tiếc.

2.5 Bệnh bạch cầu

Bạch cầu là một bệnh nguy hiểm không thể chủ quan, đặc biệt nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài là có thể là triệu chứng của căn bệnh này. Bệnh bạch cầu hiện nay được chia thành 2 dòng: Dòng tủy và dòng Lympho đều đặc biệt nguy hiểm.

chảy máu chân răng là bị gì

Chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu của bệnh bạch cầu

2.6 Ung thư miệng

Chảy máu chân răng ung thư miệng là khi những tế bào ung thư phát triển trong khoang miệng, trong đó có cả hiện tượng chân răng chảy máu, đặc biệt sức khỏe sẽ suy giảm rõ rệt nên bệnh nhân cần đi khám và thực hiện những kiểm tra cần thiết.

2.7 Sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết nặng sẽ có tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam, thậm chí đi tiểu ra máu rất nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu sớm để các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

2.8 Áp lực, căng thẳng

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khi lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng suy yếu hệ miễn dịch. Đồng thời cũng có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng. Điều cần làm lúc này là bạn nên cho mình thời gian nghỉ ngơi, điều chỉnh lại công việc để giảm căng thẳng, áp lực và lấy lại cân bằng cuộc sống.

3. Cần làm gì khi phát hiện mình bị chảy máu chân răng?

Khi phát hiện mình bị chảy máu chân răng, bạn cần làm các điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, mỗi ngày đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, lưu ý đánh răng đúng kỹ thuật để không làm tổn thương chân răng và nướu răng.
  • Lấy cao răng sạch sẽ sau khoảng thời gian 6 – 12 tháng/lần sẽ giúp hàm răng bạn loại bỏ vôi răng, cải thiện sức khỏe cho răng.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin C, vitamin K, các khoáng chất như Canxi, Magie để tăng cường sức khỏe răng miệng.
chảy máu chân răng là dấu hiệu bệnh gì

Vitamin K rất tốt cho sức khỏe răng miệng

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
  • Thuốc lá là loại chất kích thích gây hại cho cơ thể, trong đó có răng miệng. Vì vậy, bạn cần cai thuốc lá để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng ung thư.
  • Đi khám răng miệng khi có dấu hiệu bất thường hoặc đi khám định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và có hướng điều trị kịp thời.

Bài viết đang mang lại nhiều thông tin có giá trị về chảy máu chân răng ung thư. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức tham khảo hữu ích và bảo vệ tốt cho hàm răng của mình.

Tin tức sự kiện khác

Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì? – Nha khoa giải đáp

Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.

Xem chi tiết

Bị sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.

Xem chi tiết

TOP 8 Thuốc kháng sinh đau răng tốt an toàn và hiệu quả nhất

Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]

Xem chi tiết

Máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng có công dụng gì? Loại nào nên mua?

Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết