Sâu răng ở trẻ em là vấn đề nhiều mẹ quan tâm và lo lắng. Bởi con ở tuổi này vẫn chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc chăm sóc răng. Thêm vào đó, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể nhắc nhở con vệ sinh răng miệng. Vậy nên hướng dẫn bé phòng ngừa sâu răng càng sớm càng tốt là điều mà phụ huynh nên làm. Những chỉ dẫn dưới đây có thể giúp bạn.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Kể cả khi bé chưa mọc răng, mẹ hãy làm sạch khoang miệng cho trẻ bằng việc lấy khăn mềm, nhúng qua một ít nước sạch và lau nhẹ nhàng vùng nướu sau mỗi bữa ăn.
Khi những chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên, chỉ khi bé đủ 3 tuổi, cha mẹ mới cho bé tự đánh răng dưới sự quan sát của người lớn. Trước đấy, mẹ hoặc bố hãy giúp bé thực hiện công việc này. Ngoài ra, do trẻ trong giai đoạn này chưa quen dùng kem đánh răng người lớn, nên cha mẹ hãy đánh răng cho trẻ với nước muối hoặc với kem đánh răng trẻ em không chứa flour.
Từ 6 tuổi trở đi, bé có thể sử dụng kem đánh răng của người lớn. Tuy vậy, chỉ nên lấy một lượng kem nhỏ bằng hạt đậu.
Khám răng định kỳ ngừa sâu răng ở trẻ em
Bố mẹ nên đưa trẻ tới phòng khám 6 tháng/ lần để kiểm tra răng miệng định kỳ. Tùy vào việc chăm sóc răng miệng của con mà bác sĩ sẽ quyết định có nên cạo vôi răng không. Tuy vậy, thông thường trẻ sẽ phải lấy cao răng từ 3-6 tháng/lần.
Rất nhiều trẻ không thích tới phòng khám nha khoa. Vậy nên phụ huynh hãy chuẩn bị trước tinh thần cho con để bé dễ dàng hợp tác với nha sĩ, cha mẹ nhé!
Đưa trẻ đi khám răng định kỳ cũng giúp cha mẹ phát hiện ra các bất thường khác của bé. Trong đó phải kể đến:
Phát hiện sâu răng từ sớm
Các vấn đề của răng như thiếu mầm răng, thừa răng,…
Điều chỉnh những bất thường trong cung hàm như sai khớp cắn; trong nướu như thắng môi, thắng lưỡi cản trở phát âm.
Điều chỉnh những thói quen xấu của trẻ.
Thêm vào đó, cha mẹ cũng có nhiều cơ hội hỏi ý kiến các bác sĩ về các vấn đề răng miệng của con.
Trám sealant – phương pháp tối ưu phòng ngừa sâu răng ở trẻ
Trẻ em thường rất thích ăn đồ ngọt. Đây là một trong số những nguyên nhân khiến bé có nguy cơ bị sâu răng sớm. Do thời điểm này lớp men còn mỏng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào bên trong răng. Nếu không thể thay đổi thói quen ăn uống ở trẻ, cha mẹ có thể tìm tới phương pháp trám sealant.
Sealant là một hợp chất không màu mà nha sĩ sẽ đưa vào các rãnh nhỏ trên bề mặt răng. Đây là nên khó vệ sinh và dễ tích tụ vi khuẩn gây sâu răng. Sealant có hiệu quả từ 2-4 năm. Nếu được chăm sóc tốt, hợp chất này có thể phát huy tác dụng tối đa lên tới 10 năm.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em cần được cha mẹ quan tâm từ sớm. Nếu muốn tìm một bác sĩ để tư vấn, mẹ chỉ nên tới các cơ sở nha khoa uy tín thôi nhé!
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu