Cách chăm sóc răng sữa cho bé an toàn theo từng độ tuổi
Sức khỏe răng miệng là một vấn đề cần được ưu tiên và quan tâm đặc biệt ở bé. Sức khỏe răng miệng tốt là tiền đề cho sự phát triển chung thể chất của trẻ, một cuộc sống tốt, sinh hoạt ăn uống dễ dàng thoải mái. Chính vì vậy các cách chăm sóc răng sữa cho bé và các cách bảo vệ răng sữa cho bé là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm và muốn tìm hiểu. Cùng Parkway theo dõi bài viết sau đây để có được những cách chăm sóc răng sữa cho bé hiệu quả.
Khái niệm về răng sữa
Răng sữa là gì?
Răng sữa còn được gọi là răng trẻ em, răng tạm thời hay răng nguyên thủy được hình thành khá sớm trong giai đoạn phôi thai của thai kỳ. Bộ răng sữa là bộ răng đầu tiên trong quá trình phát triển tăng trưởng ở người và động vật có hai bộ răng.
Sự phát triển của bộ răng sữa bắt đầu vào khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và kéo dài trong khoảng 2 năm thì sẽ mọc đủ bộ răng sữa gồm 20 chiếc.
Hình ảnh hàm răng sữa ở trẻ em
Răng sữa có lợi ích gì ?
Răng sữa mọc sớm và đóng góp nhiều vai trò, chức năng quan trọng như:
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Bộ răng sữa giúp bé thực hiện chức năng ăn nhai trong giai đoạn đầu đời của trẻ.
Cơ sở cho răng vĩnh viễn mọc đúng chuẩn: Mỗi răng sữa tương ứng sẽ có một mầm răng vĩnh viễn bên dưới để thay thế khi đạt đến độ tuổi nhất định. Vì thế răng sữa được xem như bộ giữ khoảng tốt nhất giữ vị trí cho mọc răng vĩnh viễn sau này.
Kích thích sự phát triển xương hàm: quá trình bé ăn, nhai bằng răng sữa giúp hệ thống xương hàm, sọ mặt phát triển bình thường.
Phát âm: hàm răng sữa đều và đẹp thì bé sẽ dễ dàng phát âm chuẩn chỉnh và ngược lại do quá trình phát âm là sự kết hợp của răng, lưỡi và môi.
Thẩm mỹ: một hàm răng trắng sáng, đều đẹp khiến bé cảm thấy tự tin và thoải mái trong giao tiếp, sinh hoạt.
Thứ tự mọc răng sữa theo từng độ tuổi
Quá trình mọc răng sữa diễn ra khi bé khoảng 6 tháng tuổi có thể sớm hơn hoặc muộn ở ở tùy từng bé. Thứ tự mọc của các răng trong hàm răng sữa khác nhau như sau:
Tháng thứ 6 – 12: Mọc răng cửa trung tâm.
Tháng thứ 9 – 12: Mọc răng cửa hai bên.
Tháng thứ 13 – 19: Mọc răng hàm đầu tiên.
Tháng thứ 16 – 23: Mọc răng nanh.
Tháng thứ 22 – 23: Mọc răng hàm thứ hai.
Ưu điểm của răng sữa là gì?
Dù răng sữa không đồng hành cùng trẻ lâu dài và sẽ bị rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn vào khi trẻ lớn hơn tầm 5 đến 6 tuổi. Nhưng bộ răng sữa lại có những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe răng miệng của bé:
Bộ răng sữa đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn bắt đầu học nói, cách nói năng lưu loát và sinh hoạt ăn uống, cắn, nhai thức ăn hàng ngày.
Răng sữa là vị trí để răng vĩnh viễn có nơi mọc lên đúng và mọc chuẩn.
Lợi ích tốt đẹp của việc chăm sóc răng sữa cho trẻ tốt
Việc học cách chăm sóc răng sữa cho bé, học kiến thức về chăm sóc răng sữa cho bé, kiến thức về nha khoa, về cách bảo vệ răng sữa cho bé theo từng giai đoạn phát triển đem lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe răng miệng của bé ngay tại thời điểm đó và cả về lâu dài. Một số lợi ích tốt đẹp là:
Hạn chế, ngăn ngừa được các bệnh lý về răng như: Sâu răng sữa, viêm lợi, viêm nướu, abscess nước rò mủ…
Tiết kiệm chi phí điều trị các vấn đề về răng mà chăm sóc không đúng cách hay không chăm sóc răng miệng gây ra.
Cha mẹ biết và bình tĩnh xử lý những vấn đề răng ở trẻ, những chuyển biến sinh lý tùy từng giai đoạn ở trẻ như trẻ sốt, bỏ bú, chán ăn, quấy khóc… khi mọc những chiếc răng đầu tiên.
Cha mẹ nên cho bé thăm khám nha sĩ thường xuyên kịp thời để sớm điều trị các bệnh về răng, ít để lại hậu quả nghiêm trọng.
Những lợi ích của việc chăm sóc răng sữa cho bé thường xuyên
Nguy cơ to lớn nếu không chăm sóc răng miệng cho trẻ
Khi trẻ không được chăm sóc răng miệng, hay chăm sóc nhưng chưa đúng sẽ gây ra những hậu quả như sâu răng, viêm nướu hay hôi miệng…
Sâu răng ở trẻ emlà một tình trạng rất dễ gặp ở đa số trẻ em gây ra bởi ba nguyên nhân chính:
Chế độ ăn, thực phẩm ăn chứa quá nhiều đường, đồ ngọt.
Việc vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Cha mẹ thiếu thái độ, ý thức và kiến thức về nha khoa.
Viêm nướu có những biểu hiện như nướu sưng đỏ, một phần đầu nướu tách ra khỏi răng, răng trẻ rất nhạy cảm có thể chảy máu dù chỉ va chạm nhẹ. Việc viêm nướu là hậu quả của sự tích tụ các mảng bám do thức ăn dư thừa trên răng không được làm sạch. Mảng bám tích tụ ở những vị trí khá khuất như cổ răng, đường viền nướu và khó làm sạch. Bên trong mảng bám màu trắng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh tích tụ.
Hôi miệng là hậu quả phổ biến ở những trẻ chưa vệ sinh răng đúng và sạch sẽ. Quá trình vi khuẩn chuyển hóa thức ăn để hấp thụ chất dinh dưỡng sinh ra các hợp chất của lưu huỳnh là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng.
Những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng của trẻ
Trẻ còn nhỏ và vẫn chưa ý thức được hết các thói quen của mình gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng, cha mẹ nên chú ý một số thói quen sau để ngăn chặn cho trẻ:
Mút ngón tay: Việc mút ngón tay hay ngậm núm vú giả kéo dài dễ làm răng nhô ra trước. Nên tập cho trẻ loại bỏ ngay thói quen này.
Khen thưởng và quở phạt: Không nên dùng các phần thưởng là kẹo ngọt, kem hay bánh chocolate để thưởng khi trẻ làm được một việc tốt gì đó tạo thành thói quen mong chờ và thích thú được ăn đồ ăn ngọt. Cũng không được quở phạt, dọa trẻ sẽ đưa đi gặp bác sĩ khám răng nếu không ngoan ngoãn, tạo tâm lý ác cảm cho trẻ.
Một số chấn thương răng miệng khá thường gặp ở trẻ như:
Vết bầm do cắn phải môi hay lưỡi.
Răng bị vỡ một mảnh.
Răng bị đẩy vào trong nướu hay lòi ra ngoài.
Răng rơi ra ngoài hoàn toàn.
Đối với những trường hợp này dùng gạc ướt để làm sạch vết thương và cho bé đi gặp bác sĩ để kiểm tra thêm.
Cách chăm sóc răng sữa cho bé an toàn theo độ tuổi
Quá trình chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được thực hiện từ sớm ngay cả khi bé chưa có chiếc răng nào đến khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên và sau đó mọc hoàn thiện cả bộ răng sữa. Có nhiều cách bảo vệ răng sữa cho bé và nhiều cách chăm sóc răng sữa cho bé mà cha mẹ cần nên lưu ý trong đó có việc chọn bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp cho từng lứa tuổi và chải răng đúng cách mỗi ngày.
Quá trình chăm sóc theo từng độ tuổi có một số điểm sau:
Khi bé chưa mọc chiếc răng nào: Dù ở giai đoạn này bé mới đang chỉ bú sữa và chưa có chiếc răng nào nhưng quá trình bú sữa vẫn để lại những mảng bám hay cặn sữa đọng lại trong khoang miệng của bé, bố mẹ nên dùng gạc mềm vệ sinh, lau sạch sẽ nhẹ nhàng khoang miệng cho trẻ.
Khi bé 6 đến 8 tháng tuổi: Bé bắt đầu mọc răng sữa. Cha mẹ chú ý hơn ở giai đoạn này, bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ với gạc rơ có thấm nước muối sinh lý để làm sạch nhẹ nhàng răng mới mọc, nướu răng và lưỡi.
Giai đoạn bé từ 1 đến 2 tuổi: Cha mẹ chủ động đánh răng bằng bàn chải đánh răng cho bé. Lưu ý nên chọn bàn chải mềm, dùng kem đánh răng dành cho trẻ em vị dễ chịu và hướng dẫn không để trẻ nuốt kem đánh răng.
Khi trẻ 3 đến 6 tuổi: Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và diễn ra quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Cha mẹ có thể để trẻ tự đánh răng mỗi ngày và quan sát theo dõi.
Khi trẻ 6 đến 9 tuổi: Cha mẹ vẫn nên theo dõi, kiểm tra việc đánh răng của trẻ để đảm bảo trẻ đánh răng đều đặn và sạch sẽ.
Trong cả quá trình phát triển của răng miệng ở bé nên lưu ý một số điểm sau:
Chia lịch vệ sinh răng, đánh răng vào thời gian hợp lý, hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách, không làm trẻ đau, khó chịu mang lại hiệu quả cao hơn. Đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải đánh răng vừa khít trên bề mặt răng, chải từng nhóm răng, mỗi nhóm 2 đến 3 chiếc, chải đủ các mặt răng trước, sau, mặt nhai. Đánh răng trong khoảng từ 2 đến 3 phút.
Chọn kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Chọn các dòng kem đánh răng không chứa đường, chứa Xylitol và Flour để chống sâu răng. Có nhiều bé có xu hướng nuốt kem đánh răng do vị ngọt của chúng nên cha mẹ nên lựa chọn một số loại kem đánh răng mà lỡ bé nuốt phải không gây ra ảnh hưởng gì cho trẻ.
Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch hoàn toàn các kẽ răng.
Chế độ ăn cung cấp đầy đủ canxi và photpho cho cả bé và mẹ ở giai đoạn mang bầu đến cho con bú giúp cấu trúc răng bé chắc khỏe.
Động viên khích lệ tinh thần, tạo hứng thú thích đánh răng cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt có gas.
Hạn chế thơm, hôn vào miệng trẻ.
Cho trẻ đi gặp bác sĩ nha khoa 6 tháng 1 lần định kỳ để thăm khám và điều chỉnh chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé, theo sát quá trình phát triển răng ở bé.
Khi trẻ có những dấu hiệu về sâu răng nên cho trẻ đi gặp ngay bác sĩ để xử lý càng sớm càng tốt.
Lưu ý cần thiết khi chăm sóc răng sữa cho bé
Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp cho bé bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên chú ý hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn của bé, không sử dụng gia vị nấu ăn trong giai đoạn đầu ăn dặm.
Sửa đổi thói quen mớm, nhai, cắn thức ăn rồi mới cho trẻ ăn ở nhiều cha mẹ. Thói quen này vô tình gây ra sự lây nhiễm chéo cho trẻ nếu người bón thức ăn bị các vấn đề về răng miệng.
Không cho trẻ mút đầu ngón tay, ngậm ti giả, ngậm núm bình sữa quá lâu khiến răng không mọc đều, mọc không thẳng hàng. Cho trẻ đi khám răng định kỳ khi trẻ 6 tháng tuổi, việc này giúp trẻ được kiểm tra, đánh giá tình trạng răng miệng, kịp thời đưa ra giải pháp nếu trẻ gặp phải bất kỳ vấn đề về răng miệng nào.
Cần hết sức chú ý và cẩn thận trong quá trình chăm sóc răng sữa cho bé
Cách bảo vệ răng sữa cho bé hiệu quả nhất
Dạy cho bé nhận thức được đồ ăn tốt và xấu
Kẹo, bánh ngọt và đường là những thứ không tốt cho răng. Sau khi trẻ ăn những thức ăn này nên được đánh răng, súc miệng ngay. Nên dùng ống hút để uống nước ngọt hạn chế đường bám vào men răng. Hạn chế ăn vặt, nếu ăn đồ ăn ngọt thì nên ăn cùng bữa chính để kết hợp đánh răng ngay sau bữa ăn.
Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua những thực phẩm lành mạnh sẽ tránh được trường hợp bệnh về thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
Trẻ ăn không đúng cách, ăn các đồ ăn xấu có nguy cơ cao thiếu các vi khoáng thiết yếu gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn… nên cha mẹ cần theo dõi và cho bé ăn bổ sung đầy đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.
Tránh và hạn chế cho bé bú đêm bú bình
Hành động bú đêm, bú bình là không tốt cho trẻ, do đêm ngủ lượng nước bọt giảm đồng nghĩa với sự bảo vệ giảm. Vì thế khi cho trẻ bú bình ban đêm rất dễ gây ra hiện tượng đa sâu răng.
Bú bình và bú mẹ có những ảnh hưởng khác nhau đến răng miệng trẻ. Bú mẹ, trẻ phải vận động cơ mặt, cơ hàm nên xoang hàm sẽ phát triển tốt hơn. Việc bú bình làm cung hàm trên nhọn và hàm dưới kém phát triển.
Đưa bé đến các nha khoa uy tín để khám định kỳ răng miệng
Cảm nhận và ấn tượng lần đầu khám răng của trẻ ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý trẻ sau này khi đi khám răng các lần tiếp theo. Vì thế nên tạo cảm giác thân thiện, thoải mái, vui vẻ trong những lần đi khám răng. Việc điều trị răng nên được diễn ra tuần tự từ đơn giản đến phức tạp cho trẻ quen dần.
Men răng sữa yếu và mềm hơn răng vĩnh viễn nên ở giai đoạn răng sữa của trẻ nên cho trẻ đi khám định kỳ 3 tháng 1 lần để kiểm soát tốt nhất tình trạng răng miệng.
Dạy cho bé thói quen tốt trong sinh hoạt
Việc dạy cho bé những thói quen tốt trong sinh hoạt là một điều không thể thiếu để bé tự ý thức bảo vệ răng miệng của mình.
Đầu tiên cha mẹ nên dạy bé thói quen đánh răng mỗi ngày. Trước khi bé có những chiếc răng đầu tiên thì cha mẹ vẫn nên vệ sinh nướu răng nhẹ nhàng cho bé. Khi bé mọc răng, chải răng đều đặn 2 lần một ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng cho bé. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch hiệu quả.
Giữ cho bé không ăn uống gì sau khi đánh răng buổi tối và trước giờ đi ngủ để tạo thành một thói quen.
Hạn chế nước hoa quả, nước có đường
Nước hoa quả là tốt và giúp bổ xung được nhiều vitamin và các chất khoáng cần thiết cho trẻ nếu được uống hợp lý. Việc sử dụng quá nhiều nước hoa quả suốt cả ngày dài lại là điều không tốt cho trẻ dễ gây ra sâu răng vì thế cha mẹ không nên để trẻ uống quá 115 ml nước hoa quả mỗi ngày.
Kiểm tra vệ sinh bình tập uống của bé
Nên chuyển bình bú sang cho trẻ uống bằng ly. Không nên để bé sử dụng bình bú cả ngày vì điều này dễ dẫn đến sâu răng ở mặt sau răng cửa nếu đồ uống cho chứa đường.
Thường xuyên vệ sinh bình bú, bình tập uống của bé sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Tránh những bình ngâm có nguy cơ gây sâu răng
Không nên cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ ngậm bình có chứa sữa hay nước ép hoa quả trước khi đi ngủ. Những chất lỏng có chứa đường bám vào răng của bé, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng tồn tại và phát triển gây ra hàng loạt các vấn đề về răng miệng. Nếu bé quen ngậm bình trước khi ngủ, cha mẹ chỉ nên cho nước lọc vào trong đó.
Cai vú giả cho bé trước khi lên 2
Việc dùng núm vú giả có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hàm răng của bé sau này nặng có thể ảnh hưởng cả khuôn miệng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bé vẫn tiếp tục sử dụng vú giả khi đã lên 3 tuổi, nên cai vú giả ở bé trước khi bé lên 2 tuổi.
Tập cho bé thói quen chải răng và sử dụng chỉ nha khoa
Thói quen chải răng và sử dụng chỉ nha khoa là một thói quen cực kỳ thiết yếu ở trẻ. Nếu trẻ không thích, khóc lóc, khó chịu mỗi lần chải răng, dùng chỉ nha khoa hay súc miệng cha mẹ cần có thái độ nghiêm khắc với bé. Giải thích cho bé hiểu tầm quan trọng của chăm sóc răng sữa cho bé, nói cho bé biết nếu không bảo vệ răng sẽ gây ra sâu răng sẽ gây đau nhức nhiều để bé ý thức được hậu quả. Dưới đây là một số mẹo cho cha mẹ để giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn:
Kiên nhẫn: Bé sẽ có thể chải răng có sự giúp đỡ của cha mẹ khi bé 2 đến 3 tuổi và tự mình làm một mình khi bé 6 tuổi. Khi bé 10 tuổi bé có thể tự mình thành thạo đánh răng và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.
Đừng chờ đến cuối ngày: Khi bé mệt, bạn không nên quá cương quyết bắt bé đi đánh răng hay phải dùng chỉ nha khoa ngay lúc đó. Vì thế để tránh những trường hợp bé mệt mà bỏ quên không vệ sinh răng miệng hay nhắc con thực hiện 3 bước vệ sinh răng miệng sau khi ăn và không quá sát giờ trước khi bé đi ngủ.
Cho bé lựa chọn loại kem đánh răng cho mình: Trẻ lên 5 hay lớn hơn có thể tự chọn loại kem đánh răng mà bé thích trong gợi ý của bạn. Việc được chọn và dùng kem đánh răng mà mình thích sẽ khiến trẻ hào hứng và thích đánh răng mỗi ngày.
Tạo động lực: Trẻ em rất thích được tặng thưởng sau mỗi hành động đúng vì thế chỉ cần được bố mẹ trao thưởng một ngôi sao vàng trên biểu đồ việc tốt hàng ngày, hàng tuần bé sẽ cực kỳ thích thú và vui vẻ đánh răng mỗi ngày. Bố mẹ có thể cùng con đánh răng, bé sẽ rất thích khi được đánh răng chung và nhìn bố mẹ đánh răng để học theo.
Làm thế nào để tạo hứng thú đánh răng cho bé
Không phải đứa trẻ nào cũng thích thú với việc đánh răng hàng ngày và thực hiện chăm chỉ đều đặn việc đánh răng. Nhiều trẻ chỉ được thời gian đầu và chán còn một số trẻ lại rất lười và không thích đánh răng ngay từ ban đầu bên cạnh những trẻ chăm chỉ vệ sinh răng miệng khác.
Vậy làm thế nào để tạo sự thích thú và hứng thú cho bé để bé chăm chỉ vệ sinh răng miệng? Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho bé dễ hiểu về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng. Nói cho bé những hậu quả mà bé không mong muốn nếu như bị sâu răng do không quan tâm đến răng miệng để bé sợ và có ý thức hơn. Cách phòng các bệnh, các vấn đề về răng miệng đơn giản nhất là đánh răng thường xuyên đúng cách.
Một số cách để tạo hứng thú cho bé khi đánh răng như sau:
Cho bé đi mua bàn chải đánh răng theo sở thích, có những hình thù đáng yêu, dễ thương, màu sắc nổi bật. Cho bé chọn loại kem đánh răng trong những loại phù hợp với bé để tạo cảm giác thích thú mỗi lần đánh răng.
Cha mẹ cùng đánh răng với bé và thi đua với bé để xem ai vệ sinh răng đúng cách hơn, đánh giỏi hơn có hơi thở thơm tho hơn.
Khen ngợi sau mỗi lần bé đánh răng: Những lời khen của cha mẹ dành cho bé như “Con của mẹ giỏi quá”, “Răng của con trắng sáng hơn rồi”, “Con đánh răng đúng rồi, giỏi quá đi”, “Ôi con của mẹ đánh răng sạch nên hơi thở thơm tho quá”… sẽ khiến bé vui và hứng khởi mỗi lần đánh răng.
Giữ cho bé thói quen vệ sinh răng miệng vào một khung giờ nhất định để cứ đến lúc đó bé sẽ thành một phản xạ bình thường tự đi đánh răng.
Cho bé thấy sự khác biệt giữa hai hàm răng đánh răng và vệ sinh răng đều đặn, răng trắng sáng khỏe mạnh với hàm răng không được vệ sinh răng ố vàng, sâu đen để bé ý thức được, có thêm động lực đánh răng.
Nên có 2 đến 3 loại kem đánh răng và bàn chải đánh răng khác nhau trong nhà để khi bé chán hoặc lười đánh răng mẹ sẽ lấy ra để tạo sự tò mò thích thú cho bé đánh răng, cho bé có nhiều sự lựa chọn tránh nhàm chán khi đánh răng.
Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ
Cách chăm sóc răng sữa cho bé và cách bảo vệ răng sữa cho bé sẽ phản ánh và quyết định khá nhiều đến chất lượng răng sữa của bé. Việc chăm sóc răng sữa cho bé đúng cách, bé hiểu và ý thức được tầm quan trọng của bảo vệ răng là cơ sở cho một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng.
Ngay từ khi bé chưa có chiếc răng nào đến khi có chiếc răng đầu tiên cha mẹ nên vệ sinh khoang miệng, vệ sinh nướu răng cho bé sạch sẽ. Đến khi bé có bắt đầu có ý thức và có khả năng tự đánh răng cha mẹ nên hướng dẫn bé đánh răng:
Cho bé há miệng nhỏ hoặc cắn chặt 2 hàm trên và dưới sau đó thực hiện động tác xoay tròn từ hàm trên xuống hàm dưới đối với mặt trước của răng.
Đối với mặt nhai, cha mẹ dạy bé chải răng lên xuống, tới lui khoảng 4 đến 5 lần cho một răng.
Đối với mặt lưỡi để lông bàn chải nghiêng về phía nướu rồi thực hiện hất bàn chải về phía cạnh cặn hoặc mặt nhai.
Nên dạy bé đánh răng trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút cho mỗi lần đánh.
Thực hiện chải răng nhẹ nhàng không chải quá mạnh gây chảy máu răng hay chải quá hời hợt mà không làm sạch được răng.
Kết hợp đánh răng với dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng cường hiệu quả vệ sinh răng miệng.
Lưu ý: Cần đánh răng sau mỗi bữa ăn cách khoảng 30 phút sau ăn, không chải răng ngay sau khi vừa ăn tránh làm mòn men răng hay chải răng quá muộn ít tác dụng do thời gian diễn tiến sâu răng mạnh nhất chỉ trong khoảng 30 phút đầu sau ăn.
Chải răng trước khi ngủ là muộn và có ít tác dụng phòng ngừa sâu răng. Riêng đối với thức ăn chứa nhiều axit như chanh, cam… thì nên để thời gian dài hơn do răng khi này bị tác động bởi axit nên còn yếu và dễ tổn thương. Nếu chải răng ngay sau khi ăn những thực phẩm này răng sẽ rất dễ bị mòn men răng.
Parkway – Nha khoa uy tín chất lượng hàng đầu
Với kinh nghiệm lâu năm trong Ngành Nha khoa cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Răng có tay nghề cao, chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dạn, Parkway tự hào là cơ sở Nha khoa chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam.
Với việc áp dụng những kiến thức Nha khoa mới nhất, các trang thiết bị hỗ trợ tiên tiến Nha khoa Parkway chuyên điều trị các vấn đề về răng như chỉnh nha, làm răng giả, niềng răng, điều trị các bệnh về sâu răng… Bên cạnh đó Nha khoa Parkway còn là cơ sở chăm sóc răng sữa cho bé uy tín hàng đầu. Nha khoa với cam kết của mình luôn ưu tiên sức khỏe răng miệng và lợi ích về sức khỏe của khách hàng cũng như thế hệ trẻ em lên hàng đầu.
Không gian tại các cơ sở Nha khoa Parkway trên toàn quốc vừa an toàn, tiện nghi vừa có cảm giác ấm cúng thoải mái, các bác sĩ ân cần và tận tình thân thiện với bé giúp các bé không bị sợ hãi khi đến thăm khám và điều trị nha khoa. Điều này giúp bé vui vẻ hơn, quên đi nỗi sợ nha sĩ, nỗi sợ phòng khám, phụ huynh an tâm và có thêm động lực chăm sóc răng hàng ngày cho bé.
Lựa chọn nha khoa Parkway là lựa chọn đúng đắn và sáng suốt để bảo vệ và chăm sóc răng sữa cho bé cũng như cho cả gia đình bạn, để nhận được những tư vấn tận tình, chuẩn xác nhất đến từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Parkway. Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM.
Cách chăm sóc răng sữa cho bé đúng và phù hợp theo từng giai đoạn sẽ giúp bảo vệ răng miệng cho bé, giúp bé có được một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe cơ sở cho một cuộc sống chất lượng. Cách để có được sự chăm sóc và bảo vệ tốt nhất là thường xuyên định kỳ cho bé đi khám răng tại các cơ sở nha khoa. Lựa chọn Nha khoa Parkway là lựa chọn đúng đắn và sáng suốt bảo vệ răng miệng cho cả gia đình.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]