Sau khi bọc răng sứ có niềng được không? Sự thật được tiết lộ
Rất nhiều người sau khi bọc răng sứ thì muốn niềng răng để khắc phục khiếm khuyết về sai lệch khớp cắn. Vậy sau khi bọc răng sứ có niềng được không? Nếu có thể niềng thì nên chọn phương pháp nào? Nha khoa Parkway sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết nên làm răng sứ hay niềng răng tốt hơn dưới đây.
Một vài nguyên tắc đảm bảo khi quyết định bọc răng sứ có niềng răng được không
Sau khi bọc răng sứ có niềng được không?
Răng sứ bọc rồi có niềng được không? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các trường hợp.
Răng sau khi bọc sứ vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, việc niềng răng sau khi bọc sứ phù hợp và cần thiết với trường hợp bọc sứ một vài răng hơn trường hợp bọc răng sứ toàn hàm. Với trường hợp này thì khí cụ niềng vẫn có thể dịch chuyển răng sứ và cùi răng thật về vị trí mà bạn mong muốn.
Trong khi đó thì với trường hợp bọc sứ nguyên hàm thì bác sĩ đã có sự sắp xếp các răng cho đều và đạt chuẩn khớp cắn rồi nên việc niềng răng là không cần thiết.
Sau khi bọc sứ nếu muốn niềng răng thì tình trạng răng miệng của bạn phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
Mão sứ còn cứng cáp, không nứt mẻ, không lung lay.
Cùi răng thật khoẻ mạnh, có thể chịu đựng lực siết của khí cụ niềng. Nếu cùi răng thật đã yếu nhưng bạn vẫn cố tình niềng răng thì trong thời gian niềng răng có thể bị rụng hoặc lung lay.
Một lưu ý quan trong khi niềng răng sau khi bọc sứ đó là phải lựa chọn nha khoa uy tín để tránh gây hại cho mão sứ và cùi răng thật.
Tại sao đã bọc răng sứ còn phải niềng răng?
Bọc răng sứ toàn hàm thì sẽ giúp bạn có hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn bọc răng sứ đơn lẻ từng chiếc thì chỉ khắc phục được khuyết điểm của răng đó. Các khuyết điểm của toàn hàm răng như sai khớp cắn, hô, móm,… có thể chưa được khắc phục triệt để. Vì vậy, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn niềng răng thêm để cải thiện các khuyết điểm kể trên.
Phương pháp niềng răng nào phù hợp nhất sau khi đã làm răng sứ?
Tình trạng răng quá sâu và bị lỗ hổng quá lớn thì nên đi bọc răng sứ
Các phương pháp niềng răng hiện nay được chia thành hai nhóm chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Nếu bạn từng bọc răng sứ thì phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign là thích hợp hơn cả. Đây chính là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi thường gặp trồng răng sứ xong có niềng răng được không.
Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng khay nhựa trong suốt chế tác theo đặc điểm ngoại hình của răng. Khay niềng ôm sát cả hàm răng và tháo lắp dễ dàng, bề mặt khay nhẵn mịn nên không gây xước, hư hại răng sứ.
Không chỉ vậy, nhờ khay niềng bám sát chân răng nên cả răng sứ và cùi răng thật sẽ dịch chuyển dễ dàng hơn. Răng sứ không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn bền đẹp sau quá trình niềng. Qua đó, bạn có thể hạn chế được tối đa việc phải tháo và lắp lại răng sứ sau khi niềng.
Nhược điểm lớn nhất của niềng răng Invisalign chính là chi phí niềng tương đối cao. Tuy nhiên, bạn có thể giảm áp lực tài chính khi niềng răng Invisalign bằng cách chọn gói niềng trả góp 0% lãi suất tại Nha khoa Parkway. Với gói niềng răng Invisalign trả góp, bạn có thể niềng răng sớm hơn dự định mà không cần quá lo lắng về vấn đề kinh tế.
Ngoài ra, bạn vẫn có thể niềng răng sứ bằng phương pháp niềng răng mắc cài. Niềng răng sứ bằng mắc cài thì có giá thành tiết kiệm hơn sử dụng niềng răng Invisalign. Tuy nhiên, mắc cài có thể gây xước bề mặt răng sứ. Lực siết của mắc cài rất mạnh nên rất dễ khiến mão răng bị bung ra. Nguy cơ bạn phải làm lại răng sứ sau khi niềng là rất cao và điều này sẽ gây tốn kém một chi phí đáng kể. Vì vậy, để an toàn và tiết kiệm thì niềng răng Invisalign vẫn là lựa chọn tuyệt vời hơn cả.
Đã bọc sứ cả hàm có niềng răng được không?
Để xác định bạn có thể bọc răng sứ cả hàm hay không thì cần sự thăm khám và chỉ định của nha sĩ. Thông thường, việc xác định sau khi bọc răng sứ có niềng được không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
1. Mô răng còn sót lại có đủ không?
Khi bọc răng sứ cả hàm, bạn sẽ phải toàn bộ răng thật. Nếu cùi răng còn nhiều sau khi mài thì bạn có khả năng niềng răng cao.
Nguyên nhân là bởi khi niềng răng thì khí cụ niềng sẽ di chuyển răng bằng cách truyền lực qua lớp mão sứ. Vì vậy mà sự tác động của khí cụ niềng sẽ bị giới hạn hơn khi áp dụng lên răng thật. Không chỉ vậy, khi đeo khí cụ niềng mắc cài thì răng sứ có thể sẽ bị bật ra và bạn phải làm lại toàn bộ răng sứ. Do vậy, mô răng thật còn lại sau khi bọc răng sứ là yếu tố quan trọng để xác định răng của chúng ta có khả năng chịu thêm lực siết của niềng răng hay không.
2. Răng sứ có làm đúng chuẩn chưa?
Như Parkway đã đề cập phần nội dung răng bọc sứ xong rồi có niềng răng được không ở trên, trong quá trình niềng mão sứ có thể bị bật ra vì phải chịu lực kéo từ khí cụ niềng. Nếu mão sứ không kín khít, không được gắn chặt thì nguy cơ bị bật ra sẽ rất cao. Chính vì vậy mà độ chuẩn của răng sứ cũng là một căn cứ để xác định bạn có thích hợp để tiếp tục niềng răng không.
Để đánh giá mức độ kín khít thì nha sĩ sẽ sử dụng cây thăm khám để rà vùng chân răng sứ. Nếu phát hiện ra khe hở, vùng răng sâu thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm lại phần răng sứ đó rồi mới bắt đầu tiến hành niềng. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho răng của chúng ta khi sử dụng khí cụ niềng.
3. Các răng có bị cứng khớp không?
Nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách gõ vào răng bằng một dụng cụ cầm tay. Nếu thấy phát ra một âm thanh rắn, vang thì có thể dự đoán 20% chân răng đã bị ảnh hưởng.
Các bước kiểm tra khác sẽ là quan sát đường viền nướu, các cạnh cắn, mặt nhai và mặt phẳng cắn, mặt phẳng nhai. Tiếp theo là chụp X – quang để kiểm tra khoảng dây chằng nha chu. Răng bị cứng khớp thì sẽ khó niềng hơn nên bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích kỹ cho bạn về vấn đề này.
4. Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch?
Nếu bệnh nhân bị móm nặng, hô nặng thì nha sĩ sẽ cân nhắc khả năng điều trị niềng răng. Nha sĩ sẽ tính toán nếu niềng thì răng có thể dịch chuyển tối đa bao nhiêu. Sau đó bác sĩ sẽ xem xét việc áp dụng niềng răng có gây ảnh hưởng tới chân răng không. Nếu để răng dịch chuyển được tới mức độ bệnh nhân mong muốn nhưng răng gốc có thể bị tiêu chân hoặc bật cùi răng khỏi xương thì nha sĩ sẽ không khuyến khích bệnh nhân niềng răng.
Khi nào nên bọc sứ?
Đánh răng là cách vệ sinh răng sau khi bọc sứ hiệu quả
Phương pháp bọc răng sứ nhanh chóng phục hình thẩm mỹ cho răng của chúng ta. Quy trình bọc răng sứ thực hiện phương pháp này rất đơn giản: Bác sĩ sẽ mài nhỏ răng gốc thành các cùi răng, sau đó chụp lên trên cùi răng một mão sứ được chế tác dựa tên đăng điểm của cùi răng và khung hàm. Phần mão sứ có màu trong, sáng trắng như răng thật.
Bọc răng sứ phù hợp với những trường hợp răng miệng có khiếm khuyết như sau:
Răng đã nhiễm màu nặng trong một thời gian dài. Màu sắc của răng không thể cải thiện triệt để bằng các phương pháp tẩy trắng.
Răng lệch lạc, hở kẽ nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, không bắt buộc niềng răng.
Răng bị sâu nặng, tuỷ răng bị viêm hoặc chết thì sau khi điều trị nha chu, nha sĩ sẽ khuyên bạn bọc răng sứ.
Như vậy, bọc răng sứ rất phù hợp với các trường hợp răng có khuyết điểm về mặt thẩm mỹ, răng không sai khớp cắn hay lệch lạc quá nhiều. Hiệu quả do bọc răng sứ mang lại có thể duy trì từ 5 năm đến 20 năm tùy từng trường hợp.
Khi nào nên niềng răng?
Giờ thì bạn đã có câu trả lời cho vấn đề liệu bọc răng sứ có niềng được không! Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha đem lại hiệu quả lâu dài, khắc phục triệt để nhiều vấn đề răng miệng như sai lệch khớp cắn, răng lộn xộn, hô, móm,… Niềng răng có thể tạo nên sự hài hoà, cân đối cho gương mặt của chúng ta. Sau khi niềng răng, bạn sẽ có nụ cười tươi mới, hàm răng đều đặn, ăn nhai chuẩn hơn. (1)
Tuy nhiên, niềng răng bất tiện hơn bọc răng sứ ở chỗ cần nhiều thời gian để dịch chuyển răng về vị trí đúng. Bọc răng sứ chỉ cần khoảng 3 ngày để hoàn tất toàn bộ quy trình, trong khi đó niềng răng sẽ cần ít nhất 1 năm. Đổi lại, hiệu quả do niềng răng mang lại thì bền lâu hơn, có thể duy trì suốt đời. (2)
Phương pháp niềng răng chỉnh nha phù hợp với những trường hợp sau:
Các trường hợp sai lệch về khớp cắn như khớp cắn sâu, cắn hở, cắn chéo.
Chi phí làm răng sứ tại nha khoa Parkway
Răng sứ là kỹ thuật nha khoa bao gồm nhiều bước quan trọng như mài cùi răng, chụp mão sứ. Ở bước mài cùi răng, nha sĩ cần có chuyên môn cao để tính toán mức độ mài sao cho hạn chế tối đa ảnh hưởng tới răng thật nhưng vẫn đáp ứng các yếu tố về thẩm mỹ khi chụp mão sứ. Việc chế tác mão sứ cũng cần chính xác, đúng các chỉ số của cùi răng gốc. Đặc biệt, trong bước chụp mão sứ, bác sĩ cần tỉ mỉ để mão sứ khít sát với răng thật, không gây kẽ hở hay cộm cấn. Một dịch vụ làm răng sứ đáp ứng được những điều trên thường có chi phí tương đối cao. Tuy nhiên mức chi phí này là hoàn toàn phù hợp và xứng đáng để có một dịch vụ an toàn, chất lượng.
Để tránh những hậu quả không đáng có, bạn cần tuân thủ đầy đủ 3 lưu ý khi niềng răng và bọc răng sứ dưới đây:
Nên đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng, cũng như nghe bác sĩ tư vấn xem trồng răng sứ xong có niềng răng được không,.. để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có khi thực hiện các phương pháp chỉnh nha.
Chải răng đúng cách mỗi ngày với các sản phẩm chứa nhiều Florua vào các thời điểm: sáng, sau ăn và tối trước khi đi ngủ. Ban nên lựa chọn các sản phẩm bàn chải đánh răng có phần cọ mềm mại để hạn chế tình trạng tổn thương nướu răng, tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây ra bệnh lý sâu răng.
Bạn cũng nên sử dụng các loại nước súc miệng có thành phần phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa cũng là một cách tốt để vệ sinh sạch những mảng bám tại kẽ hở, khe rãnh trên răng.
Hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột hay các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi,… giảm sự tác động đến men răng.
Không sử dụng nhiều các chất thực phẩm chứa những sắc tố sẫm màu như thuốc lá, cà phê, rượi, bia,… Đây là những thực phẩm khién cho men răng bị bị xỉn màu mất thẩm mỹ, gây vôi răng, gia tăng khả năng bị sâu răng.
Không ăn các đồ ăn quá cứng, dai vì có thể dễ dàng làm bung mắc cài trong quá trình niềng răng.
Áp dụng chế độ ăn nhiều vitamin, chất xơ từ rau quả hay các loại canxi, protein từ thịt, cá,… để gia tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây hại, phòng ngừa sâu răng từ bên trong.
Vậy là Parkway đã chia sẻ cùng bạn những kiến thức về thắc mắc sau khi bọc răng sứ có niềng được không? Để biết trường hợp của bạn có thể niềng răng được không thì hãy liên hệ 1900 8059 – Tổng đài của Nha khoa Parkway để chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp nhé!
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]