Bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Vai trò của răng sữa là gì?
Răng sữa là bộ răng đầu tiên mọc ở trẻ. Quá trình mọc răng sữa diễn ra khá sớm thường ở tháng thứ 6 trẻ đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Vậy bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Chức năng vai trò răng sữa ở trẻ như thế nào. Cùng Parkway theo dõi bài viết dưới đây để biết được những thông tin cần thiết này.
Dấu hiệu trẻ mọc răng sữa là gì?
Quá trình mọc răng sữaở trẻ thường bắt đầu khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và kéo dài trong khoảng 2 năm để hoàn thiện đầy đủ bộ răng sữa. Có trường hợp bé mọc khá sớm ở tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 và cũng có trường hợp trẻ mọc khá muộn sau 1 tuổi nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng nhiều vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do cấu trúc răng của bé ảnh hưởng, thời gian chênh lệch sẽ không quá 1 năm. Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa như sau:
Trẻ quấy khóc nhiều, mệt mỏi, khó chịu, nhạy cảm với các yếu tố tác động.
Trẻ chảy nhiều nước dãi, nướu sưng, tấy đỏ có thể dẫn đến lở loét.
Thường hay cắn hay gặm đồ vật, gặm ngón tay.
Bị đi ngoài, rối loạn tiêu hóa nhẹ hay còn gọi là đi tướt mọc răng.
Sốt nhẹ, thường trẻ mọc răng sẽ bị sốt nhẹ không quá 38 độ.
Trẻ chán ăn, bỏ ăn, ăn uống kém, có biểu hiện sụt cân.
Những dấu hiệu trên sẽ thường xuất hiện ở trẻ trước 3 đến 5 ngày khi chiếc răng bắt đầu nhú và tự hết 3 đến 7 ngày.
Hình ảnh mọc răng sữa ở trẻ nhỏ
Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ em
Quá trình mọc bộ răng sữa thường diễn ra như sau:
Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9: Mọc bốn chiếc răng cửa giữa.
Đa phần, khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc ở bé sẽ gây ra nhiều đau đớn nhất. Trẻ đau, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú và kèm sốt nhẹ. Thường hai chiếc răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước tiên sau đó là đến hai răng cửa hàm trên khi bé sang tháng thứ 8.
Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 10: Mọc hai răng cửa bên.
Khi bé được 7 đến 10 tháng tuổi, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc trong khi 2 răng cửa dưới lại thường xuất hiện muộn hơn.
Từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 14: Mọc 4 răng hàm sữa.
Răng hàm bắt đầu mọc sau khi răng cửa mọc đầy đủ. Đầu tiên là mọc 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên ở vị trí giữa hàm. Sau đó là 2 chiếc răng hàm dưới đối diện với 2 chiếc răng hàm trên. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến chăm sóc răng miệng trẻ ở giai đoạn này, bổ sung flour cũng như phòng các bệnh về răng cho trẻ.
Từ tháng thứ 16 đến tháng thứ 18: Mọc 4 răng nanh sữa.
Chiếc răng nanh sữa hàm trên sẽ mọc khi trẻ khoảng 16 đến 18 tháng tuổi, lấp vào chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm. Hai răng nanh hàm dưới mọc sau 2 răng nanh hàm trên. 1 số trường hợp thì phải đến tháng thứ 22 mới mọc đủ 4 chiếc răng nanh sữa.
Từ tháng thứ 20 đến tháng thứ 30: Mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng.
Vào khoảng tháng thứ 20, 2 chiếc răng hàm dưới sẽ mọc. Khi 2 răng hàm dưới mọc thì sau đó 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng cũng sẽ mọc và hoàn thiện bộ răng sữa ở trẻ và thường kết thúc khi trẻ 30 tháng tuổi.
Sự phát triển của răng hàm của trẻ
Quá trình hình thành bộ răng sữa sẽ đi kèm với quá trình phát triển khung xương hàm để có đủ chỗ cho răng mọc lên và có được một cung răng hài hòa. Sự phát triển của xương hàm về kích thước đa hướng nhưng nổi bật nhất là sự phát triển về chiều ngang.
Ở hàm trên sự tăng trưởng chủ yếu ở đường khớp giữa khẩu cái của xương hàm trên diễn ra:
Khi mới sinh, xương hàm trên có cấu trúc khá mỏng manh có chứa các mầm răng bên trong.
Khi bé 12 tháng tuổi, đường khớp giữa hàm trên còn chỗ trống và vẫn duy trì tăng trưởng. Xương hàm trên có khả năng tăng trưởng khá nhanh theo chiều rộng.
Khi bé 10 tuổi, sự tạo xương ở vùng lồi củ làm kích thước hàm trên đạt chuẩn theo chiều trước – sau. Chiều rộng của xương hàm tăng trưởng nhờ tăng trưởng đường khớp giữa khẩu cái và sự đắp thêm xương mặt ngoài.
Ở người trưởng thành, kích thước xương hàm sẽ đạt đến độ chuẩn nhất định.
Ở hàm dưới sự tăng trưởng diễn trong khoảng thời gian ngắn hơn do sự tăng trưởng cấu trúc sụn ở đường giữa diễn ra như sau:
Khi mới sinh, hàm dưới tương đối nhỏ, có cấu trúc sụn ở giữa hỗ trợ hàm dưới tăng trưởng theo chiều ngang.
Khoảng 12 tháng tuổi, khi này kích thước của xương hàm dưới đã đạt gần như bộ xương hàm ở người trưởng thành.
Lúc 10 tuổi, thân xương hàm dưới dài ra về phía sau tạo khoảng trống đủ cho các răng vĩnh viễn mọc thêm.
Ở người trưởng thành, xương hàm phát triển đầy đủ, các răng vĩnh viễn sắp xếp hài hòa trên cung hàm nhờ khoảng trống đã được tạo thêm về phía sau.
Quá trình phát triển của xương hàm dưới diễn ra trong khoảng thời gian ngắn do sụn ở đường giữa xương hàm sẽ nhanh chóng cốt hóa trong nửa cuối năm đầu tiên. Trong khi sự phát triển của xương hàm dưới sẽ diễn ra lâu hơn đến khi bộ răng sữa phát triển và tăng trưởng hoàn toàn.
Sự phát triển khớp cắn ở trẻ
Khoảng tháng thứ 15 đến 16, khớp cắn ở vùng răng sau và sự nâng đỡ kích thước dọc đầu tiên được thiết lập do sự lồng múi của các răng cối sữa trên và dưới. Khi mới mọc và mới có những tiếp xúc đầu tiên các răng này thường không ở đúng vị trí mà thay vào đó nó sẽ ăn khớp với răng đối diện và thường phải có sự dịch chuyển, thay đổi vị trí theo các chiều trong ngoài và gần xa trong quá trình phát triển để đạt được sự lồng múi cuối cùng.
Trong hầu hết các trường hợp, múi gần – trong của răng cối sữa trên sẽ tiếp xúc tại một vị trí với sườn nghiêng của trũng răng cối sữa dưới. Trũng này có chức năng cơ bản giống như cái phễu để múi trong răng cối sữa trên đặt vào và đạt chuẩn khớp đúng theo cơ chế nón và phễu.
Cả hai răng đều có sự điều chỉnh vị trí để đạt được tình trạng ăn khớp đúng nhưng sự dịch chuyển của hàm trên sẽ nhiều hơn răng ở hàm dưới do hàm dưới ít có sự điều chỉnh hơn. Theo Bengt Ingersoll, khớp cắn sơ khởi của bộ răng sữa xuất hiện khi các răng cối sữa mọc. Dù là những chiếc răng mọc đầu tiên nhưng bộ răng sữa không đóng nhiều vai trò ăn khớp nhau để nhai mà chủ yếu để hỗ trợ cắn và xé thức ăn.
Sự ăn khớp hoàn chỉnh của răng cối sữa là một sự kiện quan trọng trong quá trình thành lập khớp cắn của bộ răng sữa vì đây là lần đầu tiên diễn ra sự lồng múi của các răng và sự xác lập về chiều cao khớp cắn.
Khi trẻ khoảng 3 tuổi, khớp cắn của bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh. Khớp cắn này được duy trì và thay đổi liên tục cho đến khi trẻ khoảng 5 tuổi. Sau thời điểm này sẽ là quá trình mà các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Khoảng từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn tương đối ổn định nhất của bộ răng sữa và quá trình này có ý nghĩa quan trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế.
Savara và Sannin (1969) cho rằng một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng sữa ở trẻ sẽ là tiền đề cho một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng vĩnh viễn khi trưởng thành. Wheeler có khẳng định “một nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển khớp cắn cần bắt đầu bằng khớp cắn của bộ răng sữa”.
Bộ răng sữa có bao nhiêu cái?
Bộ răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai và mọc đầy đủ khi trẻ khoảng 2 đến 3 tuổi với tổng 20 chiếc răng bao gồm 10 chiếc răng hàm trên và 10 chiếc răng hàm dưới. Bộ răng sữa tồn tại trong giai đoạn đầu ở trẻ và sau đó sẽ được thế bằng răng vĩnh viễn.
Bộ răng sữa thay bao nhiêu cái?
Hầu hết các trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa khi 5 đến 6 tuổi. Răng vĩnh viễn sẽ tạo áp lực phía dưới chân răng sữa làm tiêu dần chân răng, lung lay và sau đó rụng đi.Răng vĩnh viễn sẽ mọc tương ứng ngay tại vị trí mà răng sữa rụng đi. Có 20 chiếc răng sữa ở trẻ thì sẽ tương ứng với 20 chiếc răng được thay bằng răng vĩnh viễn.
Vai trò của răng sữa là gì?
Răng sữa là bộ răng mọc đầu tiên và khá sớm ở trẻ, đến một độ tuổi nhất định thì răng được thay bằng răng vĩnh viễn. Dù bộ răng sữa tồn tại trong thời gian khá ngắn trong cuộc đời của mỗi người nhưng vai trò của răng sữa là hết sức trong quá trình phát triển không kém gì răng vĩnh viễn.
Tiêu hóa: hỗ trợ cắn, nhai, nghiền nát thức ăn, giúp việc hóa thức ăn của trẻ được dễ dàng hơn.
Giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, hàm răng đều và đẹp.
Kích thích xương hàm phát triển.
Phát âm.
Thẩm mỹ…
Hậu quả của việc mất răng sữa sớm là gì?
Mất răng sữa sớm sẽ đem lại những bất lợi cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ điển hình là:
Làm di lệch các răng kế cận, sai lệch tương quan khớp cắn với răng vĩnh viễn số 6, lệch đường ở giữa.
Giảm chiều dài và chu vi cung răng, thiếu chỗ răng hàm nhỏ khiến nó mọc lệch, kẹt.
Các răng đối diện trồi dài.
Ảnh hưởng đến thời gian mọc các răng vĩnh viễn sau đó thay thế.
Ảnh hưởng phát âm cũng như thẩm mỹ.
Một số yếu tố làm nặng thêm như: Bất thường cơ, thói quen ăn uống, sinh hoạt xấu, tồn tại một khớp cắn sai lạc…
Những điều thường gặp ở răng sữa của bé
Răng sữa có lớp men răng và ngà răng mỏng nên dễ bị các tác động xấu từ các yếu tố cơ hội bên ngoài gây ra những hậu quả không mong muốn. Một số trường hợp xấu, thường gặp ở răng sữa của bé là:
Răng bị đen, sâu: Trẻ thường thích ăn những thức ăn có vị ngọt, uống nước có gas, đây là những nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ. Nếu không được chăm sóc và theo dõi sẽ rất dễ đến đến răng bị sâu, bị đen răng.
Răng bị ố vàng, bị mòn răng: Men và ngà răng mỏng là một bất lợi rõ ràng nên nếu ăn xong mà không được vệ sinh sạch sẽ răng rất dễ bị ăn mòn men răng và làm mòn răng khiến răng bị ố vàng.
Răng sữa không rụng: Nguyên nhân tình trạng này chủ yếu là do răng vĩnh viễn không mọc lên thay thế làm răng sữa không rụng.
Răng sữa mọc lệch: Răng sữa mọc lệch thường do trẻ có thói quen xấu như bú tay hay ngậm ti sữa, ti giả quá nhiều.
Răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc: Đây là tình trạng bất thường, khi trẻ có dấu hiệu này phụ huynh cần đưa trẻ đến các chuyên khoa để thăm khám biết rõ tình trạng.
Những sai lầm mà cha mẹ thường gặp khi chăm sóc răng sữa cho bé
Nhiều phụ huynh có suy nghĩ cho răng răng sữa ở trẻ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không quá quan tâm đến chăm sóc bộ răng sữa ở giai đoạn đầu hoặc quan tâm nhưng lại có những cách chăm sóc không đúng ảnh hưởng đến sức khỏe của bộ răng sữa.
Cha mẹ thường sẽ chỉ cho bé đi khám và gặp bác sĩ Nha khoa khi bé đã mắc các bệnh về răng miệng. Trong khi đó theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ thì thời điểm thích hợp nhất cho cuộc thăm khám răng đầu tiên là khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên và thường là không quá 1 tuổi.
Cuộc gặp lần đầu tiên của bé với Nha sĩ sẽ giúp cha mẹ định hướng những vấn đề cần chú ý cho việc chăm sóc bộ răng sữa cũng như giúp trẻ quen với môi trường nha khoa một cách dễ dàng hơn, như một cách dạo chơi nha khoa cho trẻ.
Vào thời điểm khi bé gặp những vấn đề về răng miệng, việc ngay lập tức can thiệp điều trị thường đôi khi sẽ khó thực hiện và ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Những vấn đề này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu cha mẹ sớm được dự phòng và có những kiến thức cơ bản về răng miệng đã được trang bị từ trước đó. Một số thói quen như bú bình ban đêm sẽ gây ra sâu răng ở bé, thói quen mút tay, mút môi, đẩy lưỡi cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển cung hàm của trẻ sau này.
Tình trạng răng sữa của trẻ bị sâu không rụng phải làm sao?
Khi trẻ xuất hiện tình trạng mà răng bị sâu nhưng không rụng khiến cha mẹ lo lắng, cha mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ Nha khoa thăm khám để được đưa ra những phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là 3 cách điều trị khi trẻ rơi vào tình trạng này: trám răng, nhổ răng và niềng răng cho bé.
Trám răng cho bé
Khi trẻ bị sâu răng hoàn toàn có thể hàn trám bằng công nghệ Laser Tech, đây là công nghệ trám răng an toàn mang đến hiệu quả cao nhờ vào chất liệu trám răng cũng như các kỹ thuật hiện đại.
Lưu ý trẻ chỉ nên trám răng khi trẻ đã từ 2 tuổi trở lên, răng sữa bị sâu nhưng đang có dấu hiệu như lung lay sắp rụng để thay thế bằng răng vĩnh viễn thì nên ưu tiên phương pháp nhổ răng sữa hơn.
Nhổ răng sữa cho bé
Nhổ răng sữa có thể sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên phụ huynh hoàn toàn yên tâm cho trẻ đến nhổ răng tại các cơ sở Nha khoa uy tín. Nhưng nên lưu ý chỉ nên nhổ răng sữa trong các trường hợp sau:
Răng sữa của trẻ đã bị sâu nặng.
Răng đến gần thời kỳ thay răng nhưng mắc bệnh lý gây ra đau nhức.
Răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên…
Nếu răng sữa nhổ bỏ quá sớm hơn thời gian thay răng vĩnh viễn có thể dẫn đến tình trạng không tốt như răng mọc lệch, sai lạc khớp cắn trong bộ răng vĩnh viễn.
Niềng răng sữa cho bé
Niềng răng là giải pháp tối ưu được bác sĩ khuyên dùng giải quyết tình trạng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc khiến răng vĩnh viễn mọc lệch. Niềng răng là phương pháp tác động lực lên các răng, dần dần dịch chuyển răng về vị trí như ý thông qua hệ thống dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt.
Mọi các vấn đề về răng như răng hô, răng thưa, răng khấp khểnh, sai khớp cắn đều có thể được xử lý bằng phương pháp niềng răng với nhiều ưu điểm vượt trội:
Giúp hàm răng đều, đẹp, mang lại tính thẩm mỹ cao.
Giúp hàm răng đều hơn, khít, khớp cắn chuẩn, đảm bảo chức năng nhai, cắn thuận lợi cho cơ thể.
An toàn, lành tình đối với răng miệng, răng dần chuyển dịch về vị trí mong muốn mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chân răng làm chân răng lung lay, tổn hại xương hàm.
Chi phí không quá lớn, có thể đem lại hiệu quả lâu dài. Chỉ cần thực hiện 1 lần với mức chi phí giao động quanh 30.000.000 VNĐ bạn có thể sở hữu hàm răng đều, đẹp, thẳng hàng, thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác tự tin cũng như thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày.
Những điều mà phụ huynh thường thắc mắc về răng sữa của bé
Có một số thắc mắc mà phụ huynh thường không chắc chắn về quá trình mọc răng sữa ở bé cũng như những vấn đề liên quan đến bộ răng sữa. Sau đây là một số thắc mắc và giải đáp thắc mắc cho cha mẹ về bộ răng sữa của bé.
Răng sữa trẻ lung lay cần phải làm gì?
Lung lay là 1 dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết khi trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ thay răng sữa. Cha mẹ cần lưu ý hơn ở giai đoạn này, không nên nhổ răng quá sớm hay quá muộn do:
Nhổ răng quá sớm sẽ ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai của trẻ, làm mềm xương hàm, chậm phát triển lợi cũng như chậm mọc răng vĩnh viễn.
Khi nhổ răng sữa quá muộn, răng vĩnh viễn không có chỗ để mọc lên nên rất dễ gây ra tình trạng hô, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn.
Răng sữa lung lay dễ dàng nhổ với phương pháp an toàn tại nhà nhưng nếu không có đủ tự tin cũng như đảm bảo được an toàn và vệ sinh cho bé thì không nên tự ý nhổ răng tại nhà.
Không dùng chỉ nhổ răng cho bé sẽ có thể gây ra chảy máu nướu răng, khiến vi khuẩn dễ tấn công làm nhiễm trùng và hôi miệng.
Cho bé đến các cơ sở Nha khoa để răng được nhổ phù hợp và răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng đúng vị trí.
Với trường hợp răng cứng đầu, bác sĩ sẽ sử dụng máy móc hiện đại để hỗ trợ loại bỏ răng sữa đó.
Nếu đã đến tuổi mà chưa có dấu hiệu thay răng, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi kiểm tra thăm khám để biết được nguyên nhân và có hướng giải quyết.
Khi răng sữa lung lay đây là dấu hiệu báo hiệu răng răng vĩnh viễn đang bắt đầu mọc, quá trình này làm tiêu chân răng sữa là thời điểm thích hợp để loại bỏ răng sữa ra khỏi hàm. Cha mẹ nên kích thích thêm hoặc để đến khi răng lung lay nhiều, răng mềm rồi mới nhổ bỏ.
Răng sữa mọc trong bao lâu?
Trẻ bắt đầu mọc răng sữa là thường vào tháng thứ 6 và khoảng sau 12 đến 24 tháng sau sẽ mọc khá đầy đủ hoặc mọc được đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Quá trình mọc răng diễn ra như sau:
5 đến 8 tháng đầu: mọc 4 răng cửa giữa.
7 đến 10 tháng: mọc 4 răng cửa bên.
14 đến 20 tháng: mọc 4 răng nanh.
12 đến 16 tháng: mọc 4 răng hàm thứ 1.
20 đến 32 tháng: mọc 4 răng hàm thứ 2.
Lỡ nuốt răng sữa vào bụng thì có sao không?
Trường hợp lỡ nuốt răng sữa vào bụng nhưng nếu răng không bị kẹt và có thể thải ra ngoài theo đường vệ sinh thì sẽ không xảy ra vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu răng mà bị kẹt vào vị trí nào đó như khí quản, phổi hay vị trí khác sẽ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Vì thế, ngay khi trẻ lỡ nuốt phải răng sữa bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám.
Răng sữa mọc lệch không đúng khớp có sao hay không?
Trường hợp răng sữa mọc lệch, không đúng khớp sẽ ảnh hưởng lên chính răng đó cũng như các răng khác bên cạnh. Đồng thời răng sữa mọc lệch không đúng khớp cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn do đó cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn khi trẻ mọc răng vĩnh viễn để có hướng điều chỉnh cũng như khắc phục kịp thời, không để lại quá nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Chăm sóc răng sữa của bé đúng cách và khoa học
Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng cho bé nên bắt đầu từ khi còn bé, từ giai đoạn trẻ sơ sinh cha mẹ có thể dùng gạc xỏ vào ngón tay, thấm nước muối sinh lý và vệ sinh nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, mặt nướu cho bé. Cho bé uống nước sau mỗi lần ăn và bú sữa.
Khi mọc chiếc răng đầu tiên, vẫn vệ sinh răng cho bé nhưng nên nhẹ nhàng hơn tránh để bé đau.
Khi bé mọc nhiều răng hơn nên dùng bàn chải đánh răng nhỏ, lông mềm đánh răng cho bé. Sử dụng kem đánh răng vị thiên nhiên nhẹ nhàng, có bổ sung fluor. Hướng dẫn để bé không nuốt kem đánh răng.
Giải thích cho bé hiểu tầm quan trọng vai trò của răng sữa và việc vệ sinh răng sạch sẽ, để bé ý thức giữ gìn răng miệng, không để bị sâu răng.
Hướng dẫn bé chải răng đúng cách: Cho bé há miệng nhỏ, cắn chặt 2 hàm rồi thực hiện xoay tròn bàn chải từ hàm trên xuống hàm dưới đối với mặt ngoài. Ở mặt nhai hướng dẫn bé chải tới lui khoảng 4 – 5 lần cho từng chiếc răng. Đối với mặt lưỡi để lông bàn chải nghiêng về phía nướu rồi thực hiện hất về phía cạnh cắn hoặc mặt nhai.
Lưu ý: nên chải răng sau 30 phút sau mỗi bữa ăn. Chải răng trước khi đi ngủ là quá muộn và có ít tác dụng. Sau khi ăn các thức ăn cam, chanh đồ có chứa axit thì không nên đánh răng ngay vì khi này răng nhạy cảm và yếu hơn bình thường.
Chỉ cho bé biết được loại thực phẩm nào không tốt cho răng
Những đồ ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt,… là những thứ không tốt cho răng nhưng bé lại thường rất thích ăn. Cha mẹ cần đánh răng cho bé và nhắc nhở bé đánh răng sau khi ăn những đồ ăn nhiều đường như thế. Nên dùng uống hút để uống nước ngọt, đồ uống có gas. Hạn chế thói quen ăn vặt, thói quen không tốt cho răng.
Tránh cho bé bú đêm, bú bình
Bú bình là thói quen không tốt cho trẻ, do ban đêm khi bé ngủ lượng nước bọt sẽ giảm đáng kể nên việc cho bé bú bình sẽ dẫn đến hiện tượng đa sâu răng.
Việc bú bình cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ. Theo những nghiên cứu thì thấy rõ việc bú bình ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Để bú được sữa mẹ, trẻ sẽ phải vận động hàm dưới, các cơ mặt và cơ hàm nên thường xoang hàm sẽ phát triển tốt hơn. Việc bú bình thường làm trẻ có cung răng hàm trên sau này nhọn và hàm dưới sẽ kém phát triển.
Thành lập thói quen đi thăm khám nha sĩ thường xuyên
Cho trẻ đi khám răng sớm, làm cho trẻ có tâm lý thoải mái khi đi khám răng tạo thành một thói quen tốt cho trẻ. Việc đi khám răng thường xuyên giúp trẻ và cha mẹ biết rõ tình trạng răng miệng để chăm sóc tốt hơn đồng thời cũng sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng để phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Việc điều trị sẽ dễ dàng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và phức tạp nếu ở giai đoạn muộn vì thế thường xuyên thăm khám là cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng răng miệng.
Tránh những thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến răng miệng
Hạn chế và giải thích cũng như ngăn chặn các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như thói quen mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, hay cho tay vào miệng…Các thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, chống cằm cũng ảnh hưởng không tốt đến răng miệng mà cha mẹ cần lưu ý ở trẻ.
Một vài lưu ý khác
Cha mẹ nên tập thói quen ghi lại thời điểm mọc răng và những can thiệp nha khoa của trẻ. Việc này chính là tự tạo ra hồ sơ theo dõi tình trạng răng miệng cho trẻ có ý nghĩa với trẻ về sau này khi gặp các vấn đề về răng khác, giúp nha sĩ có tư liệu để đánh giá và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng kết hợp đánh răng với kem đánh răng có chứa flour cùng với dùng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn những thức ăn thừa, mảnh vụn nhỏ bám trên răng.
Hướng dẫn trẻ sử dụng kèm nước muối sinh lý để súc miệng hoặc dùng các dung dịch súc miệng làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng.
Địa chỉ thăm khám các vấn đề về răng sữa uy tín
Bộ răng sữa ở trẻ là bộ răng mọc khá sớm, chất lượng răng không khỏe không chắc được bằng răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Mặc dù vậy vai trò của răng sữa vẫn rất quan trọng trong quá trình phát triển ở trẻ. Vì thế cần đặc biệt chăm sóc và quan tâm đến bộ răng sữa ở trẻ.
Nha Khoa Parkway là một cơ sở Nha Khoa uy tín hàng đầu Việt Nam. Đến với Nha khoa Parkway cha mẹ sẽ được giải đáp chi tiết tất cả những thắc mắc liên quan đến răng miệng nói chung và bộ răng sữa ở bé nói riêng. Cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị tiên tiến khoa học là đội ngũ Bác sĩ, chuyên gia Nha Khoa chất lượng cao, tay nghề lâu năm, nhiều kinh nghiệm tự tin giải quyết tốt mọi vấn đề về răng miệng cho bé và cả gia đình.
Hãy đến Nha khoa Parkway để có được những trải nghiệm tốt nhất, được nghe những lời khuyên hữu ích nhất và có được những sự chăm sóc bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất cho cả gia đình. Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin về bộ răng sữa ở trẻ, vai trò của răng sữa đối với trẻ về ăn uống, sinh hoạt và cả tính thẩm mỹ. Cung cấp cho bạn đọc những lưu ý để có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé tốt hơn. Cha mẹ nên cho bé và cả gia đình đi thăm khám nha khoa để theo dõi được tình trạng sức khỏe răng miệng, sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Hãy lựa chọn Nha khoa Parkway là cơ sở Nha khoa tin cậy để thăm khám định kỳ cho cả gia đình bạn.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]