Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Bệnh hôi miệng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn có thể là dấu hiệu báo hiệu bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vì vậy không nên chủ quan trước tình trạng mồm thối hay răng miệng bị hôi. Cùng tìm hiểu thông tin từ A-Z về nguyên nhân, cách nhận biết bệnh lý hôi miệng qua bài viết sau từ Nha khoa Parkway nhé!
Hôi miệng không phải triệu chứng hiếm, nó đã xảy ra với rất nhiều người
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng không phải triệu chứng hiếm, nó đã xảy ra với rất nhiều người. Xét trên lý thuyết, hôi miệng không gây hại cho tính mạng nhưng lại khiến người bệnh ăn kém ngon, giao tiếp kém tự tin. Mỗi khi cười nói, ăn uống và thở bằng miệng thì người bệnh sẽ toả ra mùi hôi khó chịu.
Triệu chứng hôi miệng là thế nào?
Cách nhận biết miệng có mùi hôi thối dễ thấy nhất chính là mùi hôi lạ toả ra từ miệng của chúng ta mỗi khi chúng ta nói chuyện, ăn uống hoặc thở. Mùi hôi này rất khó chịu và có thể khiến hình ảnh của chúng ta xấu đi trong mắt người khác. Để kiểm chứng mình có bị hôi miệng không, bạn hãy lấy tay che mũi và miệng, sau đó thở bằng miệng và cảm nhận hơi thở của mình có mùi gì. (1, 2) Đây cũng là 1 trong các dấu hiệu bị hôi miệng thường được nhiều người áp dụng để tự kiểm tra cho chính mình.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Để hiểu thật rõ tại sao và miệng hôi do đâu mà ra, các nha sĩ tại nha khoa Parkway sẽ trình bày rất đầy đủ các thông tin chi tiết ngay dưới đây. Đây là những nguyên nhân, nguồn gốc miệng hôi mùi cá ươn mà chúng ta phải tìm hiểu.
1. Ăn thức ăn nặng mùi
Khi ăn đồ ăn hoặc uống đồ uống nặng mùi thì miệng chúng ta sẽ bị hôi tạm thời. Miệng có mùi hôi là do những phân tử thức ăn có mùi hôi sẽ thâm nhập vào máu của chúng ta và được truyền đến phổi, khiến hơi thở của chúng ta trở nên đậm mùi.
2. Vệ sinh răng miệng sai cách, ít đánh răng
Mồm hôi còn có thể do bạn đã chăm sóc răng sai cách. Nếu đánh răng quá ít và không làm sạch kẽ răng, không làm sạch lưỡi thì thức ăn thừa sẽ không bị loại bỏ triệt để. Từ đó, vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra mùi hôi. Không chỉ vậy, vi khuẩn này còn có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng.
3. Bệnh nha chu
Mảng bám đọng lại trên răng lâu ngày có thể trở thành vôi răng và gây ra bệnh nha chu. Trường hợp này không thể khắc phục chỉ bằng cách đánh răng bình thường mà cần can thiệp y tế. Vi khuẩn và vôi răng do bệnh nha chu tạo ra mùi hôi miệng (mồm bị hôi thối) khó chịu, nếu để lâu có thể ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của răng. (3)
4. Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chất hoá học gây chứng hôi miệng. Hút thuốc sẽ khiến lưỡi, vòm họng và cổ họng chúng ta bị khô, từ đó dễ xuất hiện mùi hôi. Tệ hơn, thuốc lá có thể khiến mô nướu bị yếu đi và gây ra bệnh viêm nướu.
5. Khô vùng miệng
Công dụng của nước bọt là loại bỏ các phân tử thức ăn bám trong miệng gây mùi hôi nên có thể giữ cho miệng được sạch sẽ. Khi hoạt động sản xuất nước bọt bị suy giảm thì chúng ta sẽ khô miệng, hạt thức ăn không được loại bỏ nên phát sinh hôi miệng.
6. Sở thích uống cà phê
Cà phê không chỉ có hương vị mạnh mà còn khiến hoạt động tiết nước bọt kém đi. Chính caffein là nguyên nhân gây tình trạng hôi miệng (miệng có mùi hôi thối như cá ươn) này. Miệng tiết ít nước bọt thì vi khuẩn gây mùi hôi sẽ gia tăng, việc miệng bị hôi là khó tránh khỏi.
7. Chế độ ăn nhiều đường
Vi khuẩn trong miệng của bạn khi gặp đường thì sẽ hấp thụ và sản sinh ra một loại axit gây hại. Các axit này sẽ bào mòn khoáng chất có trong men răng khiến răng bị yếu đi và dễ bị sâu răng. Sâu răng sẽ gây ra hôi miệng và việc điều trị cũng tốn nhiều công sức.
Tương tự như cafe, rượu bia cũng khiến việc sản xuất nước bọt trở nên ít hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển. Việc thường xuyên uống rượu bia sẽ khiến hơi thở của bạn trở nên nặng mùi hơn đấy.
9. Chế độ ăn ít carbohydrate
Nếu Carbohydrate không được cung cấp đủ cho cơ thể của bạn thì các hoạt động sẽ không được duy trì và quá trình trao đổi chất bị thay đổi. Lúc này, gan của bạn sẽ phải lấy năng lượng từ chất béo tồn đọng trong cơ thể khiến hơi thở của bạn có mùi kim loại. Không chỉ vậy, việc nạp nhiều protein nhưng không nạp đủ carbs cũng khiến cơ thể khó tiêu hoá hơn và dễ giải phóng khí lưu huỳnh dẫn đến hiện tượng hôi miệng (mùi hôi ở miệng).
10. Gặp vấn đề tiêu hóa
Đường tiêu hoá của bạn có vấn đề như viêm loét, trào ngược dạ dày, táo bón, rối loạn đường ruột,… thì tình trạng miệng có mùi hôi thối là khó tránh khỏi. Vì mùi hôi của thực phẩm có thể quay trở lại miệng do đường tiêu hoá gặp trục trặc.
11. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị sẽ có tác dụng phụ là gây khô miệng. Như đã nêu ở trên thì khô miệng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta mắc bệnh hôi miệng. Ngoài ra thì có một số loại thuốc khi dung nạp trong cơ thể chúng ta sẽ giải phóng hoá chất, hoá chất này được truyền qua máu và lan vào hơi thở của bạn, tạo ra mùi hôi.
12. Vấn đề sức khỏe khác
Một vài bệnh lý sức khoẻ có biểu hiện bị hôi miệng. Ví dụ như viêm amidan, đường hô hấp bị nhiễm trùng, các bệnh về gan và thận, các bệnh liên quan đến xoang mũi, bệnh tiểu đường,… Thậm chí tình trạng mồm thối còn là dấu hiệu cảnh báo ung thư, rối loạn chuyển hoá.
Cách chẩn đoán tình trạng răng miệng bị hôi (mồm thối)
Nếu bạn không ngại thì có thể nhờ một người thân tín xác định giúp hơi thở của mình.
Tự xác định: Bạn có thể tự kiểm tra mình có hôi miệng hay không bằng một cách rất đơn giản. Đó là úp lòng bàn tay lên miệng, sau đó thở bằng miệng và ngửi lại lòng bàn tay xem có mùi gì. Một cách khác đó là ngửi mùi trên tăm hoặc chỉ nha khoa sau khi đã sử dụng.
Nhờ người khác xác định: Nếu bạn không ngại thì có thể nhờ một người thân tín xác định giúp hơi thở của mình. Tiếp xúc gần sẽ giúp người đó cảm nhận được hơi thở của bạn. (4)
Kiểm tra tại nha khoa: Cách đem lại hiệu quả chính xác nhất chính là kiểm tra tại nha khoa. Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ là máy halimeter để xác định mức độ hôi miệng của bạn. Bạn sẽ biết được chính xác tình trạng và nguyên nhân hôi miệng.
Cách điều trị tình trạng hôi răng miệng
Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và ngay sau khi ăn: Thời điểm tốt nhất để đánh răng là sau ăn khoảng 30 phút. Như vậy có thể ngăn cản vi khuẩn sinh sôi trong miệng của bạn. Về tần suất thì bạn cần đánh răng tối thiểu 2 lần một ngày để đảm bảo tính vệ sinh cho răng miệng.
Kết hợp sản phẩm làm sạch răng miệng: Các sản phẩm làm sạch răng miệng như chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng rất cần thiết vì việc đánh răng không thể loại bỏ toàn bộ mảng bám vi khuẩn vương trong kẽ răng. Các sản phẩm vệ sinh răng miệng kể trên sẽ khắc phục được điều này. (5)
Làm sạch lưỡi: Vi khuẩn trên lưỡi cũng góp phần gây ra vấn đề hôi mồm và viêm nhiễm vùng miệng. Nhiều người chỉ quan tâm đến việc làm sạch răng mà bỏ qua vùng lưỡi. Lưỡi cần được loại bỏ các mảng trắng bằng dụng cụ chuyên dụng và cần nước súc miệng để khử mùi hôi.
Uống nước nhiều: Uống đủ nước sẽ hạn chế tình trạng khô miệng và kích thích cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn, từ đó giảm thiểu sự hôi miệng.
Vệ sinh dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đang sử dụng dụng cụ nha khoa như răng giả, bọc răng sứ, niềng răng,… thì cần làm sạch các dụng cụ này thật kỹ để vi khuẩn không thể bám vào chúng.
Có chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn cũng là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng. Bạn cần tránh các món ăn nặng mùi và các món ăn chứa nhiều đường.
Lấy mảng bám răng định kỳ: Mảng bám hay còn gọi là cao răng là nguyên nhân phổ biến gây miệng bị hôi thối. Thông thường bạn nên lấy cao răng 2 năm một lần để hạn chế hôi miệng.
Điều trị dứt điểm tại nha khoa: Nếu hôi miệng kéo dài thì bạn nên tới nha khoa để kiểm tra nguyên nhân và có phương hướng điều trị chính xác.
Điều trị các bệnh lý: Nếu vấn đề hôi miệng do bệnh lý sức khoẻ thì cách khắc phục chính là điều trị triệt để các bệnh này.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm bài viết tổng hợp 22 cách chữa hôi miệng tại nhà cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả là rất to lớn.
Cách phòng tránh hôi miệng như thế nào?
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách thì bạn nên áp dụng thêm một số lời khuyên dưới đây để phòng ngừa hôi miệng. Cụ thể:
Bạn nên từ bỏ thuốc lá, uống ít rượu bia.
Dung nạp đủ nước.
Ăn keo cao su loại không đường giúp tiết nước bọt tốt hơn.
Ít ăn đồ có đường.
Không nên ăn những gia vị nặng mùi.
Bàn chải cần thay mới định kỳ 3 – 4 tháng một lần.
Nếu có bệnh lý sức khỏe thì hãy điều trị sớm.
Vậy là Nha khoa Parkway đã chia sẻ cùng bạn những thông tin quan trọng về bệnh hôi miệng. Để tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng (thối mồm) chính xác cũng như điều trị hiệu quả bệnh lý này, bạn nên tới nha khoa thăm khám.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]