Bé mọc răng không chịu ăn phải làm sao? Cách chăm sóc?
Bé mọc răng không chịu ăn là vấn đề thường thấy và hầu hết trẻ đều mắc phải vấn đề vô cùng khó chịu này. Vậy vào thời kỳ/giai đoạn mà bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên thì cha mẹ cần phải chú ý đến những vấn đề gì và làm sao để bé ăn khỏe trong lúc này? Một số nội dung và kiến thức dưới đây của Parkway sẽ giúp ích cho bạn trong lần đầu tiên được làm những ông bố, bà mẹ.
Cùng tìm hiểu về những dấu hiệu của bé mọc răng không chịu ăn dưới đây
Dấu hiệu bé mọc răng không chịu ăn
Về cơ bản, bé mọc răng không chịu ăn là vấn đề hiển nhiên và xuất hiện ở tất cả các trẻ nhỏ khi bước vào giai đoạn này. Việc không chịu ăn hay uống sữa là vấn đề mà bố mẹ luôn lo lắng hơn hết vì cơ thể bé không được cung cấp đủ dưỡng chất cũng dẫn đến việc quấy khóc thường xuyên.
Thế nên, bạn cần nhận biết được việc mọc răng của bé trong thời gian sớm nhất để có biện pháp phù hợp kích thích sự thèm ăn và giảm đau cho trẻ. Dưới đây, chúng tôi sẽ đề ra 8 dấu hiệu để phụ huynh nhận biết bé nhà mình đã đến giai đoạn mọc răng:
Khó ngủ & khóc nhiều
Đây là đâu hiệu của bé mọc răng không chịu ăn mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được thông qua quá trình chăm sóc. Khi đến thời kỳ này, trẻ phải chịu những cơn đau từ việc từng chiếc chồi răng liên tục vươn lên tạo cảm giác khó chịu, bức bối và khóc nhiều.
Chảy nước miếng
Hầu hết trẻ nhỏ đều có xu hướng không kiểm soát được khung hàm của mình, vì thế việc nước dãi chảy ra là điều rất bình thường. Tuy nhiên, vào lúc mọc răng sữa, bé sẽ có dấu hiệu chảy nước miếng tương đối nhiều hơn và đầu là cách mà bạn có thể nhận thấy sau đó kiểm tra xem có đúng tình trạng chẩn đoán hay không.
Phát ban
Việc liên tục chảy nước miếng sẽ lan xuống phần cằm, lâu ngày vẫn giữ tình trạng như thế có thể dẫn đến việc tích tụ một số loại vi khuẩn gây nên tình trạng phát bang. Tuy nhiên, đây là vấn đề có thể giải quyết khá đơn giản, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy bé mọc răng không chịu ăn.
Má sưng nhẹ
Vấn đề mọc răng đòi hỏi sự tác động khá lớn từ bên trong đến phần nướu, bên cạnh đó cũng có một số ảnh hưởng nhẹ mà ta có thể dễ dàng quan sát chính là má của trẻ có triệu chứng ửng hồng. Thực tế, trường hợp nhận biết này chỉ có thể đúng với khá ít bé và đôi khi không xảy ra.
Nướu sưng
Sưng nướu là một dấu hiệu cho thấy bé mọc răng không chịu ăn mà cha mẹ cần kiểm tra ở giai đoạn khoảng 6 tháng tuổi thì hầu hết các trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những chiếc răng sữa đầu tiên. Thế nên, đến thời kỳ này thì phụ huynh nên có sự quan tâm hơn khi trẻ đang phát triển khá nhanh.
Có chồi răng
Bên cạnh sưng mà hoặc sưng nướu thì thực chất, bạn có thể kiểm tra trực tiếp trong vòm miệng của bé tại các nướu răng xem có xuất hiệu chồi sữa hay không. Trường hợp có chồi sữa thì chắc chắn việc bé đã đến độ tuổi mọc răng là điều chắc chắn và bố mẹ có thể an tâm.
Chán ăn
Chán ăn, không muốn ăn, liên tục cọ quậy khi cho ăn bất kỳ thứ gì cùng có thể là triệu chứng/dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn đang mọc răng. Ở một số trường hợp có thể không phải nhưng thực tế đây là cách nhận biết bé mọc răng không chịu ăn đơn giản nhất.
Xoa mặt & tai
Việc mọc răng sẽ tạo nên nhiều cảm giác khó chịu mà đôi khi bé không biết cách giải quyết cũng như hình dung nên vấn đề. Do đó, bé sẽ liên tục có những hành động xoa mặt và tại theo bản năng tự nhiên để chống lại các ức chế đó theo đúng quy luật cơ bản của loài người.
Nhìn chung nguyên nhân dẫn đến bé mọc răng không chịu ăn thì có tương đối nhiều nhưng theo tổng hợp và phân tích từ phía chuyên gia. Thực tế, vấn đề này xảy ra chủ yếu là do những cơn đau ở phần nướu tạo nên nhiều khó chịu.
Hơn thế nữa, việc bé có sức đề kháng khá yếu cũng dẫn đến việc liên tục hành sốt khi mọc răng tạo nên sự mệt mỏi khá nhiều. Điều này thực sự tác động đến việc bé có thèm ăn hay không.
Để có thể khắc phục tốt vấn đề của bé, phụ huynh nên tìm hiểu và thực hiểu những cách hiệu quả và phương pháp từ lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn hãy để tâm đến trẻ nhiều hơn đôi chút nhằm nhận biết được dấu hiệu của vấn đề để xử trí phù hợp.
Những nguyên nhân dẫn đến việc bé không chịu ăn do mọc răng
Giai đoạn bé mọc răng không chịu ăn
Hầu hết các bé sẽ bắt đầu mọc răng (xuất hiện chồi răng) vào khoảng tháng tuổi thứ 6 theo đó là những sự khó chịu, bực nhọc, cáu gắt, khóc nhiều liên tục. Bên cạnh đó là vấn đề trẻ không chịu ăn thường xuyên quấy khóc trong những lần cho thức ăn vào miệng hoặc nhã ra.
Trong giai đoạn bắt đầu của quá trình mọc hai răng đầu tiên sẽ rơi vào khoảng bốn đến tám tháng. Sau khi hoàn thành quá trình này chuẩn chỉnh dựa trên yếu tố tự nhiên của cơ thể bé. Tiếp đến là việc dần hoàn thiện việc mọc 6 đến 8 răng trong chín đến mười ba tháng.
Trong thời kỳ này, bậc phụ huynh phải thường xuyên chú ý đến bé và có những liệu quá, phương hướng, giải pháp để trẻ có thể hấp thụ đủ dinh dưỡng phục vụ cho vấn đề mọc răng ổn định. Bé mọc răng không chịu ăn là điều thường thấy, thế nên bố mẹ cũng đừng quá hoảng loạn hay lo lắng mà nên tìm hướng cải thiện tình trạng này.
Bé mọc răng không chịu ăn phải làm sao?
Vấn đề bé mọc răng liên tục quấy khóc và không chịu ăn bất kỳ thứ gì là một trong các vấn đề thực tế gặp ở nhiều trẻ những là điều hiển nhiên, tuy vậy, là bậc cha mẹ thì không thể không lo lắng được.
Hiện nay, có nhiều phụ huynh bỏ tiền để mua vô số các dưỡng chất ở dạng lỏng nhằm bổ sung cho trẻ, tuy nhiên đây không phải là phương hướng tốt để giải quyết vấn đề bé mọc răng không chịu ăn. Bạn có thể xem qua bốn cách giải quyết đơn giản sau đây và không để lại bất kỳ tác dụng nào đối với bé.
Cung cấp nước cho bé
Khi bé mọc răng không chịu ăn thì đồng nghĩa vấn đề cơ thể sẽ ngày càng bị kiệt quệ và không đủ dinh dưỡng để phát triển trong suốt quá trình này. Bên cạnh đó, vấn đề không ăn cũng phần nào tác động đến tâm lý của bé luôn phải chịu các ức chế về việc đói mà không có sự giải quyết.
Thế nên, lúc này bạn có thể bổ sung cho bé nhiều nước hơn thông thường đôi chút để trẻ không bị cảm giác đói đến khi chịu ăn. Đây cũng là cách kiềm giúp trẻ vượt qua được vấn đề đau nướu khi mọc răng mà cha mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, vẫn nên khuyến khích bé ăn và hấp thụ thực phẩm sẽ tốt hơn.
Vệ sinh sạch sẽ lợi và miệng cho bé
Mọc răng sẽ gây nên một vài tình trạng và tạo ra kẽ hở ở phần nướu, chính vì thế đây là cơ hội tuyệt vời cho vi khuẩn xâm nhập làm tình trạng của bé nghiêm trọng hơn. Cách giải quyết tốt vấn đề này là việc vệ sinh nướu và miệng cho bé kỹ lưỡng.
Bé mọc răng không chịu ăn cũng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh miệng không sạch sẽ vì thế bị tần công với vi khuẩn. Đôi khi tình trạng này còn dẫn đến việc hư hại răng từ khi còn bé thì thực sự rất nguy hiểm.
Vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sẽ
Làm dịu bé
Khi bé mọc răng không chịu ăn thì bạn có thể sử dụng một miếng vải mỏng mịn hoặc dùng khăn sữa để massage quanh vùng nướu. Điều này có thể giúp trẻ giảm bớt được phần lớn sự đau đớn khi đang trong quá trình mọc răng.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước lá hẹ để sát khuẩn và vệ sinh răng miệng cho bé từ khi còn nhỏ để kiểm soát tốt những yếu tố tác động gây hại. Đây là cách làm địu bé đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện được
Chơi đùa với bé
Chơi đùa với trẻ cũng giúp bé quên đi cơn đau trong tức thời và tạo điều kiện khuyến khích bé ăn thực phẩm thay vì chỉ bổ sung nước. Mọc răng được xem là giai đoạn tương đối nhạy cảm của lứa tuổi chưa đầy 12 tháng.
Bởi vậy, phụ huynh phải thực sự quan quan và dành nhiều thời gian bên trẻ, vui đùa, giải trí cũng giúp cho đời sống tinh thần trở nên tốt hơn. Hãy tìm thêm nhiều phương pháp giúp bé được thư giãn cũng như tạo nhiều niềm vui cho cả gia đình.
Thường xuyên chơi đùa cùng với bé để giúp bé quên đi cơn đau
Chăm sóc bé mọc răng không chịu ăn theo tháng tuổi của bé
Để có thể chăm sóc tốt cho trẻ mọc răng thì bạn cần tuân theo một quy trình cụ thể ở từng thời kỳ khác nhau thì mới có được hiệu quả như mong đợi. Sau nhiều tổng hợp và đánh giá, chúng tôi chia quá trình bé mọc răng không chịu ăn thanh 3 giai đoạn cụ thể.
Cách chăm sóc cho các bé theo từng độ tuổi của các bé
Bé từ 6- 10 tháng (bé mọc răng cửa )
Đây sẽ là giai đoạn mà bé bắt đầu mọc khoảng 4 chiếc răng cửa đầu tiên, cũng là lúc khó chịu nhất, do đó, bé thường cho tay lên miệng để cắn hay bất cứ thứ gì khác đồng thời không muốn ăn. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng tuổi vẫn lẫn thời gian nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa, do đó bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho bé bằng sữa thay vì thực phẩm khác, đồng thời tăng thêm bữa ăn phụ để đảm bảo vấn đề dinh dưỡng.
Bé 10- 16 tháng (mọc răng nhanh )
Có thể nói, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có nhận thức thực tế về cảm giác của cơ thể, thế nên bất kỳ cơn đau nào cũng gây cho bé khóc đơn giản. Thế nên giai đoạn này, bạn hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm cứng thay vào đó là một số thực phẩm ở dạng lỏng như: Cháo, súp, canh,….
Bé 16-20 tháng (mọc răng hàm )
Bé mọc răng không chịu ăn ở thời kỳ xuất hiện răng hàm vào khoảng 16 tháng đến 20 tháng. Lúc này, tâm lý bé có xu hướng không muốn nhận thức ăn và thậm chí là cực kỳ chán ngán. Do đó, cha mẹ nên chuẩn bị nhiều thực đơn khác nhau được bày trí bắt mắt với vô số màu sắc nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng.
Những loại thực phẩm tốt cho bé bỏ ăn do mọc răng
Những loại thực phẩm tốt phù hợp với bé
Về thực tế, bé mọc răng không chịu ăn là vấn đề xuất hiện ở vô số trẻ, thế nên thực đơn cũng phải được thay đổi sao cho thích hợp. Cụ thế, bạn hãy tham khảo qua những thực phẩm sau:
Sữa.
Cháo.
Súp.
Canh.
Trứng.
Thịt băm.
Đậu hũ.
Các loại củ được nghiền nhuyễn.
Ngũ cốc.
Thịt bò.
Trái cây.
Nha khoa Parkway – lời khuyên chăm trẻ
Việc bé mọc răng không chịu ăn thường thấy ở đa số các bé ở giai đoạn sau tháng tuổi, bạn chỉ cần thực hiện những phương pháp trên là có thể an tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, đối với trường hợp phần chồi răng có triệu chứng lạ như: Rỉ máu, xuất hiện mủ,… cha mẹ hãy đưa bé đến Nha khoa Parkway để thực hiện chẩn đoán và thăm khám.
Để đặt lịch khám bệnh tại Nha khoa Parkway, bạn có thể liên hệ hotline (024) 9999 8059 hoặc (028) 9999 8059 hoặc đến địa chỉ tại khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP.HCM để được tư vấn chữa trị cụ thể.
Bài viết đã hỗ trợ cha mẹ chăm sóc bé mọc răng không chịu ăn hiệu quả qua nhiều phương pháp có thể tự thực hiện tại nhà. Mong rằng, thông tin trên đã có thể mang đến sự hữu ích cho quá trình chăm sóc răng miệng cho trẻ ở giai đoạn mọc răng.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]