Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bé bị sâu răng hàm sữa: Nguyên nhân, Tác hại và Điều trị

Răng hàm sữa là răng cứng nhất trong bộ răng sữa của trẻ và giữ chức năng nhai quan trọng nhất. Vậy nguyên nhân do đâu mà bé bị sâu răng hàm sữa và cách điều trị khi trẻ trẻ bị như thế nào? Bài viết hôm nay của Parkway sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích giải quyết vấn đề này.

 

Bé bị sâu răng hàm sữa: Nguyên nhân, Tác hại và cách điều trị

Nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối vì không biết cách xử lý khi bé bị sâu răng hàm

Vì sao bé bị sâu răng hàm sữa?

Răng hàm sữa là răng dễ dàng bị sâu nhất ở trẻ. Nguyên nhân do răng hàm nằm trong cùng, khó vệ sinh hơn các răng khác nên khi thức ăn đọng lại, mảng bám, bám vào răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hình thành, phát triển và gây bệnh. 

Rất nhiều cha mẹ có tư tưởng chủ quan đối với vấn đề sâu răng ở trẻ, bởi vì cho rằng đây chỉ là răng sữa và sớm muộn nó cũng sẽ được thay thế bởi răng khác. Nhưng đây là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm, vì răng sữa trên thực tế đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, không bị xô lệch. Nhận biết và điều trị sớm răng hàm sữa sâu sẽ giúp trẻ cải thiện sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ. 

Nguyên nhân răng sữa bị sâu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sâu răng hàm ở trẻ, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do thói quen ăn uống và chế độ chăm sóc răng miệng của trẻ.

Thói quen ăn uống 

Theo thống kê, có đến 70% trẻ 4 tuổi bị sâu răng nguyên nhân là do được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thường xuyên. Đây hầu hết là các món ưa thích của trẻ nhỏ.  Đường có trong đồ ngọt góp phần tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công khoang miệng, đặc biệt là nếu sau khi ăn trẻ không vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây hầu hết là các món ưa thích của trẻ nhỏ.

Nguyên nhân răng sữa bị sâu

Vấn đề chăm sóc răng miệng 

Trẻ em do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh và thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ thường bị mắc các bệnh về khoang miệng, đặc biệt là sâu răng.Thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng hàm ở trẻ 3, 4 tuổi.

Ở giai đoạn này, trẻ còn nhỏ nên sẽ chưa ý thức được việc đánh răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị vi khuẩn tấn công. Chính vì thế, trẻ thường vệ sinh răng miệng một cách qua loa và nhiều khi quên mất việc phải đánh răng trước khi đi ngủ. Do đó mà cha mẹ, thầy cô cần hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách thật thường xuyên, ít nhất mỗi lần sau mỗi bữa ăn.

Tác hại của việc bé bị sâu răng hàm sữa

Giống như răng sữa mang tính định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên thì Răng hàm sữa cũng vậy, nếu răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong. Mặc dù sự hiện diện của răng sữa chỉ kéo dài vài năm nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ. Đặc biệt, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như:

  • Ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn, gây viêm nướu bên dưới.
  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm tủy răng do sâu răng sữa còn có nguy cơ gây áp xe răng, từ đó dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.
  • Đôi khi bé sẽ phải nhổ răng nếu bị sâu răng hàm sữa khi chưa đến tuổi (dưới 6 tuổi) thì lợi của trẻ sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn rất khó khăn để mọc được. Nếu xảy ra tình trạng này, răng hàm mới mọc có thể sẽ chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.

Ngoài ra, răng hàm có chức năng giúp xé, nhai và nghiền thức ăn nên nếu những răng hàm sữa bị sâu dẫn đến đau, khó chịu sẽ khiến quá trình xử lý thức ăn ở miệng bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ tránh nhai mạnh để răng hàm ít chịu tác động và thức ăn chưa được nghiền kỹ đã bị nuốt xuống dạ dày. Điều đó khiến các bộ phận tiêu hóa tiếp theo hoạt động nhiều hơn. Trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn. Nhiều trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến trẻ bị đau dai dẳng kể cả trong lúc ngủ.

Tác hại của việc bé bị sâu răng hàm sữa

Trẻ em sâu răng hàm thường ăn kém, không chịu chơi và đau nhức nhiều về đêm

Răng hàm của trẻ bị sâu có thể thay không?

Răng hàm của trẻ bị sâu có thể thay không còn tùy thuộc vào mức độ sâu. Nếu răng bị sâu nhẹ thì bảo toàn mô răng thật là mục tiêu quan trọng nhất mà nha sĩ luôn cố gắng thực hiện. Đối với trường hợp này, trước hết nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ ổ viêm. Sau đó nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ tùy theo điều kiện của mỗi khách hàng.

Còn trong trường hợp sâu nặng, chết tuỷ không thể cứu vãn thì cách duy nhất là nhổ răng để ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng. Tuy nhiên răng hàm mất đi sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai và sự phát triển cấu trúc khuôn hàm sau này của trẻ. Do đó, phụ huynh bắt buộc phải lựa chọn trồng răng giả thay thế nhằm tránh nguy cơ răng bị xô lệch và đảm bảo chức năng nhai toàn vẹn cho bé.

Bé bị sâu răng hàm sữa điều trị có khó khăn

Trẻ bị sâu răng hàm sữa có thể được điều trị theo nhiều phương pháp, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Nếu mới chớm sâu, các nha sĩ có thể sử dụng phương pháp trám răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Nếu răng bị vi khuẩn tàn phá nặng nề, cha mẹ cần cân nhắc việc nhổ bỏ chiếc răng này.

Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng hàm sữa ở trẻ dù có thể chấm dứt cơn đau cho trẻ, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng lớn tới việc mọc răng sau này. Răng hàm bị nhổ sớm khiến răng hàm vĩnh viễn mọc lên có thể sẽ chèn vào vị trí mọc của các răng khác, ảnh hưởng tới chức năng của răng và vấn đề thẩm mỹ.

Cách điều trị bé bị sâu răng hàm sữa

Cách điều trị tại nhà 

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, chính vì thế khi lựa chọn cách chữa sâu răng cho trẻ em tại nhà, cần chú ý lựa chọn các phương pháp an toàn, lành tính. 

Cách điều trị bé bị sâu răng hàm sữa

Sử dụng lá trà xanh

Trà xanh được biết đến với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp làm sạch cực kỳ hiệu quả. Do đó, nguyên liệu dân gian này thường tận dụng trong việc điều trị sâu răng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản như sau:

  • Dùng 2 – 3 lá trà xanh rửa sạch, vò nát và cho bé ngậm vào miệng (vị trí răng sâu).
  • Cố gắng giúp bé ngậm khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch.
  • Ngoài ra,còn có thể hãm nước trà xanh để lấy nước cốt và cho bé súc miệng với nước cốt ngày hàng ngày.
  • Áp dụng phương pháp trên 2-3 lần/ngày trong vòng 1 tuần liên tiếp, bé sẽ bớt đau đớn do sâu răng và dần khỏi bệnh.

Sử dụng mật ong

Mật ong có vị ngọt dễ chịu được trẻ em khá thích và chứa lượng lớn các chất kháng khuẩn nên có thể làm giảm tình trạng sâu răng. 

Cách sử dụng mật ong để chữa sâu răng hiệu quả như sau:

  • Cho bé ngậm mật ong 1 thìa mật ong trong miệng, dạy bé cách súc để mật ong tiếp xúc với toàn bộ các răng trong khoang miệng.
  • Cho bé thực hiện phương pháp trên mỗi ngày 2 lần, sau đó hãy nhớ để bé súc miệng lại với nước sạch. Tình trạng sâu răng sẽ sớm biến mất nếu kiên trì thực hiện.

Ngậm nước muối

Nước muối được coi như vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có sâu răng. Bởi trong muối có thành phần sát khuẩn, giúp làm sạch cực kỳ hiệu nghiệm. Hơn nữa, đây còn là 1 nguyên liệu rẻ tiền và cực kỳ dễ kiếm.

  • Chỉ cần pha một vài hạt muối biển với nước ấm, tạo thành một dung dịch nước muối loãng.
  • Cho bé ngậm trong miệng khoảng 1 phút mỗi lần, sau đó súc miệng lại 1 lần nữa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và thức ăn trong khoang miệng.
  • Nhắc nhở bé kiên trì thực hiện phương pháp trên hàng ngày, sâu răng sẽ không còn khiến bé đau đớn, khó chịu nữa.

Điều trị tại nha khoa 

Trám đối với trường hợp nhẹ

Điều trị tại nha khoa 

Nếu trẻ em mới chỉ bị chớm sâu răng hàm sữa, lỗ sâu răng còn nhỏ và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc răng thì nha sĩ sẽ có chỉ định trám răng cho bé. Các bước nha sĩ sẽ thực hiện như sau:

  • Vệ sinh khoang miệng, loại bỏ mô răng bệnh và vi khuẩn gây viêm nhiễm, làm sạch lỗ sâu.
  • Sử dụng vật liệu trám bịt kín lỗ sâu.
  • Hoàn tất quá trình xử lý răng sâu bằng phương pháp hàn trám.

Sau khi trám răng, trẻ sẽ không còn cảm giác đau đớn, ê nhức nữa. Vì thế, có thể ăn nhai và phát triển bình thường.

Nhổ đối với trường hợp nặng

Bé bị sâu răng hàm sữa điều trị có khó khăn

Khi nha sĩ thấy mô răng hàm sữa của trẻ bị tổn thương nặng nề và không thể bảo tồn được nữa thì chỉ định nhổ răng sẽ là giải pháp bắt buộc để bảo vệ các răng xung quanh.

Thời gian thay răng hàm sữa là từ khoảng 10-12 tuổi, nên sau khi mất đi răng hàm, trẻ sẽ cảm thấy đau đớn và bất tiện. Dưới đây là 2 hướng hỗ trợ: 

  • Đeo hàm duy tri: khi răng mất đi, bé sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai trong thời gian dài, đồng thời gia tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch, do đó bé nên đeo hàm giữ khoảng để tránh các răng khác mọc xô lệch về khoảng trống mất răng, giúp răng vĩnh viễn mọc lên bình thường.
  • Chú ý thói quen vệ sinh răng miệng ở trẻ: cha mẹ cũng cần chú ý đến thói quen vệ sinh răng miệng của bé cùng chế độ ăn uống. Đảm bảo hỗ trợ bé đánh răng 2 lần 1 ngày, sử dụng chỉ nha khoa, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt và bổ sung chất dinh dưỡng có trong rau củ quả xanh cho bé.

Phòng ngừa trường hợp trẻ bị sâu răng hàm sữa

Ngăn ngừa ngay từ trong bụng mẹ

Ở giai đoạn thai kỳ, mẹ nên ăn những thực phẩm có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Đây là những thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi giúp cho lớp men răng của con yêu khi sinh ra sẽ không bị yếu và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

Chú ý thói quen ăn uống cho trẻ 

Những thực phẩm mà trẻ ăn hoặc uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, để phòng ngừa sâu răng, bố mẹ cần cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho răng miệng.

  • Trẻ dưới 4-6 tháng tuổi: bạn chỉ cần cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Trẻ trên 6 tháng và dưới 1 tuổi: tránh cho trẻ uống sữa có đường hoặc nước ép trái cây
  • Trẻ trên 1 tuổi: bạn nên cho trẻ ăn uống những thực phẩm ít đường. Những thực phẩm thân thiện với răng sẽ ít tạo ra axit gây hư men răng hơn

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới cách trẻ ăn uống. Thông thường, trẻ sẽ có thói quen ngậm đồ ăn hoặc nước uống lâu trong miệng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành axit và gây tổn thương răng, dẫn đến sâu răng. Bố mẹ có thể tránh việc trẻ ngậm thức ăn quá lâu bằng cách:

  • Chia nhỏ các bữa ăn để tránh trẻ chán và ngậm thức ăn
  • Cho trẻ ngồi vào bàn khi ăn. Tránh để trẻ chơi trong lúc ăn uống vì trẻ sẽ lo vui chơi mà lười ăn
  • Cho trẻ ăn đúng giờ
  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc, thay vì nước ép trái cây

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Khi trẻ chưa thể tự đánh răng và ý thức bảo vệ răng miệng thì cha mẹ có thể giúp trẻ chải răng 2 lần/ngày và súc miệng sau khi ăn để vi khuẩn trong miệng không thể tấn công và làm vết sâu phát triển nặng hơn.

  • Bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay khi răng mới bắt đầu mọc
  • Đối với trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi, bạn nên dùng bàn chải đánh răng nhỏ và mềm, kèm một lượng nhỏ kem đánh răng chứa ít fluor cho trẻ
  • Bạn cũng nên đánh răng dọc đường viền nướu của trẻ 2 lần một ngày, buổi sáng và buổi tối

Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa định kỳ

Thực tế, đã có nhiều trường hợp trẻ 3, 4 tuổi sâu răng hàm và bị mất răng hàm quá sớm, khiến cho các răng bên cạnh đổ xiên vào khoảng trống của chiếc răng đã mất và ảnh hưởng đến cấu trúc cả hàm răng, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nghiền thức ăn mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt trẻ. Vì vậy, khi trẻ nhỏ bị sâu răng thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhất.

Phát hiện sớm và đưa trẻ kiểm tra tại phòng khám nha khoa định kỳ là biện pháp tốt nhất chữa trị và ngăn ngừa tình trạng sâu răng hàm ở trẻ. 

Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ em theo từng độ tuổi phát triển của bé

Vệ sinh răng miệng cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Chăm sóc răng miệng như thế nào đúng với sự phát triển của trẻ được nhiều người quan tâm. Sau đây là những hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi.

 Từ 6 – 8 tháng tuổi

 Những răng sữa đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện trên cung hàm. Bên cạnh việc bú sữa mẹ trẻ còn được bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn dặm. Chính sữa mẹ là “nước súc miệng” tốt nhất cho trẻ.

 Độ tuổi từ 2 – 3 tuổi

Các răng cối sữa lần lượt mọc lên trên cung hàm. Đây chính là thời điểm ba mẹ áp dụng biện pháp chải răng đúng cách để làm sạch khoang miệng cho trẻ.

  • Chọn bàn chải: Bàn chải nhỏ, loại mềm với chất lượng tốt nhất.
  • Kem đánh răng: Ba mẹ nên chọn những tuýp kem đánh răng chứa fluor với những hương vị trái cây để kích thích sự thích thú của trẻ đối với vệ sinh răng miệng.
  • Hướng dẫn chải răng: Cầm bàn chải bằng ngón tay, giống với tư thế cầm bút. Di chuyển bàn chải một cách nhẹ nhàng theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Để góc bàn chải hợp với nướu trẻ một góc 450.
  • Vệ sinh nướu bằng gạc mềm thấm nước muối sinh lý.

 Khi trẻ từ 3 – 6 tuổi

Quá trình mọc răng sữa kết thúc với sự xuất hiện đầy đủ của 20 chiếc răng trên các cung hàm khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi. Lúc bấy giờ, bé đã có thể tự mình đánh răng, ba mẹ chỉ cần giám sát và duy trì thói quen đánh răng mỗi 2 lần một ngày cho trẻ.

  • Ba mẹ nên mua cho bé những loại kem đánh răng có chứa thành phần fluor để ngăn ngừa sâu răng. Bàn chải loại lông mềm nên thay mới mỗi 6 tháng/ 1 lần.
  • Ba mẹ dạy bé súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn bánh kẹo, uống sữa.
  • Ba mẹ nhắc nhở bé chải răng 2 lần mỗi ngày: Vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Lúc bé chải răng, ba mẹ nên quan sát và kiểm tra xem liệu bé có đánh đúng theo cách này không: Đánh mặt ngoài cùng với chiều mọc răng (chiều dọc), mặt nhai qua lại theo chiều ngang. Đánh mặt trong theo chiều dọc. Tránh bỏ sót mặt lưỡi.
  • Nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng được khuyên dùng sau khi đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch, thơm tho khoang miệng. 

 Trẻ từ 6 – 9 tuổi

Ba mẹ tiếp tục quan sát và giám sát quy trình vệ sinh răng miệng ở trẻ. Kiểm tra răng miệng bé thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường bệnh lý nếu có (sâu răng) hoặc những thay đổi sinh lý (răng lung lay, mầm răng nhú lên) để kịp thời đưa trẻ đi nha sĩ. Đây cũng là độ tuổi bé bắt đầu mọc răng vĩnh viễn và thay răng sữa nên cần đặc biệt lưu ý. Chỉ nha khoa được khuyến khích dùng cho trẻ ở giai đoạn này để làm sạch kẽ răng. Thói quen dùng tăm để xỉa răng là không tốt, vì có nguy cơ gây thưa răng.

Với những chia sẻ trên đây của nha khoa uy tín Parkway, hy vọng sẽ giúp các phụ huynh có thêm những kiến thức về nguyên nhân và tác hại của việc bé bị sâu răng hàm sữa và các phương pháp phòng ngừa, điều trị bổ ích.

Tin tức sự kiện khác

Niềng răng giá rẻ có thực sự tốt hay không? Copy

Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]

Xem chi tiết

Mewing là gì? Cách tập mewing như thế nào cho đúng phương pháp?

Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]

Xem chi tiết

Ngủ dậy đắng miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]

Xem chi tiết

Mặt lệch phải làm sao? Cách khắc phục mặt lệch tại nhà

Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]

Xem chi tiết