Răng sữa và răng vĩnh viễn là hai loại răng hoàn toàn khác biệt nhau. Trên thực tế, vẫn còn nhiều người chưa biết răng sữa và răng vĩnh viễn giống nhau hay khác nhau, cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn như thế nào,… Bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn nhé!
Giới thiệu về răng sữa
Trước khi tìm hiểu răng sữa và răng vĩnh viễn giống hay khác nhau, bạn cần phải hiểu kỹ khái niệm răng sữa.
Răng sữa là gì?
Răng sữa được biết đến là những chiếc răng đầu tiên mọc trong miệng của trẻ em. Thông thường trẻ em sẽ có khoảng 20 răng sữa. Trong đó bao gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Vai trò của răng sữa vô cùng quan trọng trong quá trình ăn uống và phát triển hàm của trẻ nhỏ. Chúng giúp trẻ nhai thức ăn, duy trì không gian để răng vĩnh viễn mọc sau này.
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc trong miệng trẻ em
Độ tuổi răng sữa mọc
Răng sữa hay còn được gọi là răng con. Sự phát triển của răng sữa thường bắt đầu khi trẻ khoảng từ 6-7 tháng tuổi và kéo dài đến khoảng 2-3 tuổi. Thời điểm này, răng sữa của trẻ đã được mọc hoàn chỉnh.
Sau đó, khi trẻ đến giai đoạn khoảng 6 – 7 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Quá trình rụng răng sữa sẽ diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Thông thường sẽ bắt đầu từ răng cửa (răng sữa mọc đầu tiên) và có thể kết thúc với răng hàm (răng sữa mọc cuối cùng).
Răng sữa sẽ bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6-7 tháng tuổi
Trong những năm tháng đầu tiên trong đời, răng sữa được xem như một bộ phận cực kỳ quan trọng, đồng hành cùng trẻ nhỏ trong việc ăn uống, tập nhai, tập phát âm và duy trì khuôn hàm. Một số lợi ích và tầm quan trọng của răng sữa:
Hỗ trợ chức năng ăn uống: Răng sữa giúp trẻ em dễ dàng cắn, nhai và nghiền thức ăn. Điều này giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ những dưỡng chất cần thiết để cơ thể phát triển.
Phát âm: Răng sữa giúp bé phát âm chính xác, phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Có thể một số phụ huynh chưa biết, việc răng sữa mọc chậm hoặc mọc không đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng bé nói ngọng, phát âm không rõ chữ.
Duy trì không gian cho răng vĩnh viễn: Răng sữa mọc đầy đủ sẽ hình thành nên hàm hoàn chỉnh cho trẻ em. Tạo ra vị trí để sau này khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn có đủ không gian để mọc lên.
Hình thành nụ cười đẹp: Răng sữa làm nền móng cho nụ cười của trẻ em. Răng sữa được mọc đầy đủ và khỏe mạnh sẽ giúp trẻ có một nụ cười tươi tắn.
Răng sữa mọc đầy đủ sẽ hỗ trợ chức năng ăn nhai ở trẻ em
Giới thiệu về răng vĩnh viễn
Nếu bạn đã biết được khái niệm của răng sữa, vậy cũng đừng nên bỏ lỡ việc tìm hiểu khái niệm về răng vĩnh viễn. Tìm hiểu độ tuổi mọc răng và chức năng của răng vĩnh viễn cũng giúp bạn dễ dàng phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn đúng đắn.
Răng vĩnh viễn là gì
Răng vĩnh viễn là những chiếc răng mọc lên sau khi trẻ em rụng răng sữa. Nói cách khác, răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế những chiếc răng sữa ban đầu và được tồn tại ở hàm răng vĩnh viễn.
Độ tuổi mọc răng vĩnh viễn
Độ tuổi rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể sẽ khác nhau tùy vào từng trẻ và các yếu tố khác. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay sau khi răng sữa rụng đi. Tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em thông thường là:
Từ khoảng 6-8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
Từ khoảng 7-9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Từ khoảng 10-14 tuổi: Mọc các loại răng còn lại trên cùng hàm.
Răng của trẻ em được xem là phát triển bình thường khi thứ tự mọc răng vĩnh viễn giống với thứ tự mọc răng sữa. Dễ hiểu là răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước và ngược lại.
Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc ngay sau khi răng sữa rụng đi
Răng vĩnh viễn sẽ đồng hành cùng trẻ đến cuối đời. Bộ răng vĩnh viễn nay sẽ được chia thành 3 nhóm chính, gồm: răng cửa, răng nanh và răng hàm. Mỗi nhóm răng đều mang những chức năng riêng biệt để phục vụ con người trong việc ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể:
Răng cửa: Nhiệm vụ chính của răng cửa là căn xé thức ăn thành miếng nhỏ ngay sau khi đưa thức ăn vào miệng.
Răng nanh: Đảm nhiệm chức năng xé và nghiền nát thức ăn.
Răng hàm: Nằm ở vị trí bên trong. Răng hàm có mặt nhai lớn nên chức năng của nó là nhai kỹ, nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày.
Răng vĩnh viễn được chia thành 3 nhóm: răng cửa, răng nanh và răng hàm
Lợi ích của răng vĩnh viễn
Nếu như răng sữa đồng hành cùng trẻ em trên hành trình đầu đời, thì răng vĩnh viễn sẽ đồng hành trong suốt phần đời còn lại. Loại răng này có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể. Một số lợi ích của răng vĩnh viễn phải kể đến như:
Đảm nhiệm chức năng ăn uống: Răng vĩnh viễn giúp con người cắn xé và nghiền nát thức ăn hiệu quả. Tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất.
Cố định cấu trúc hàm: Răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sẽ hình thành xương hàm đẹp, duy trì cấu trúc hàm cố định. Chúng ngăn ngừa việc các răng khác di chuyển và xếp chồng lên nhau.
Tạo nên cấu trúc khuôn mặt: Răng vĩnh viễn giúp hình thành xương hàm từ đó cũng duy trì độ cao và độ dài của khuôn mặt.
Răng vĩnh viễn đồng hành cùng con người suốt đời
Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn như thế nào?
Có rất nhiều cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn. Trong đó, cách nhận biết dễ nhất là dựa vào số lượng răng và dựa vào men răng/ngà răng.
Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn dựa vào số lượng răng
Trẻ em có tất cả 20 răng sữa. Trong đó bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng cối. Trong giai đoạn răng sữa lần lượt rụng và mọc răng vĩnh viễn, hàm của trẻ sẽ mọc lẫn lộn, bạn cần chú ý đến kích thước của răng. Theo đó, tất cả các răng vĩnh viễn đều to hơn răng sữa.
Đến khoảng 12-14 tuổi, toàn bộ răng sữa của trẻ em sữa được thay hết, và số lượng răng cũng sẽ tăng lên. Cụ thể, răng vĩnh viễn mọc đầy đủ sẽ có khoảng 28-32 chiếc răng, bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 8-12 răng cối lớn.
Cách nhận biết răng sữa và răng vĩnh viễn đầu tiên là nhìn vào số lượng răng
Cách nhận biết răng sữa và răng vĩnh viễn dựa vào men và ngà răng
Bên cạnh số lượng răng, bạn cũng có thể phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn dựa vào men răng và ngà răng. Theo đó, men và ngà răng sữa thường sẽ mỏng hơn răng vĩnh viễn.
Vì cấu trúc men và ngà răng mỏng hơn, răng sữa không có dây thần kinh cảm giác cũng như buồng tủy răng sẽ lớn hơn. Nên sâu răng sữa sẽ xâm nhập vào tủy răng nhanh hơn răng vĩnh viễn. Lớp men răng sữa cũng mỏng hơn (khoảng 1mm) so với răng vĩnh viễn (khoảng 2-3mm).
So sánh răng sữa và răng vĩnh viễn về màu sắc
Bạn cũng có thể phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn thông qua màu sắc. Răng vĩnh viễn thường có màu vàng sậm hơn so với răng sữa. Răng sữa thường sẽ có màu trắng đục.
Có thể so sánh răng sữa và răng vĩnh viễn qua màu sắc răng
Hình dáng của răng
Về hình dáng, vì răng sữa có tỷ lệ chiều ngang lớn hơn so với răng vĩnh viễn. Ngoài ra, thân của răng sữa cũng sẽ thấp hơn răng vĩnh viễn. Với nhóm răng cửa và răng nanh, răng sữa sẽ không thanh như răng vĩnh viễn.
Độ rộng của chân răng để phân biệt
Xét theo độ rộng của chân răng thì phần chân răng vĩnh viễn sẽ ngắn và dày hơn. Ngược lại, chân răng sữa sẽ dài và mảnh. Một số chân răng sữa có đặc điểm dang rộng, rất dễ bị gãy khi nhổ răng.
Răng vĩnh viễn thường sẽ có các nụ
Đặc điểm nhận dạng của răng vĩnh viễn khi vừa mọc chính là có các núm nhỏ trên rãnh cắn. Các núm nhỏ này sẽ mất dần trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.
Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn trên phương diện giải phẫu
Ngoài các quan sát thông thường, chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn thông qua phương diện giải phẫu. Cụ thể:
Trên thân răng
Ở phương diện giải phẫu, bạn có thể phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn qua các chi tiết:
Thân răng vĩnh viễn cao hơn thân răng sữa, kích thước bé hơn chiều cao.
Mặt nhai của răng sữa thu hẹp nhiều hơn răng vĩnh viễn.
Lớp men và ngà răng sữa mỏng hơn. Cổ răng sữa thắt lại nhiều và thu hẹp hơn.
Nhóm răng cửa và răng nanh sữa không thanh bằng răng vĩnh viễn.
Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn trên phương diện giải phẫu đầu tiên là nhìn vào thân răng
Trong tủy răng
Bên cạnh thân răng, tủy răng cũng là cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn theo phương diện giải phẫu. Cụ thể:
Tủy của răng sữa sẽ lớn hơn răng vĩnh viễn nếu so theo kích thước thân răng.
Sừng tủy răng sữa nằm ở vị trí gần đường nối men ngà hơn.
Răng sữa có nhiều ống tủy phụ.
Trên chân răng
Với chân răng, cách nhận biết răng sữa và răng vĩnh viễn như sau:
Nếu so theo tỷ lệ kích thước thân răng, thì chân răng cửa và răng nanh sữa sẽ dài và mảnh hơn.
Chân răng hàm sữa sẽ tách nhau ở phần cổ răng, càng về chóp thì thì khoảng cách sẽ càng xa hơn.
Sự liên quan giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
Nếu bạn đã tìm hiểu cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn, chắc hẳn bạn cũng dễ dàng nhận biết được hai loại răng này cũng có “dây mơ rễ má” với nhau.
Dù răng vĩnh viễn chỉ mọc lên sau khi răng sữa mất đi, thế nhưng hai loại răng này vẫn có mối liên kết vô cùng đặc biệt. Lý do là vì sự tồn tại của răng sữa sẽ tác động đến răng vĩnh viễn sau này.
Sự tồn tại của răng sữa không chỉ để trẻ ăn nhai và mang tính thẩm mỹ, mà còn là tiền đề quan trọng để răng vĩnh viễn mọc sau này. Và ngược lại, khi giai đoạn răng sữa sắp rụng, mầm răng vĩnh viễn ở dưới nướu sẽ tác động, thúc đẩy răng sữa lung lay và rụng đi.
Do đó, nếu răng sữa mọc đầy đủ và đều đặn, sẽ làm cho răng vĩnh viễn sau này mọc ở vị trí phù hợp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp răng vĩnh viễn không mọc đúng ở vị trí răng sữa rụng. Đây được xem là hiện tượng răng mọc ngầm, mọc lẫy. Điều này ít nhiều sẽ khiến các răng mọc chen chúc, gây mất thẩm mỹ.
Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối liên hệ mật thiết với nhau
⏩⏩ Tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến răng sữa và răng vĩnh viễn:
Răng vĩnh viễn nếu bị rụng đi sẽ không thể mọc lại. Do đó, nếu vì một lý do nào đó khiến răng vĩnh viễn rụng hoặc hư phải nhổ bỏ mà không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và xương hàm.
Vì vậy, để đảm bảo răng vĩnh viễn luôn khỏe mạnh, bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất và đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng định kỳ.
Cách chăm sóc răng tốt nhất
Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn cũng cần phải bảo vệ tốt, đảm bảo răng đủ chắc khỏe để đảm nhiệm chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của mình. Dưới đây là một số cách chăm sóc răng đúng cách:
Răng sữa
Răng sữa mọc ở giai đoạn trẻ còn nhỏ, chưa đủ khả năng để tự chăm sóc răng của mình. Do đó, phụ huynh cần phải theo sát và giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật kỹ lưỡng. Một số lưu ý cho cha mẹ khi vệ sinh răng miệng cho con trẻ:
Trước khi nhú răng sữa đầu tiên, nên sử dụng gạc để rơ lưỡi bé mỗi khi bé bú sữa mẹ xong. Nên rơ lưỡi và vệ sinh lưỡi cho trẻ bằng nước đun sôi để ấm.
Khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ cần chú ý làm sạch cả răng, lưỡi và nướu bằng cách sử dụng gạc thấm nước muối pha loãng.
Giai đoạn trẻ bắt đầu lên 2 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng cho trẻ. Lưu ý, cho lượng kem đánh răng ít, bằng cỡ hạt đậu.
Thay bàn chải đánh răng thường xuyên và chọn loại kem đánh răng phù hợp cho trẻ. Nên chọn loại có công thức không đường, chứa Active Fluoride và Xylitol để ngừa sâu răng.
Về chế độ ăn uống, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt có gas,… điều này sẽ dễ gây sâu răng.
Trường hợp nhận thấy con có dấu hiệu sâu răng, hãy nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để kịp thời điều trị.
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ngọt để bảo vệ răng sữa
Răng vĩnh viễn
Việc chăm sóc răng vĩnh viễn là cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, khi răng vĩnh viễn hư hỏng hoặc gãy, sứt,… sẽ không thể mọc lại. Một số cách để bảo vệ răng vĩnh viễn cho trẻ:
Cho con trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng kem đánh răng có chứa flour giúp răng bền chắc.
Lựa chọn bàn chải lông mềm cho trẻ em để hạn chế lông trên bàn chải đâm sâu vào nướu.
Khuyến khích con trẻ sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để đảm bảo răng sạch sẽ, loại bỏ mọi vi khuẩn trong khoang miệng.
Bổ sung cho trẻ các loại dưỡng chất như canxi, protein, vitamin,… bằng cách sử dụng các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ,…
Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt có gas.
Đưa trẻ đến nha sĩ để khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
Tạm kết
Có nhiều cách để phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn. Bạn có thể phân biệt thông qua quan sát bằng mắt thường hoặc qua phương diện giải phẫu.
Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã có thể hiểu được sự khác nhau và cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn, cũng như biết cách phân biệt được hai loại răng này. Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo tại trang web Nha khoa Parkway.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]