Trẻ mọc răng hàm trên trước có vấn đề gì không? Một số lưu ý
Theo nhiều nghiên cứu, thông thường trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng hàm sau khi đã mọc các răng cửa hoàn chỉnh. Vậy trong trường hợp trẻ mọc răng hàm trên trước, liệu có phải đưa trẻ đi kiểm tra hay cần phải lưu ý điều gì? Ba mẹ hãy cùng Nha khoa Parkway tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!
Trẻ mọc răng hàm khi nào?
Trong giai đoạn từ 13 đến 19 tháng, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng hàm trên đầu tiên. Còn với răng hàm dưới, giai đoạn từ 14 đến 18 tháng đầu, răng bắt đầu mọc và phát triển. Khoảng 25 đến 33 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc răng hàm trên thứ 2 và 23 đến 31 tháng sẽ mọc răng hàm dưới.
Theo đúng thứ tự, răng hàm dưới sẽ mọc trước răng hàm trên. Nếu trẻ mọc răng hàm trên trước, hãy cùng chúng mình tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và chăm sóc trẻ trong giai đoạn này nhé.
Khi bắt đầu quá trình mọc răng, các bé sẽ có những biểu hiện khác thường như lười ăn, sốt, chảy dãi, gặm cắn hoặc nhai đồ vật xung quanh và quấy khóc khó chịu.
Dưới đây là giai đoạn thời gian mọc răng hàm của bé theo thứ tự từ những chiếc răng đầu tiên:
Bé từ 13 đến 19 tháng: Răng hàm sữa nhỏ số 1.
Bé từ 23 đến 33 tháng: Răng hàm sữa nhỏ số 2.
Bé từ 6 đến 7 tuổi: Răng hàm cối lớn thứ 1.
Bé từ 11 đến 13 tuổi: Răng hàm cối lớn thứ 2.
Bé từ 9 đến 11 tuổi: Răng hàm vĩnh viễn số 4.
Bé từ 10 đến 12 tuổi: Răng hàm vĩnh viễn số 5.
Trình tự và mốc thời gian mọc răng ở trẻ nhỏ
Trẻ mọc răng hàm nào trước?
Chiếc răng hàm đầu tiên của bé sẽ bắt đầu mọc trong khoảng 13 đến 19 tháng đầu đời. Chiếc răng tiếp theo sẽ là chiếc răng hàm số 4 ở hàm dưới, bắt đầu mọc trong khoảng 14 đến 18 tháng tuổi.
Giai đoạn mọc răng hàm của các bé hầu như sẽ diễn ra đúng với mốc thời gian như đã nêu ở phần trên.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, cơ địa, tình trạng sức khỏe, etc. của bé mà thứ tự mọc răng có thể thay đổi. Có thể trẻ mọc răng hàm trên trước, hoặc mọc răng nanh trước răng cửa, etc.
Dấu hiệu của trẻ sắp mọc răng
Vào giai đoạn bắt đầu mọc răng, bé sẽ có những biểu hiện khác thường. Ba mẹ cần chú ý và nhận biết những dấu hiệu sau báo hiệu có thể trẻ sắp mọc răng:
Thường xuyên chảy nước dãi: Đây cũng được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Dấu hiệu trên thường xuất hiện vào thời điểm tháng thứ 4, lúc này nước dãi chảy quanh miệng trẻ.
Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ khi trẻ chảy nước dãi, tránh để nước dãi tèm lem xuống cổ gây mẩn ngứa hay khó chịu cho trẻ.
Thích gặm cắn: Đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi sắp mọc răng. Phần nướu ngứa ngáy khiến trẻ có xu hướng thích gặm cắn chân tay ba mẹ, đồ vật xung quanh để giảm cơn ngứa.
Lúc này, để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ, ba mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những đồ chơi có mục đích gặm cắn phù hợp với nướu của trẻ.
Thường xuyên bị ho, kèm theo hắt hơi sổ mũi: Đây cũng là một triệu chứng bình thường ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên trường hợp tần suất ho nhiều, đỏ mặt khi ho hoặc rặn hơi để ho thì cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
Quấy khóc liên tục: Đây không phải dấu hiệu thường gặp, nhưng đa phần vì cảm giác khó chịu khi răng đang phá nướu để trồi lên kèm theo sốt, ho mệt mỏi, nhiều bé sẽ nảy sinh phản ứng quấy khóc.
Lúc này ba mẹ cần bình tĩnh, tìm ra biện pháp dỗ trẻ phù hợp và cùng con vượt qua giai đoạn này.
Bỏ ăn: Giai đoạn răng mọc là lúc phần nướu đau và ngứa ngáy, khiến trẻ không muốn ăn uống đụng chạm vào chỗ đau.
Lúc này ba mẹ nên cho trẻ ăn đồ mềm, không ăn đồ quá nóng, bổ sung thêm sữa để trẻ không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Khó ngủ: Những cơn đau nhức ngứa ngáy từ nướu kết hợp cùng sốt, mệt mỏi khiến trẻ sẽ khó ngủ hơn.
Ba mẹ cần kiên nhẫn hơn, dỗ trẻ ngủ bằng các phương pháp phù hợp với từng bé.
Sốt mọc răng: Sốt mọc răng là triệu chứng thường gặp, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày sẽ hết. Tùy từng trẻ sốt sẽ nhẹ hoặc cao khác nhau, thời gian hết sốt khác nhau, có trường hợp sốt gây co giật.
Lúc này ba mẹ cần xử lý như sau:
Trường hợp sốt dưới 39 độ C: Chườm khăn ấm cho trẻ. Mặc quần áo thoáng, không quấn quá kỹ khiến trẻ bị ngộp. Tuyệt đối không chườm khăn lạnh gây sốc nhiệt.
Trường hợp sốt cao trên 39 độ C: Chuẩn bị thuốc hạ sốt theo kê đơn của bác sĩ. Đo và theo dõi thân nhiệt liên tục cho trẻ, nếu tình trạng sốt kéo dài nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị sớm.
Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể có biểu hiện sốt nhẹ hoặc nặng
Trình tự mọc răng ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là mốc thời gian thường thấy khi trẻ sơ sinh bắt đầu quá trình mọc răng:
Giai đoạn 6 tháng tuổi: Răng cửa giữa hàm (2 cái) sẽ bắt đầu nhú lên đầu tiên. Đến 8 tháng tuổi 2 răng cửa giữa mới chính thực mọc hẳn ra. Đối với răng cửa giữa, 2 răng sẽ luôn mọc cùng lúc, tạo thành một cặp. Lưu ý cặn răng ở dưới sẽ mọc trước, nếu trẻ mọc răng hàm trên trước là sai quy trình mọc răng ở trẻ nhỏ.
Giai đoạn 9 tháng tuổi: Răng cửa bên nằm ở vị trí sát răng cửa giữa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, răng cửa ở hàm trên sẽ mọc trước răng cửa ở hàm dưới. Cũng có những trường hợp 4 răng nhú lên cùng một lúc.
Giai đoạn 13 tháng tuổi: Lúc này răng nhai thứ nhất bắt đầu xuất hiện. Sau khi mọc xong răng cửa, răng nhai thứ nhất sẽ mọc lên tiếp theo. Răng nhai sẽ mọc lên trước và chừa không gian cho răng nanh mọc sau.
Giai đoạn 16 tháng tuổi: Sau khi răng nhai thứ nhất hoàn tất quá trình, răng nanh nằm kế răng cửa bên xuất hiện. Răng nanh có tác dụng xé, nhai được nhiều loại thức ăn khác nhau.
Giai đoạn 2 tuổi: Răng nhai thứ 2.
Giai đoạn 6 tuổi: Đây là thời điểm chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ xuất hiện, răng cối vĩnh viễn thứ nhất.
Trẻ mọc răng hàm trên trước là sai trình tự mọc răng
Trẻ mọc răng hàm trên trước có vấn đề gì không?
Trẻ mọc răng hàm trên trước không có nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia nha khoa, trẻ mọc răng hàm trên trước hay trẻ không có mầm răng cửa hàm dưới không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, mọc răng sai trình tự không làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy nên ba mẹ không cần quá lo lắng về việc trẻ mọc răng hàm trên trước có vấn đề gì.
Tuy nhiên trong giai đoạn trẻ vẫn đang mọc răng, ba mẹ cần lưu ý giúp trẻ chăm sóc răng miệng và theo dõi sự phát triển của răng.
Trẻ mọc răng hàm trên trước không ảnh hưởng nhiều tới thể trạng của trẻ
Mặc dù thứ tự răng mọc không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, có một vài trường hợp sự mọc răng không theo trình tự của trẻ có khả năng gây ra phát sinh một số vấn đề như sau:
Quá trình ăn dặm: Bé có thể lười nhai hoặc lười ăn, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và chức năng nhai của trẻ sau này.
Tăng nguy cơ lệch khớp cắn, vẩu hoặc hô: Lý do là vì những chiếc răng sữa mọc trước (răng hàm trên sẽ rụng trước và được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong quá trình trẻ trưởng thành. Nếu không quan tâm chăm sóc và thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp, trẻ có nguy cơ gặp phải những vấn đề trên.
Phát âm: Răng cửa mọc sau những răng khác có thể khiến trẻ khó phát âm, phát âm sai, tăng nguy cơ nói ngọng.
Tại sao trẻ mọc răng hàm trên trước?
Theo đúng trình tự, cặp răng cửa hàm dưới của trẻ sẽ là những chiếc răng đầu tiên nhú lên và phát triển, cặp răng cửa hàm dưới sẽ là những chiếc răng tiếp theo. Tuy nhiên có một vài trường hợp, trẻ mọc răng hàm trên trước.
Những nguyên nhân có thể khiến trẻ mọc răng hàm trên trước bao gồm:
Di truyền.
Chế độ ăn uống không đáp ứng đủ hàm lượng Vitamin D và canxi cơ thể cần để thúc đẩy quá trình mọc răng.
Trẻ bị va chạm vật lý vào hàm dưới khi vui chơi hoặc ăn uống. Sự va chạm có thể làm tổn thương các mầm răng, khiến mầm răng hàm dưới phải mất thời gian phục hồi trước khi nhô lên khỏi nướu, mọc chậm hơn.
Phần nướu ở răng hàm dưới bị nhiệt hoặc viêm nhiễm, quá trình mọc răng ở phần nướu này sẽ diễn ra chậm hơn quá trình thông thường.
Nhiều nguyên nhân khiến trẻ mọc răng hàm trên trước, trong đó có di truyền
Cách để trẻ mọc răng đúng trình tự
Mặc dù việc trẻ mọc răng hàm trên trước không đúng với trình tự bình thường nhưng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến thể trạng của bé.
Tuy nhiên để bé có một hàm răng vĩnh viễn mọc đẹp và đều, ba mẹ nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé kỹ hơn để giúp răng có thể mọc theo đúng trình tự. Việc răng phát triển bình thường và đúng quá trình sẽ giúp bé hạn chế được những vấn đề về răng miệng sau này.
Ba mẹ có thể tham khảo một vài cách chăm sóc bé trong thời gian bé mọc răng dưới đây:
Vệ sinh răng miệng
Nên sử dụng bàn chải mềm, hướng dẫn bé tập chải răng đúng cách ngay từ những ngày đầu tiên. Cách chải răng đúng cách: Chải từ trên xuống dưới, không chải ngang, chải trong vòng 2 phút để răng được sạch sẽ. Khi bé lớn hơn, nên mua kem đánh răng trẻ em có chứa chất fluor cho bé để hỗ trợ việc làm sạch hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn này, bé sẽ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường. Ba mẹ nên dùng khăn mềm hoặc gạc y tế giúp bé vệ sinh thật sạch, tránh để dãi chảy xuống cổ gây ngứa ngáy khó chịu cho bé.
Cũng trong giai đoạn này, việc bé ngứa nướu mà mút tay hay cắn tay sẽ thường xuyên diễn ra, cần sát khuẩn tay thường xuyên cho bé, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập theo đường miệng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng bé lúc này.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế trường hợp trẻ mọc răng hàm trên trước do bệnh lý răng miệng
Hạn chế thực phẩm có đường
Đường là một chất không hề thân thiện với sự phát triển răng lợi. Ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn thức ăn có đường.
Răng sữa sau khi mọc còn phải rụng một lần nữa để răng vĩnh viễn của bé xuất hiện. Nếu răng sữa của bé bị sâu do ăn quá nhiều đồ ngọt, răng vĩnh viễn của bé sẽ khó mọc hoặc mọc không đúng.
Thăm khám răng định kỳ
Giai đoạn mọc răng, ba mẹ nên đưa bé đi khám răng định kỳ 2 tháng một lần để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong giai đoạn này, giúp trẻ sau này có một hàm răng chắc khỏe, bền đẹp và đều đặn. Trường hợp trẻ mọc răng hàm trên trước, ba mẹ cũng có thể đưa bé đi nha khoa để được tư vấn cách chăm sóc cũng như điều chỉnh hợp lý cho trẻ.
Thăm khám nha khoa định kỳ cũng là một cách giúp ba mẹ tìm ra nguyên nhân và sớm xử lý khi gặp tình trạng trẻ mọc răng hàm trên trước
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng bé sẽ có biểu hiện khó chịu như đau nhức, ngứa ngáy, mệt mỏi… Lúc này ba mẹ cần kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ và có một chế độ chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ thoải mái hơn. Một số cách giúp trẻ trong giai đoạn trẻ mọc răng:
Giúp bé giảm đau nhức, ngứa ngáy bằng cách dùng ngón tay sạch, dùng gạc hoặc khăn sạch để xoa nướu của bé.
Nếu bé chán ăn, có thể thay đổi thực đơn của bé mềm hơn, trang trí bắt mắt hơn, thay đổi nhiều món ăn mới lạ để khơi gợi cảm giác hứng thú ăn uống cho bé. Bổ sung thêm vitamin nếu cần thiết, tránh bé chán ăn mất dinh dưỡng.
Nếu trẻ bị sốt: Trường hợp sốt nhẹ, ba mẹ nên chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát cho bé; Nếu sốt nặng, trên 39 độ, cần đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và theo dõi.
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé liên tục khi bé sốt trong giai đoạn mọc răng
Địa chỉ khám răng cho trẻ tại TPHCM
Trẻ mọc răng hàm trên trước hay gặp những vấn đề trong giai đoạn mọc răng đầu đời luôn là những nỗi băn khoăn và lo lắng thường gặp ở các bậc phụ huynh.
Lúc này, tìm đến một cơ sở nha khoa uy tín, đạt tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để có thể giúp gia đình tìm ra được giải pháp và phương thức khám chữa bệnh phù hợp là điều cần thiết.
Hiểu được điều này, Nha khoa Parkway cung cấp hệ thống dịch vụ chỉnh nha đa dạng, được điều hành bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, lành nghề, đảm bảo đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời và thoải mái nhất. Ngoài ra, Nha khoa Parkway sở hữu nhiều cơ sở tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương.
Mong là qua bài viết trên, Nha khoa Parkway đã giúp bạn phần nào giải đáp được trẻ mọc răng hàm trên trước có vấn đề gì không và tìm ra địa chỉ nha khoa uy tín để chọn nơi gửi gắm. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Parkway để được trải nghiệm quy trình tư vấn và khám chữa bệnh hiện đại, chuyên nghiệp nhé!
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]