Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên của trẻ khi được 6 tháng tuổi và sẽ khi rụng đi khi trẻ đến thời điểm răng. Vì vậy, nhiều cha mẹ không chú ý đến những chiếc răng sữa này và không biết đến tác dụng của răng sữa. Vậy răng sữa có tác dụng gì? Cha mẹ hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Giới thiệu về răng sữa
Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Răng sữa của trẻ
Thời gian trẻ mọc răng sữa
Hầu hết, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi 6 tháng tuổi. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. Nếu khi trẻ được 8 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng sữa nào tức là bị mọc trễ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ
Răng sữa có tác dụng gì?
Theo quy luật phát triển của trẻ, răng sữa mọc lên và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hàm răng trưởng thành của trẻ, tác dụng của răng sữa như sau:
Răng sữa giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn: Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi (trẻ bắt đầu ăn dặm) và dần hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi. Có thể hiểu, quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ gắn liền với quá trình phát triển khả năng ăn uống. Răng sữa với chức năng nhai, nghiền sẽ giúp trẻ chuyển thức ăn từ dạng mịn sang dạng thô trước khi chúng được đưa xuống dạ dày.
Sự phát triển của răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm: Khi trẻ nhai, toàn bộ cung hàm được vận động, xương hàm cũng nhờ đó mà được kích thích để phát triển.
Răng sữa định hướng sự phát triển cho răng vĩnh viễn sau này. Bên dưới mỗi chiếc răng sữa luôn có 1 chiếc răng vĩnh viễn khi đến thời điểm phù hợp sẽ thay thế răng sữa.
Răng sữa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ được hình thành từ cột không khí trong thanh quản kết hợp cử động dây thanh, lưỡi răng và môi. Trong quá trình hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ không may bị rụng răng cửa hoặc sâu răng,… âm thanh sẽ không được phát âm tròn tiếng, trẻ có thể bị nói ngọng.
Hậu quả của việc răng sữa của bé bị mất sớm
Tác dụng của răng sữa sẽ liên quan, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ gặp trường hợp mất răng sữa sớm làm giảm tác dụng của răng sữa.
Nguyên nhân thường gặp khi trẻ mất răng sữa sớm là do các nguyên nhân tại chỗ như chấn thương, sâu răng, nhiễm trùng quanh chóp chân răng, các bệnh lý về nha chu. Ngoài ra, các yếu tố bao gồm rối loạn chuyển hoá, thiếu hụt Vitamin D, các bệnh về nội tiết, bệnh bẩm sinh, u vùng hàm mặt, nhiễm độc phóng xạ… có thể dẫn đến việc trẻ bị mất răng sữa sớm. Việc trẻ bị mất răng sữa sớm sẽ để lại một số hậu quả sau:
Khiến răng mọc lệch lạc:
Răng sữa đóng vai trò định hướng cho các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế. Răng vĩnh viễn đè lên chân răng sữa và khiến chân răng sữa bị tiêu biến trước khi mọc lên. Nếu nhổ răng sữa quá sớm, các răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch lạc hoặc sai vị trí, trẻ phải nắn chỉnh răng sau này.
Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí:
Nếu nhổ răng sữa sớm, răng vĩnh viễn có thể chưa sẵn sàng để mọc lên và vẫn đang trong quá trình phát triển trong xương hàm. Hệ quả là răng sữa bị nhổ bỏ sẽ để lại một khoảng trống trên nướu khiến các răng bên cạnh có thể di lệch sang khoảng trống đó. Điều này xảy ra do răng mọc lệch về phía trước một cách tự nhiên và do hàm của trẻ phát triển không ngừng cho đến cuối tuổi vị thành niên, làm răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí.
Mất thẩm mỹ:
Trẻ có thế thiếu tự tin về mặt thẩm mỹ trong giao tiếp, gây nhiều hậu quả trong phát triển tâm lý trẻ khi bị mất răng sữa sớm so với bạn bè cùng trang lứa.
Làm giảm khả năng nhai, ăn uống:
Trẻ giảm khả năng ăn nhai khi thay răng sữa sớm trước tuổi và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do sức ăn, uống giảm đi.
Ảnh hướng đến khớp cắn:
Việc mất răng sữa sớm sẽ để lại khoảng trống răng sữa bị mất và các răng bên cạnh có xu hướng nghiêng vào khoảng trống đó, răng hàm vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế sẽ thiếu chỗ, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, răng xoay hoặc mọc kẹt. Ngoài ra, mất răng sữa sớm làm chậm quá trình phát triển của xương hàm, dẫn đến sự khác biệt trong kích thước răng vĩnh viễn so với kích thước xương hàm, gây xô lệch răng cũng như thiếu sự ăn khớp tốt giữa hai hàm.
Ảnh hưởng đến giọng nói của bé:
Khi mất răng sữa sớm, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm một số chữ cái và câu từ một cách rõ ràng. Nếu nhổ bỏ một chiếc răng sữa quá sớm, quá trình hình thành chiếc răng vĩnh viễn thay thế răng sữa sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Trẻ sẽ phải vất vả hơn trong quá trình phát triển giọng nói trong thời gian chờ đợi răng vĩnh viễn xuất hiện, dẫn đến hệ quả làm quá trình học phát âm của trẻ bị chậm lại hoặc bị sai khác. Trẻ bị mất răng sữa cửa trên sẽ gặp khó khăn khi phát âm các âm cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa trên (âm “s”, “v”).
Răng sữa của trẻ em có chứa tế bào gốc giúp chữa bệnh
Với nhiều cha mẹ, việc trẻ thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn là một chuyện hết sức bình thường mà trẻ nào cũng sẽ phải trải qua. Tuy nhiên, cũng ít cha mẹ có thể biết rằng bên trong những chiếc răng sữa tưởng như có thể bỏ đi ấy lại có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt vời, có thể cứu mạng trẻ nếu không may trẻ gặp phải các căn bệnh hiểm nan y trong tương lai.
Vào năm 2003, Tiến sĩ Songtao Shi thuộc Viện Nghiên cứu Răng Sọ đã có phát hiện mới về tác dụng của răng sữa. Nghiên cứu của ông đã chứng minh được rằng trong một chiếc răng sữa của trẻ có chứa từ 10 đến 20 tế bào gốc có giá trị. Các tế bào gốc trong răng sữa của trẻ có thể được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ… do các tế bào ở các bộ phận này bị hư hại.
Bé Becca Graham là em bé đầu tiên lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa
Khi nào ta nên nhổ răng sữa cho trẻ?
Khi đến thời điểm thay răng, răng sữa sẽ lung lay và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc, cần nhổ răng sữa cho trẻ sớm hơn các mốc thời điểm thông thường như sau:
Có tổn thương phá hủy gần như hoàn toàn răng và có ảnh hưởng đến vùng chân răng.
Răng bị chấn thương nặng với các cạnh sắc nhọn cản trở gây đau khi nhai và phản xạ liếm liên tục gây kích ứng lưỡi và miệng.
Răng sữa ngăn chặn vị trí mọc lên của răng vĩnh viễn.
Răng vĩnh viễn mọc không đúng vào vị trí của răng sữa tương ứng, vì vậy cần nhổ sớm răng sữa lấy khoảng trống để điều chỉnh răng vĩnh viễn di chuyển về đúng vị trí (hay còn gọi là răng mọc lẫy, thường gặp ở răng cửa vĩnh viễn hàm dưới).
Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/lần để có thể phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng cũng như các bất thường trong quá trình trẻ mọc và thay răng sữa, giúp trẻ phát triển hàm răng chắc khỏe và đều đẹp.
Thăm khám nha sĩ định kỳ giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng
Lưu ý cách chăm sóc răng sữa để bé có một hàm răng khỏe mạnh
Qua bài viết này, Nha khoa Parkway hi vọng cha mẹ đã hiểu hơn về tác dụng của răng sữa. Bảo vệ hàm răng sữa được khỏe mạnh chính là sự bảo đảm cho hàm răng trưởng thành của trẻ trong tương lai. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ như sau:
Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ vệ sinh nướu, răng và khoang miệng cho trẻ sau khi bú và ăn. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi dành cho trẻ em để bảo vệ men răng cho trẻ.
Hướng dẫn trẻ biết đánh răng đúng cách: đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại để răng được sạch mảng bám và không làm tổn thương nướu.
Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ uống có ga dễ dẫn đến sâu răng, tránh cho trẻ ăn đồ ăn cứng khó nhai, làm sứt mẻ răng của trẻ .
Một số trẻ có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… dẫn đến tình trạng trẻ bị răng hô, răng mọc lệch ở trẻ em, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Vì vậy cha mẹ phải khuyên trẻ không làm các hành động này để việc mọc răng được thuận lợi.
Định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng, các bệnh lý khác về răng miệng hoặc bất thường trong quá trình mọc răng, thay răng sữa của trẻ.
Chăm sóc hàm răng cho trẻ là một quá trình kiên nhẫn và lâu dài của cha mẹ. Nha khoa Parkway là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín được nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trong cuộc hành trình bảo vệ hàm răng cho trẻ.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]