Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng không những mất đi chức năng ăn nhai của răng. Bên cạnh đó, nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cùng hệ thần kinh. Vậy khi răng sâu còn chân răng thì bạn cần phải làm gì, hãy cùng Nha khoa Parkway đi tìm lời giải cho câu hỏi này thông qua bài viết sau đây nhé!
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng làm mất đi chức năng ăn nhai của răng
Thế nào là răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng?
Sâu rănglà tình trạng các vi khuẩn từ mảng bám thức ăn tấn công vào tổ chức cứng của răng theo diễn biến từng giai đoạn. Đối với mức độ nhẹ thì răng sẽ xuất hiện những vết đen li ti hay lỗ nhỏ trên bề mặt. Sau đó, răng sẽ bị sâu lỗ to và đi kèm các cơn đau nhức từ ít đến nhiều. Tình trạng này ngày càng trở nặng khiến răng càng bị tổn thương nên dễ vỡ, mẻ hơn.
Nếu không được khắc phục sớm, tổ chức cứng của răng sẽ bị phá hủy từ lớp men và ngà ở phần thân răng. Lúc này, răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng làm mất đi chức năng ăn nhai vốn có.
Những tác hại của răng bị sâu chỉ còn chân răng ở người lớn
Tình trạng răng bị sâu chỉ còn chân răng ban đầu chỉ là những lỗ nhỏ li ti do vi khuẩn trong mảng bám và cao răng tấn công vào các mô cứng trên răng. Tuy nhiên, vì không được điều trị kịp thời nên toàn bộ cấu trúc răng bị phá hủy. Ngoài ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tình trạng này còn gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh, cụ thể:
Những tác hại của răng bị sâu chỉ còn chân răng
Hôi miệng: Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng có nghĩa là ổ nhiễm khuẩn vẫn tồn tại khiến cho hơi thở người bệnh có mùi khó chịu.
Áp xe răng: Đây là biến chứng nghiêm trọng của sâu răng khi nướu phì đại, xuất hiện mủ đi kèm các cơn đau nhức dai dẳng. Bên cạnh đó, một số trường hợp vi khuẩn còn xâm nhập vào mạch máu làm gia răng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, tim mạch hay tiểu đường…
Các răng còn lại bị xô lệch: Trường hợp răng sâu còn chân răng trong thời gian dài khiến những chiếc răng còn lại trên cung hàm có xu hướng mọc nghiêng lệch. Từ đó làm tăng nguy cơ mất cân đối cho khuôn miệng người bệnh.
Răng kế cận bị sâu: Khi răng hàm sâu chỉ còn chân, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào các vị trí xung quanh khiến tình trạng bệnh càng thêm trở nặng.
Trường hợp răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng
Răng hàm là vị trí dễ bị sâu ăn vì khó vệ sinh cũng như dễ tích tự các mảng bám trên bề mặt. Ban đầu chỉ có những vết đen nhỏ xuất hiện trên răng kèm theo cơn đau âm ỉ hay dữ dội. Tuy nhiên, nếu răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng thì đó là dấu hiệu bệnh rất nặng. Theo đó, lớp men răng sẽ dần bị tiêu hủy hoàn toàn và để lộ ra phần chân răng.
Răng hàm là vị trí dễ bị sâu ăn vì khó vệ sinh cũng như dễ tích tự các mảng bám
Nói cách khác, nếu quan sát thấy các mảnh vỡ xuất hiện thì đồng nghĩa răng đã bị ăn gần hết. Bởi tình trạng sâu răng thường phát triển trong âm thầm từ lúc mới hình thành khi vi khuẩn đã phá hoại ở dưới bề mặt răng. Lúc này, men răng mất dần từ bên trong mặc dù nếu quan sát bằng mắt thường khó nhận thấy điều khác biệt. Đến một giai đoạn nhất định, lớp vỏ bọc ngoài trở nên mỏng và vỡ thành nhiều mảnh.
Đồng thời, những cơn đau nhức dữ dội sẽ thường xuyên ghé thăm khi răng hàm bị sâu chỉ còn lại chân răng. Cùng với đó, tình trạng răng bị ê buốt cũng diễn ra khi nhai nếu ăn quá nóng, lạnh, chua, cay hay thậm chí cả lúc đánh răng bình thường. Ngoài ra, hơi thở sẽ luôn có một mùi hôi khó chịu cho dù bạn mới vệ sinh răng miệng xong.
Răng bị sâu chỉ còn chân răng nên làm gì?
Răng là cấu trúc khỏe mạnh nhất trong cơ thể nhưng vẫn có thể bị tổn thương bởi vi khuẩn hay các chấn thương liên quan. Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng bắt đầu khi vi khuẩn bên trong ăn mòn men răng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở nặng, có thể làm hỏng ngà răng đi kèm cảm giác ê buốt.
Răng bị sâu chỉ còn chân răng nên làm gì?
Khi các tổn thương gây ảnh hưởng đến cấu trúc sâu hơn của răng thì cơn đau cũng dần trở nên nghiêm trọng dẫn đến gãy, vỡ răng. Trong trường hợp răng sâu còn chân răng, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách xử lý nhanh dưới đây.
Răng bị mẻ, vỡ
Ngay khi vỡ hoặc mẻ răng, bệnh nhân cần làm sạch răng bằng cách súc miệng với nước ấm. Sau đó, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng ở khu vực bị ảnh hưởng. Nếu nhìn thấy các mảnh vỡ của răng thì hãy bọc lại với băng gạc ướt và đem đến nha sĩ.
Răng bị gãy một chiếc
Nếu một chiếc răng gãy hoàn toàn, người bệnh nên giữ lấy thân răng bằng miếng gạc và đặt trở lại ổ răng. Nếu răng có vẻ bẩn thì bạn có thể làm sạch với nước nhưng tuyệt đối không sử dụng cọ rửa, xà phòng, các dung dịch khác hay khăn giấy. Trường hợp không thể đặt răng trở lại ổ răng, hãy để răng vào ly sữa ấm, nước hoặc dung dịch nước muối. Sau đó, bạn cần gấp rút đến gặp nha sĩ trong vòng 30 phút để cứu răng.
Cách giảm đau hiệu quả nhất
Sau khi răng sâu còn chân răng, người bệnh nên súc miệng bằng nước ấm và chườm lạnh vài phút để giảm sưng. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị, chống viêm không kê đơn. Tuy nhiên, đừng nên quá lạm dụng thuốc giảm đau để tránh những rủi ro không mong muốn.
Bạn cũng có thể dùng tinh dầu đinh hương bôi vào vị trí đau. Bởi đây chứa một chất gây tê với công dụng chống viêm cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Đồng thời, hãy đến gặp nha sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời khi răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng.
Tình trạng răng sữa sâu chỉ còn chân răng ở trẻ em
Răng sữa sâu chỉ còn chân răng có nguy hiểm hay không?
Câu trả lời là Có.
Như đã nói ở trên, sâu răng sữa là tình trạng cấu trúc răng bị tiêu hóa, ăn mòn, tạo nên những lỗ hổng trên bề mặt răng, gây ra bởi vi khuẩn. Sâu răng cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, áp xe các phần mềm trong khoang miệng. Vậy nên khi trẻ gặp tình trạng răng sữa sâu chỉ còn chân răng, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được điều trị nhổ bỏ chân răng đã gãy hỏng và được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời những bệnh lý răng miệng hạn chế biến chứng.
Răng sữa sâu chỉ còn chân răng gây nguy hiểm.
Cách đề phòng ngừa trẻ em bị sâu răng
Sâu răng sữa ở trẻ hoặc răng sữa sâu chỉ còn chân răng có thể phòng ngừa từ sớm, tránh tình trạng sâu răng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ và khi lớn lên. Dưới đây là một số cách giúp trẻ phòng ngừa sâu răng từ sớm:
Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để chải răng ít nhất 2 lần một ngày.
Kiểm soát việc ăn đồ ngọt, đồ có đường của trẻ. Tránh để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn và uống sữa. Sử dụng dung dịch vệ sinh miệng như nước muối sinh lý hoặc nước sạch để súc miệng sau khi ăn, uống.
Thăm khám nha khoa định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để kiểm soát được sức khỏe răng miệng cho trẻ hiệu quả.
Nên xử lý như nào khi răng sữa bị sâu?
Răng sữa bị sâu hay răng sữa sâu chỉ còn chân răng cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể gây nên ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này như mọc chậm, mọc lệch, không mọc được, tiêu xương hàm,…
Khi nhận thấy con có dấu hiệu sâu răng sữa, ba mẹ không nên chủ quan, cần ngay lập tức áp dụng các phương pháp điều trị để kịp thời ngăn chặn sự phát triển của sâu răng:
Tình trạng răng sữa chớm sâu: Lúc này là giai đoạn đầu của sâu răng sữa, biểu hiện bằng những chấm li ti xuất hiện trên bề mặt răng. Lúc này, ba mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng. Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng chớm sâu bằng thuốc điều trị sâu răng dành riêng cho trẻ em để sát khuẩn và giảm đau. Tùy thuộc vào tình trạng răng lúc này mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau: dùng thuốc sâu răng, trám răng, nạo bỏ phần sâu răng hoặc nạo bỏ lỗ sâu rộng,…
Tình trạng răng sữa sâu nặng: Với trẻ gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần răng bị sâu và trám lỗ sâu để bảo vệ cấu trúc răng, khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ răng hàm mặt cho trẻ.
Tình trạng răng sâu hết, không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh trường hợp gây ảnh hưởng tới răng kế bên và các bộ phận liên quan.
Có nên nhổ răng khi sâu răng chỉ còn chân răng không?
Răng hàm bị sâu chỉ còn chân là tình trạng răng tổn thương rất nghiêm trọng và khó có thể phục hồi được. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng tương đối phức tạp cũng như gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, tùy vào các triệu chứng cùng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà nha sẽ đề nghị những biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể như sau:
Tùy vào triệu chứng và tình trạng sâu mà nha sĩ sẽ đề nghị giải pháp phù hợp
Nếu chân răng còn tốt
Trường hợp răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng nhưng vẫn còn khỏe mạnh thì nha sĩ sẽ làm sạch và loại bỏ phần lợi đang bao trùm chân răng. Sau đó, tiến hành lấy hết tủy bên trong, làm sạch ống tủy rồi trám bít lại.
Dựa vào sức khỏe răng cùng các tổ chức liên quan, nha sĩ sẽ tái tạo lại phần thân răng bằng sứ hay một chất liệu khác. Sau đó, chân răng sẽ được bọc sứ bên ngoài để bảo vệ và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nếu chân răng không tốt
Trường hợp răng bị sâu chỉ còn chân răng nhưng quá yếu với viêm nhiễm lan rộng và không thể điều trị, nha sĩ thường sẽ đề nghị nhổ bỏ. Sau đó, làm sạch nhiễm trùng ở vùng chóp nhằm cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn chặn sự lây lan.
Nếu bệnh nhân có nhu cầu, nha sĩ có thể lắp răng giả vào phần thân răng đã mất giúp hồi phục chức năng nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ. Trong có trường hợp răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng nghiêm trọng với nguy cơ biến chứng viêm nhiễm vùng chóp, bạn cần tái khám định kỳ 6 tháng/lần.
Điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân như thế nào?
Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng cần được điều trị kịp thời để tránh nguy cơ tổn thương lan rộng hay áp xe. Đôi khi tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và bạn cần loại bỏ tủy răng để ngăn chặn sự ê buốt liên tục. Nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng cùng như cải thiện triệu chứng bệnh, nha sĩ sẽ đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp như:
Điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân như thế nào?
Chăm sóc răng bị vỡ
Nếu răng nứt, vỡ hoặc gãy, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt. Bởi tình trạng này có thể gây hư hỏng răng hay dẫn đến những viêm nhiễm nghiêm trọng gây mất răng. Tuy nhiên, nếu chưa thể đến nha khoa ngay được, bạn có thể tham khảo các biện pháp tự chăm sóc sau:
Uống một số dược phẩm giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc các loại khác.
Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng nhằm giảm cơn đau.
Trường hợp răng gãy tạo thành cạnh sắc nhọn, gồ ghề hãy sử dụng kẹo cao su không đường hay miếng parafin để che chắn nhằm ngăn chặn tổn thương lưỡi, môi.
Chỉ nên ăn thức ăn mềm và tránh sử dụng răng bị gãy.
Các biện pháp điều trị răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của răng. Nếu chỉ có một mảnh nhỏ thì việc chữa trị tương đối đơn giản bằng cách trám răng tại cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc gãy rời ra khỏi miệng sẽ cần điều trị theo phác đồ cụ thể.
Trám răng
Nếu răng chỉ vỡ một mảnh nhỏ, các nha sĩ sẽ khắc phục tình trạng hư hưởng này bằng cách trám răng với chất liệu nhựa compositecùng màu tại vị trí bị sâu. Trám răng là một thủ thuật nha khoa tương đối đơn giản và thường không cần dùng đến thuốc tê.
Trước tiên, bề mặt răng bị nứt, vỡ sẽ được làm sạch rồi tạo nhám bằng chất lỏng hoặc gel. Tiếp đó, nha sĩ sẽ cho vật liệu kết dính lên trên và bôi một lớp trám răng. Cuối cùng, tia cực tím được sử dụng giúp làm cứng chất liệu.
Bọc mão răng
Trường hợp mất một mảng lớn hoặc răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng, nha sĩ sẽ tiến hành làm nhẵn một phần chân và sử dụng răng giả hoặc mão răng sử để bọc răng sứ. Thông thường mão răng được sản xuất bằng nhựa, kim loại, sứ kết hợp kim loại hay sứ đơn thuần. Trong đó, mão răng kim loại chắc chắn nhất nhưng nhựa và sứ lại thông dụng hơn cả bởi có thể chế tạo gần giống với răng tự nhiên hơn.
Trường hợp răng sâu chỉ còn chân nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tủy, nha sĩ có thể tiến hành hút sạch tủy để điều trị. Theo đó, phần bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ cũng như vệ sinh sạch sẽ bên trong răng. Cuối cùng, nha sĩ tiến hành lấp đầy bằng những chất liệu nhân tạo và trám lỗ hổng lại.
Để tìm được mão răng phù hợp, thông thường người bệnh cần đến cơ sở nha khoa hai lần. Với lần đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang xung quanh răng nhằm kiểm tra chân và các phần xung quanh. Nếu không phát hiện ra điều bất thường, bệnh nhân được gây tê để loại bỏ răng tổn thương giúp tạo khoảng trống cho mão răng.
Sau đó, nha sĩ sẽ sử dụng chất liệu đặc biệt để tạo hình răng sao cho tự nhiên nhất. Trong thời gian chờ đợi mão răng, người bệnh được đặt một khí cụ tạo thời bằng acrylic hay kim loại mỏng. Ở lần khám thứ hai sau khoảng 2 3 tuần, nha sĩ tiến hành tháo dụng cụ này ra và kiểm tra độ khít của mão răng vĩnh viễn. Sau khi đã đo đạc cẩn thận, người bệnh sẽ được đặt mão răng vào đúng vị trí cần thiết.
Dán sứ Veneers
Dán sứ Veneers thẩm mỹ thường được sử dụng trong việc điều trị tình trạng răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng. Đây là một lớp vỏ mỏng bằng chất liệu composite nhựa hoặc sứ cùng màu răng bao phủ phần mặt trước răng.
Để tiến hành dán sứ Veneers, nha sĩ cần loại bỏ từ 0,3 – 1,2mm men răng ra khỏi bề mặt tiếp xúc và lấy dấu răng để chế tạo. Sau khoảng 1 – 2 tuần, người bệnh có thể quay lại phòng khám rồi tiến hành thủ thuật. Để đặt Veneers, nha sĩ sẽ bôi một lớp chất lỏng lên bề mặt giúp tạo độ bám dính. Tiếp sau đó là chất kết dính cho Veneers và dán lên bề mặt răng bị vỡ. Khi đã đặt đúng vị trí, thiết bị đèn chiếu đặc biệt được sử dụng nhằm làm cứng chất liệu.
Điều trị tủy răng
Trường hợp răng bị sâu chỉ còn chân răng nghiêm trọng khiến vi khuẩn có thể lây lan đến mạch máu, dây thần kinh cũng như tủy răng. Một số dấu hiệu đặc trưng thường thấy như răng đau nhức, đổi màu hay nhạy cảm với nhiệt độ.
Theo đó, tủy răng có thể chết nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng và phải nhổ bỏ cả răng. Tuy nhiên, hầu hết các liệu pháp điều trị tủy răng không gây đau đớn nhưng vẫn để lại cảm giác khó chịu nhẹ. Sau khi đã loại bỏ phần tủy chết, nha sĩ sẽ bọc mão răng để bảo vệ răng khỏi những tổn thương.
Quy trình điều trị phục hình cho răng bị sâu vỡ chỉ còn chân răng
Nếu chẳng may răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng thì tùy vào tình trạng răng cùng mức độ viêm nhiễm vùng chóp mà các bác sĩ sẽ có những phương án điều trị phù hợp. Mỗi một kỹ thuật phục hình khi mất răng sẽ tương ứng với quy trình riêng biệt. Cụ thể như sau:
Quy trình điều trị phục hình cho răng bị sâu vỡ chỉ còn chân răng
Với răng còn tốt có một chân răng
Trường hợp răng sâu còn chân răng vẫn tốt này, phần viêm nhiễm vùng chóp chưa lan rộng nên bác sĩ sẽ tiến hành điều trị như sau:
Bước 1: Vệ sinh xung quanh tổn thương để loại bỏ phần lợi thừa bọc kín chân.
Bước 2: Tiếp theo, lấy hết tủy chết ở chân răng, làm sạch ống tủy và trám lỗ hổng.
Bước 3: Tùy vào tổ chức cứng còn lại nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ thực hiện tái tạo thân răng sao cho phù hợp nhất.
Bước 4: Chụp răng sứ bao bọc bên ngoài giúp bảo vệ răng cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Với răng còn tốt nhiều chân răng
Trường hợp răng hàm bị sâu chỉ còn chân, bác sĩ sẽ tiến hành giữ lại một chân răng khỏe mạnh nhất làm khung màn chụp răng và thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Chia tách chân răng.
Bước 2: Nhổ bỏ những phần chân răng bị tổn thương nặng.
Bước 3: Chân răng giữ lại sẽ được điều trị tủy, tạo chốt tái tạo và làm chụp bọc bên ngoài hoặc bắc cầu để đảm bảo khả năng ăn nhai bền vững.
Với răng không tốt phải nhổ bỏ để trồng răng mới
Trường hợp răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng nhưng quá yếu, viêm nhiễm đã lan rộng không thể giữ lại thì bác sĩ sẽ tiến hành như sau:
Bước 1: Nhỏ bỏ chân răng, nạo sạch ổ viêm để tránh lây lan sang các vị trí cận kề gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này.
Bước 2: Sử dụng răng giả để thay thế cho phần đã mất giúp phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ. Quy trình thực hiện này sẽ được các bác sĩ trao đổi một cách kỹ lưỡng với bệnh nhân giúp đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lời kết
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng là tình trạng bệnh tương đối nghiệm trọng với cách điều trị rất phức tạp và tốn kém. Bởi vậy, để tránh tổn thương trở nên tồi tệ hơn, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở nha khoa chất lượng để thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp.
Tuy nhiên, nếu chưa tìm được địa chỉ điều trị uy tín thì các bệnh nhân có thể tham khảo qua hệ thống Nha khoa Parkway. Tại đây, với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất tân tiến, chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng tốt nhất. Liên hệ ngay đến Nha khoa Parkway để được tư vấn, hỗ trợ nếu đang gặp phải tình trạng răng sâu còn chân răng nhé!
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]