18 Cách chữa sâu răng cho trẻ hiệu quả mà mẹ cần biết
Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến hàng đầu ở trẻ em gây ra nhiều phiền toái. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của con. Dưới đây là 18 cách trị sâu răng cho bé hữu ích mà Parkwaymuốn chia sẻ, cha mẹ không nên bỏ qua nhé!
18 Cách chữa sâu răng cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi
Giới thiệu sơ qua về răng của trẻ em
Ở trẻ em, độ tuổi mọc răng của mỗi bé sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào cơ địa cũng như gen di truyền. Đặc điểm răng ở mỗi độ tuổi vì thế cũng có sự khác nhau
Độ tuổi mà bé mọc răng sữa
Độ tuổi bé mọc răng sữa là khi nào?
Thông thường, độ tuổi mà bé mọc răng sữa sẽ rơi vào trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi. Đối với độ tuổi từ 6 đến 7 tháng tuổi, 4 chiếc răng cửa tại hàm dưới sẽ mọc đầu tiên. Tiếp theo trong giai đoạn từ 8 đến 9 tháng tuổi, bé sẽ mọc 4 chiếc răng cửa nằm tại vị trí hàm trên.
Tồn tại một số trường hợp bé mọc chậm răng sữa. Trong tình huống đã trải qua khoảng thời gian 10 tháng mà bé vẫn chưa mọc bất cứ chiếc răng nào, đây là dấu hiệu của tình trạng mọc răng chậm và phải liên hệ với các đơn vị nha khoa nhằm tư vấn điều trị kịp thời nhất.
Độ tuổi răng của bé mọc vĩnh viễn
Thông thường, độ tuổi mà răng của bé sẽ mọc vĩnh viễn rơi vào giai đoạn từ 6 đến 9 tuổi. Trong đó, theo từng giai đoạn mà số lượng răng mọc cũng sẽ có sự khác biệt. Khoảng thời gian bé 6 đến 8 tuổi sẽ mọc 4 chiếc răng cửa trưởng thành bên dưới hàm. Còn trong giai đoạn từ 7 đến 9 tuổi, bé sẽ mọc 4 chiếc răng cửa tại vị trí hàm trên.
Cũng tương tự như trong giai đoạn mà bé mọc răng sữa, nếu trẻ nhỏ đã vượt quá 10 tuổi mà răng sữa vẫn chưa rụng để mọc răng trưởng thành thì đây chính là dấu hiệu tình trạng sức khỏe răng miệng gặp vấn đề, cần phải liên hệ với nha khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị.
Những trường hợp sâu răng ở trẻ em
Chăm sóc răng miệng cho bé là vấn đề được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, răng miệng liên quan trực tiếp đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ sau này. Dưới đây là những trường hợp bệnh mà cha mẹ cần biết để có cách chữa sâu răng ở trẻ em phù hợp.
Chăm sóc răng miệng cho bé là vấn đề được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm
Bị sâu răng sữa
Hiện nay, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ đang là tình trạng đáng báo động trên nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Theo thống kê, tại Mỹ có đến 23% bé gặp phải tình trạng này.
Số trường hợp sâu răng sữa ở Anh là 28% và 57% của Trung Quốc. Xét về cấu tạo, phần răng này có men răng và ngà răng khá mỏng, yếu hơn so với răng người lớn. Bởi vậy, răng sữa rất dễ bị vi khuẩn tấn công làm hình thành lỗ sâu.
Bị sâu răng hàm
Răng hàm là phần răng cứng cáp nhất nằm phía sâu bên trong khoang miệng. Bởi vậy, rất nhiều phụ huynh thường lơ là chủ quan không kiểm tra khi trẻ xuất hiện dấu hiệu sâu răng. Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh cũng không hề đơn giản bởi nằm phía sâu bên trong. Bởi vậy, đối với trẻ bị sâu răng hàm phương pháp hiệu quả là cha mẹ cần đưa con đến các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám kịp thời.
Có nhiều người quan niệm nếu còn là răng sữa thì cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, phần răng này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng răng trưởng thành sau này. Ngoài ra, răng hàm số 6 là chiếc răng được thay sớm nhất kể từ khi trẻ 6 tuổi. Bởi vậy, khả năng răng vĩnh viễn có thể bị sâu nếu không được giữ gìn tốt.
Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Việc trẻ bị mất răng hàm sớm sẽ khiến các răng kế cận xê dịch để lắp vào khoảng trống đó. Chính điều này sẽ gây ra tình trạng lệch lạc cấu trúc cũng như ảnh hưởng đến khuôn miệng của trẻ.
Lợi hay nướu răng là hệ thống mô mềm bao bọc xung quanh chân răng. Tình trạng sưng lợi có thể biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm phần mô này mà không ảnh hưởng đến xương hay dây chằng trong ổ răng. Một số triệu chứng khác như chuyển màu đỏ ửng, bề mặt nướu trơn láng và dễ chảy máu, đôi khi trẻ bị sốt hay mệt mỏi.
Tình trạng sưng lợi có thể biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm phần mô này
Vết sưng sẽ gây nên cảm giác đau buốt, nhức nhối ở lợi khiến con chán ăn, bỏ bữa. Ngoài ra, khoang miệng cũng xuất hiện mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Bị sâu răng vào tủy
Sâu răng cùng những tổn thương có thể gây ra tình trạng viêm tủy răng. Ban đầu, men răng bị tấn công bởi axit và vi khuẩn làm xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng. Sau đó, sâu răng sẽ ăn vào ngà răng tạo cảm giác ê buốt mỗi khi ăn đồ lạnh hoặc chua.
Nếu không có cách trị sâu răng cho bé kịp thời, lâu dần trẻ sẽ bị sâu răng ăn vào tủy. Lúc này, trẻ cảm thấy vô cùng đau nhức và ăn uống khó khăn. Sau một thời gian, răng bắt đầu chết tủy khiến nhiễm trùng có thể đi vào xương gây viêm xương hàm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi
Những nguyên nhân nào gây ra sâu răng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ, trong số đó phổ biến nhất là những nguyên nhân cụ thể dưới đây:
Vệ sinh răng miệng không đúng
Trẻ nhỏ chưa có ý thức vệ sinh răng miệng, hầu hết đều phụ thuộc vào cha mẹ, chính vì vậy nếu không chăm sóc và bảo vệ răng miệng một cách kỹ lưỡng rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng sâu răng.
Ngoài ra, việc cha mẹ thờ ơ trong việc chăm sóc răng sữa của con cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Vì vậy việc lựa chọn kem đánh răng phù hợp, giáo dục trẻ chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ là một việc làm vô cùng cần thiết.
Chế độ ăn uống không đúng làm tăng khả năng sâu răng
Giai đoạn trẻ nhỏ được 2 tuổi, đây là thời điểm các răng sữa đã mọc gần như hoàn thiện, lúc này các bé có xu hướng thích ăn đồ ngọt. Nếu không cân bằng được một chế độ ăn hợp lý sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng.
Những mảnh vụn, chất tạo ngọt từ các loại bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… đều có thể hình thành nên những mảng bám, cao răng bám dính trong răng, đây đều là những nguyên nhân hình thành các tụ vi khuẩn gây sâu răng.
Do di truyền
Theo nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia, một số đặc điểm về di truyền cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng sâu răng ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp bố hoặc mẹ từng có tiền sử bị sâu răng trước đây, rất có thể con cái sinh ra cũng sẽ mắc phải các tình trạng bệnh lý liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Trẻ bị sinh thiếu tháng
Trẻ nhỏ bị sinh thiếu tháng thường có sức đề kháng thấp, dễ có nguy cơ mắc phải một số căn bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp,… trong đó không thể không nhắc tới tình trạng khiếm khuyết men răng.
Men răng vốn là yếu tố giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác động từ các nguy cơ bệnh lý từ bên ngoài. Nếu lớp men răng bẩm sinh đã bị kém khoáng, dễ tổn thương thì trẻ nhỏ rất dễ mắc phải tình trạng sâu răng
Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ xảy ra còn phụ thuộc vào những nguyên nhân khách quan. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng nguồn nước không đủ lượng Fluor cần thiết cũng sẽ làm gia tăng khả năng mắc phải các tình trạng bệnh lý về răng miệng.
Kem đánh răng vốn là một vật phẩm làm sạch răng miệng chứa rất nhiều Fluor. Tuy nhiên khi trẻ em sử dụng sản phẩm này cần có sự quan sát gắt gao của người lớn, bởi nếu chẳng may nuốt phải Fluor có trong kem đánh răng có thể sẽ gặp phải những tác hại khôn lường.
Những ảnh hưởng của sâu răng đến trẻ em
Sâu răng là một tình trạng bệnh lý khá thường gặp ở trẻ em hiện nay và có thể gây ra những tác hại khôn lường, cụ thể như sau:
Tạo ra những cảm giác đau nhức, không thoải mái
Sâu răng gây ra cảm giá đau nhứt răng cho bé
Ban đầu, tình trạng sâu răng chỉ là một bệnh lý tác động đến lớp men răng bên ngoài. Tuy nhiên theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, sâu răng có thể ăn sâu hơn vào trong tủy răng, gây ra tình trạng viêm tủy răng, từ đó có thể khiến cho trẻ em có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Trong trường hợp trẻ còn chưa cai sữa, tình trạng sâu răng có thể khiến cho trẻ lười bú, ảnh hưởng đến cân bằng dinh dưỡng, dễ dẫn tới nguy cơ còi xương trong giai đoạn phát triển hoàn thiện của cơ thể.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc hàm
Tình trạng sâu răng còn tác động trực tiếp đến sự phát triển tự nhiên của cấu trúc răng hàm. Theo như một số nghiên cứu, răng sữa ở trẻ nhỏ là loại răng có chức năng nhai nghiền thức ăn, nếu cấu trúc răng bị ảnh hưởng, quá trình nhai nghiền thức ăn cũng vì thế mà hoạt động kém hơn.
Ngoài ra, nếu tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ nhỏ cũng sẽ đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn, đây chính là yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hoàn thiện của cấu trúc răng hàm sau này.
Răng mọc lệch lạc, khấp khểnh
Tại giai đoạn 6 tháng tuổi, các răng sữa bắt đầu rụng dần để thay thế cho những răng trưởng thành. Nếu răng sữa bị sâu và rụng sớm hơn trước đó, các răng trưởng thành sẽ mất định hướng để mọc lên một cách đều đặn, tự nhiên.
Chính yếu tố này khiến trẻ nhỏ có thể đối mặt với nguy cơ răng mọc lệch lạc, răng mọc lẫy, khấp khểnh, thậm chí là tình trạng sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến cấu trúc xương mặt gây mất thẩm mỹ.
Dấu hiệu để các bật phụ huynh nhận biết con em bị sâu răng sớm
Đa phần các tình trạng sâu răng trong giai đoạn đầu thường sẽ không có biểu hiện quá rõ ràng, chỉ khi tình trạng răng diễn biến nghiêm trọng mới phát hiện ra. Một số dấu hiệu cơ bản thường thấy nhất khi bị sâu răng đó chính là:
Răng xuất hiện đốm nâu đen, đổi màu
Nướu bị sưng đỏ gây ra cảm giác đau nhức
Trong quá trình ăn uống cảm thấy đau răng, đau khớp hàm
Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn các loại đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Hơi thở tỏa ra mùi hôi khó chịu
Khi bị sâu răng phải làm sao?
Sâu răng sữa khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu và có thể lây lan tạo nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, khi phát hiện, cha mẹ cần tìm cách trị sâu răng cho bé để nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh.
Cha mẹ cần tìm cách trị sâu răng cho bé để nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh
Nếu không có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn gây mọc lệch, mọc chậm hoặc tiêu xương hàm… Để phòng ngừa sâu răng cho trẻ hiệu quả, Parkway kiến nghị đến các bậc phụ huynh nên thực hiện như sau:
Nếu mới chớm sâu răng mà chưa quá nghiêm trọng: Cách chữa sâu răng ở trẻ em là cha mẹ có thể mua thuốc đặc trị tại nhà. Hãy chấm vào chỗ bị sâu giúp giảm đau cũng như sát khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đưa con đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Nếu tình trạng bệnh đã trở nặng, cách trị sâu răng cho bé là cần nhanh chóng loại bỏ phần răng sâu, trám lỗ và thực hiện những biện pháp bảo vệ cần thiết. Trường hợp không thể điều trị được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để không ảnh hưởng đến các răng khác.
Cách chữa sâu răng cho trẻ tại nha khoa uy tín
Sâu răng là một tình trạng bệnh lý phổ biến, chính vì vậy cũng có rất nhiều cách chữa sâu răng cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất được nhiều người áp dụng:
Một cách chữa sâu răng cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi là dùng thuốc
Dùng thuốc chữa sâu răng cho trẻ nhỏ được coi là biện pháp hữu hiệu và nhanh chóng đạt hiệu quả nhất được các bậc phụ huynh tin dùng.
Đối với những trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 2 – 3 tuổi, việc điều trị sâu răng bằng biện pháp cơ học có thể gây ra những khó chịu, đau nhức nhất định. Vì vậy, sử dụng thuốc là một biện pháp nhẹ nhàng và an toàn hơn cho trẻ nhỏ. Việc điều trị bằng thuốc như thế nào sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Cách trị sâu răng cho trẻ trám răng
Trám răng cũng là cách chữa sâu răng ở trẻ em thông dụng nhất hiện nay. Đây được xem như sự lựa chọn tối ưu giúp điều trị cho bé với mức độ nhẹ, lỗ sâu không quá to. Theo đó, các bác sĩ sẽ làm sạch mảng đen chứa vi khuẩn tại vị trí sâu răng rồi sử dụng chất liệu đặc biệt để trám lại.
Vật liệu này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là Composite. Sau khi chất trám vào, bác sĩ sẽ tiến hành tái cấu trúc bề mặt sao cho giống với răng thật cũng như tránh cảm giác cộm vướng, khó chịu cho bé.
Trị sâu răng cho bé bằng phương pháp điều trị tủy
Trường hợp sâu răng đã ảnh hưởng đến tủy khiến bé cảm thấy đau nhức dữ dội. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị tủy răng sửa cho con. Khi ấy, các mô tủy bị viêm được lấy hết bằng dụng cụ y khoa chuyên dụng rồi tiến hành làm sạch ống tủy. Cuối cùng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để bịt kín ống tủy giúp ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc vào sâu bên trong.
Điều trị tủy răng cũng là một cách để chữa sâu răng cho trẻ em
Chữa sâu răng cho trẻ bằng phương pháp tái khoáng
Tái khoáng được hiểu là phương pháp bổ sung các khoáng chất cần thiết giúp cơ thể bé có thể tự phục hồi tổn thương. Nhờ đó, những lỗ sâu nhỏ sẽ biến mất và hàm răng trở nên chắc khỏe hơn. Với cách điều trị sâu răng cho bé này, bác sĩ có thể kiến nghị bổ sung thêm một số chất sau:
Canxi: Đây là hoạt chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành xương và răng. Nhờ có canxi, răng của bé sẽ chắc khỏe hơn cùng như giảm thiệt hại do axit, vi khuẩn tấn công.
Vitamin K2: Loại chất này cho khả năng điều hướng, phân bổ lượng canxi đã hấp thụ vào cơ thể đến tái tạo men răng cũng như củng cố độ chắc khỏe.
Vitamin D3: Ngoài việc bổ sung canxi, bác sĩ sẽ đề nghị cha mẹ cho bé dùng thêm vitamin D3 giúp hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi tốt hơn.
Collagen: Đây cũng là một chất quan trọng đối với sự phát triển của răng. Có rất nhiều loại collagen cần thiết cho trẻ bị sâu, bao gồm: Collagen type 1, Collagen type 17
Magie: Loại khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp hoàn thiện cấu trúc răng ở bé.
Bọc răng sứ
Trong trường hợp sâu răng nặng, trám răng không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ cho người bệnh. Phương pháp này vừa có hiệu quả thẩm mỹ tối đa vừa giúp bảo toàn trọn vẹn răng thật mà không cần thiết phải nhổ bỏ. Quy trình thực hiện cần mất 2-3 ngày để hoàn thành vì đội kỹ thuật cần thời gian chế tác mão răng sứ phù hợp với kích thước và màu sắc tương đồng với răng thật.
Nhổ răng
Trị sâu răng cho bé bằng phương pháp nhổ răng
Răng sâu để lâu không điều trị dẫn đến chết tủy thì người bệnh bắt buộc phải lựa chọn phương pháp cuối cùng là nhổ răng. Tuy nhiên để phòng ngừa biến chứng do mất răng, phụ huynh cần xem xét trồng răng giả thay thế cho trẻ. Cần lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ.
Với những trường hợp trẻ bị sâu răng sữa hay các răng khác quá nặng chỉ còn sót lại chân răng không không thể nào bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ. Phần răng sữa bị sâu có thể mọc lại nhưng một số răng vĩnh viễn như răng hàm thì không thể. Bởi vậy, để trị sâu răng cho bé bằng cách nhổ răng mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ nha sĩ về việc làm răng giả.
18 Cách chữa đau răng cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi
Sâu răng thường gây ra những cơn đau nhức khiến trẻ mệt mỏi, sốt hay biếng ăn… Bởi vậy, khi nắm bắt một số cách trị sâu răng cho bé đơn giản dưới đây sẽ giúp các phụ huynh chăm con tốt hơn. Những phương pháp này đều được chuyên gia nha khoa đánh giá cao khi mang lại hiệu quả trong nhiều trường hợp cụ thể.
18 Cách trị sâu răng cho bé hiệu quả mà các mẹ nên biết
Trị sâu răng cho bé bằng nước muối
Súc miệng với nước muối là cách chữa sâu răng ở trẻ em tại nhà được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng. Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự sinh sôi cũng như làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, cách chữa trị này cũng giúp trung hòa axit, cân bằng pH trong miệng, giảm viêm lợi, sưng nướu và chảy máu chân răng. Đồng thời, nước muối còn có thể ngăn chặn không cho vi khuẩn cùng axit tấn công men răng của bé. Cách trị sâu răng cho bé bằng nước muối sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Đầu tiên, mẹ cần pha nước muối loãng bằng cách lấy 9g muối hòa tan 1l nước và rót vào chai sạch để sử dụng trong 2 -3 ngày liên tiếp. Bạn cũng có thể thay thế bằng nước muối sinh lý bạn tại nhiều nhà thuốc tây.
Cho bé ngậm một ngụm dung dịch vừa pha kết hợp cùng động tác súc miệng khoảng 30s để nước muối dễ dàng len lỏi vào sâu bên trong các kẽ răng.
Nhổ ra và thực hiện tương tự thêm 3 -4 lần nữa rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Áp dụng kiên trì cách trị sâu răng cho bé này vào mỗi buổi sáng, tối để phát huy hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ nên tránh sử dụng nước muối quá mặn bởi có thể gây tổn thương đến niêm mạc miệng của con.
Cách trị sâu răng cho bé bằng tinh dầu đinh hương
Sử dụng tinh dầu đinh hương là một trong những cách chữa sâu răng ở trẻ em dân gian giúp khắc phục các vấn đề răng miệng và sức khỏe hiệu quả. Loại tinh dầu này có chứa nhiều chất kháng khuẩn cũng như tiêu viêm mạnh mẽ.
Sử dụng tinh dầu đinh hương là cách chữa sâu răng ở trẻ em dân gian
Việc sử dụng đinh hương điều trị tại chỗ sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng, làm sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm bên trong khoang miệng của trẻ. Bởi vậy, mẹ có thể tận dụng cách trị sâu răng cho bé bằng tinh dầu đinh hương tại nhà để đảm bảo an toàn, cụ thể như sau:
Đầu tiên, bạn cần đổ một ít tinh dầu ra chén sạch.
Tiếp đó, hãy sử dụng miếng bông gòn để thấm dung dịch và cho vào vị trí răng bị sâu rồi để bé cắn chặt lại.
Giữ miếng bông cố định trong vòng 2 -3 phút mới nhổ ra, sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Thực hiện mẹo trị sâu răng cho bé bằng tinh dầu đinh hương 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, tối để nhanh chóng khắc phục tình trạng răng bị tổn thương.
Cách chữa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng lá hẹ
Lá hẹ cũng là một dược liệu được sử dụng trong việc điều trị một số bệnh lý như chữa cảm sốt, ho, viêm, họng, táo bón và cả sâu răng. Theo nghiên cứu, trong thành phần của lá có chứa hoạt tính kháng sinh cho khả năng kìm hãm nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh răng miệng ở trẻ.
Bên cạnh đó, các hoạt chất kháng viêm, giảm đau có trong lá hẹ cũng giúp giảm cơn đau nhức cho bé. Đồng thời ngăn ngừa viêm chân răng, viêm lợi do ảnh hưởng của tình trạng bệnh gây ra. Cách trị sâu răng cho bé bằng loại thảo dược này được thực hiện như sau:
Mẹ cần sử dụng từ 3 -4 lá hẹ rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút.
Sau đó, hãy vớt ra, để ráo nước rồi thái nhỏ để cho vào cối sạch giã nát.
Đắp trực tiếp lá hẹ lên phần răng bị sâu và để trẻ ngậm trong vòng 5 -10 phút rồi nhổ ra.
Thực hiện đều đặn ngày 1 -2 lần trong ít nhất 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng tỏi và húng quế
Tỏi và húng quế đều chứa các hoạt chất có dược tính cao với công dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Nhờ đó, men răng của bé sẽ được bảo vệ trước sự tấn công từ vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, rất nhiều hoạt chất có trong lá húng quế giúp giảm đau nhức, bảo vệ nướu cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng hiệu quả như: orientin, vicenin, betacaroten… Cách trị sâu răng cho bé này sẽ được thực hiện theo trình tự các bước sau:
Sử dụng từ 2 – 3 tép tỏi lột vỏ đem giã nát cùng lá húng quế.
Lấy phần nước cốt nhỏ vào răng bị sâu của bé hoặc đắp trực tiếp cả phần bã và giữ cố định trong vòng 10 phút.
Trị sâu răng trẻ em bằng lá ổi
Sử dụng lá ổi cũng là một trong những cách trị sâu răng cho bé tại nhà mang lại hiệu quả tốt. Loại thảo dược này có chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt trong đó là hợp chất Astringents giúp nướu luôn săn chắc cũng như giảm cơn đau nhức răng rất tốt. Cách chữa sâu răng ở trẻ em với lá ổi sẽ được thực hiện như sau:
Sử dụng lá ổi cũng là cách trị sâu răng cho bé tại nhà mang lại hiệu quả tốt
Sử dụng búp ổi non rửa sạch và giã nát.
Sau đó, xát nhẹ vào phần nướu hoặc vị trí sâu răng của trẻ
Để con ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch.
Thực hiện đều đặn cách trị sâu răng cho bé này mỗi ngày cho đến khi tình hình bệnh được thuyên giảm.
Cách chữa sâu răng trẻ em bằng lá lốt
Lá lốt là phương pháp trị sâu răng cho bé dân gian được áp dụng khá thành công trong nhiều trường hợp. Trong thành phần của lá có chứa alcaloid, tinh dầu và các thành phần chủ yếu như beta-caryophylen, benzyl axetat với tính kháng khuẩn rất tốt. Cách sử dụng lá lốt để trị sâu răng cho bé được thực hiện như sau:
Lấy rễ lá lốt rửa sạch và giã nát cùng một ít muối.
Lọc lấy nước cốt để chấm vào vị trí sâu răng bằng tăm bông.
Trị sâu răng cho bé bằng phương pháp flour
Flour là phương pháp trị sâu răng cho bé được áp dụng phổ biến tại nhiều phòng khám nha khoa hiện nay. Loại khoáng chất này có khả năng ngăn ngừa và phục hồi tổn thương ở men răng khi răng của trẻ đang ở giai đoạn mới chớm. Lúc này, bé có thể được điều trị Flour dưới dạng tại chỗ hoặc toàn thân.
Flour là phương pháp trị sâu răng cho bé được áp dụng phổ biến hiện nay
Cha mẹ nên mua các sản phẩm có chứa hoạt chất này cho con sử dụng như dung dịch nước súc miệng hoặc kem đánh răng. Ngoài ra, tại phòng khám đa khoa, bác sĩ cùng tiến hành điều trị tại chỗ bằng cách bôi Flour trực tiếp lên phần răng bị tổn thương.
Phương pháp điều trị toàn thân sẽ đưa trực tiếp hoạt chất này vào trong cơ thể thông qua thức ăn bé ăn hàng ngày hoặc nước Flour hóa. Một số loại thực phẩm mà mẹ có thể cho con sử dụng thường xuyên như sữa chua, tôm, cá, cua, gan, trứng, khoai tây, nho khô… Bởi vậy, để thu được hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp cả hai phương án điều trị Flour tại chỗ và toàn thân.
Hiện nay, nhiều phòng khám nha khoa đang sử dụng các dịch vụ chữa sâu răng này cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ trung bình tới cao. Ngoài ra, lượng Flour sử dụng cũng có nồng độ đậm đặc hơn so với kem đánh răng hay nước súc miệng thông thường. Hoạt chất này có thể được bào chế dưới dạng gel, vecni hay kem bọt để bôi trực tiếp lên răng bé trong vài phút.
Tuy nhiên, trong vòng 30 phút sau khi điều trị, cha mẹ không nên để con ăn uống hoặc súc miệng để lượng Flour được hấp thụ tối đa. Nhờ đó, phương pháp trị sâu răng cho bé này phát huy hiệu quả trong việc phục hồi các lỗ sâu cực nhỏ.
Quy trình điều trị bằng Flour chuyên sâu ở trẻ có thể được lặp lại định kỳ mỗi 3, 6 hoặc 12 tháng một lần. Điều này sẽ do các bác sĩ cân nhắc dựa trên sức khỏe răng miệng thực tế của con bạn.
Trị sâu răng cho bé bằng phương pháp nhổ răng
Với những trường hợp trẻ bị sâu răng sữa hay các răng khác quá nặng chỉ còn sót lại chân răng không không thể nào bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ. Phần răng sữa bị sâu có thể mọc lại nhưng một số răng vĩnh viễn như răng hàm thì không thể. Bởi vậy, để trị sâu răng cho bé bằng cách nhổ răng mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ nha sĩ về việc làm răng giả.
Mẹo chữa sâu răng cho trẻ em bằng chanh tươi
Chanh tươi biết đến là loại quả có nhiều công dụng tốt trong việc kháng viêm và sát khuẩn. Chính vì vậy, loại nguyên liệu này được các bậc phụ huynh lựa chọn trong cách chữa sâu răng ở trẻ em. Cụ thể như sau:
Rửa sạch chanh tươi rồi bổ ra làm đôi.
Vắt lấy phần nước cốt và dùng tăm bông chấm trực tiếp lên chỗ sâu răng ở trẻ. Bởi chanh có tính axit do đó, để tránh làm hỏng men răng của con, mẹ chỉ nên sử dụng cách trị sâu răng cho bé này từ 1 -2 lần/ngày.
Cách trị sâu răng trẻ em bằng lá trầu không
Trầu không là loại thảo dược rất dễ tìm mà có hiệu quả tốt trong việc điều trị sâu răng cho bé. Bởi các hoạt chất trong lá cho công dụng diệt khuẩn cũng như kháng viêm cao. Bên cạnh đó, với chiết xuất từ thiên nhiên nên cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng trầu không cực kỳ lành tính và an toàn. Cụ thể như sau:
Trầu không có hiệu quả tốt trong việc điều trị sâu răng cho bé
Chuẩn bị từ 3 -5 lá trầu không đem rửa sạch và giã nhuyễn
Sau đó, pha cùng 50ml rượu răng rồi lấy khăn sạch lọc lấy phần nước.
Sử dụng dung dịch thu được cho bé súc miệng mỗi ngày sẽ giúp tình trạng đau nhức răng thuyên giảm một cách rõ rệt.
Trị sâu răng cho trẻ em bằng lá bàng non
Chắc hẳn không ít phụ huynh sẽ cảm thấy bất ngờ khi lá bàng non cũng được sử dụng trong việc điều trị sâu răng cho bé. Tuy nhiên, loại lá này nếu biết sử dụng đúng cách sẽ cho khả năng làm dịu cơn đau nhức một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:
Sử dụng một vài lá bàng non đem đi rửa sạch và xay nhuyễn cùng ít muối trắng.
Dùng khăn sạch lọc lấy phần nước rồi cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Loại nước này có thể sử dụng 1 -2 lần/ngày cho bé súc miệng, mỗi lần chỉ khoảng 1 chén nhỏ.
Chữa sâu răng trẻ em bằng húng quế và hạt tiêu
Lá húng quế và hạt tiêu đen là hai loại nguyên liệu quá phổ biến tại Việt Nam đều có tính cay cũng như hỗ trợ kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả. Bởi vậy, nếu kiên trì sử dụng cách trị sâu răng cho bé này sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng. Cụ thể như sau:
Lá húng quế và hạt tiêu đen cũng như hỗ trợ kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả
Sử dụng 4 – 5 lá húng quế rửa sạch và nghiền nát cùng tiêu đen.
Sau đó, trộn đều hỗn hợp vừa thu được rồi đắp trực tiếp lên vị trí bị sâu răng ở trẻ. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cơn đau nhức được thuyên giảm ngay lập tức.
Cách chữa sâu răng tại nhà cho trẻ bằng nghệ
Trong thành phần của nghệ có chứa hoạt chất curcuminoid với hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn, khử trùng rất tốt. Bên cạnh đó, đây cũng là loại nguyên liệu khá lành tính và an toàn nên phù hợp cho việc điều trị sâu răng cho bé. Các mẹ có thể sử dụng bột nghệ để bôi trực tiếp vào vị trí tổn thương trên răng giúp cơn đau dịu đi từ từ.
Trị sâu răng cho trẻ hoa cúc
Hoa cúc cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng trong cách chữa răng sâu ở trẻ em mà nhiều người tin dùng. Một số thành phần bên trong hoa cho công dụng kháng viêm rất tốt với cách thực hiện như sau:
Rửa sạch hoa cúc vàng với nước muối rồi để ráo.
Sau đó, lấy ngâm cùng rượu trắng trong vài ngày và cho trẻ ngậm từ 2 – 3 lần/ngày. Phần dịch chiết từ hoa có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng giúp bé không còn cảm thấy đau nhức nữa.
Chữa sâu răng cho trẻ em vỏ xoài
Theo quan niệm Đông Y, thành phần trong vỏ xoài cho công dụng chữa sâu răng mà ít người biết đến.
Với cách này, cha mẹ cần chuẩn bị 3 miếng vỏ xoài to và thái nhỏ.
Sau đó, đem đun sôi trên lửa nhỏ cùng 3 bát nước lọc.
Khi nước đã cạn ¼ thì tắt bếp và để nguội rồi pha cùng một ít rượu trắng, có thể bỏ vào chai thủy tinh sạch để dùng dần.
Cho bé súc miệng với hỗn hợp thu được vào mỗi buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn cơm.
Chườm lạnh cho bé
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng nhiệt độ hợp lý cũng sẽ giúp thuyên giảm cơn đau từ tình trạng sâu răng một cách hiệu quả. Trong đó chườm lạnh là phương pháp phổ biến nhất.
Khi chườm lạnh, nhiệt độ giảm xuống sẽ giúp các mạch máu co lại, giảm bớt sự tụ máu dồn lại khi bị sâu răng tại vùng má, miệng, giúp giảm bớt cơn đau nhức một cách hiệu quả. Cần lưu ý đây chỉ là một biện pháp giảm đau tạm thời chứ không thể thay thế các phương pháp điều trị khác.
Súc miệng bằng nước muối
Trong thành phần của nước muối có chứa các thành phần diệt khuẩn. Chính vì vậy nếu súc miệng bằng nước muối hàng ngày phần nào loại bỏ sự phát triển của ổ vi khuẩn trong khoang miệng, giảm bớt cảm giác đau nhức khó chịu. Cách tốt nhất là súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng bám thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.
Súc miệng bằng oxy già
Oxy già cũng là một loại hỗn hợp giúp giảm bớt cơn đau nhức của tình trạng sâu răng, nhất là loại oxy già 3% có bao gồm các thành phần diệt khuẩn hiệu quả giúp loại bỏ các tụ vi khuẩn có trong khoang miệng.
Tuy nhiên, sau khi súc miệng bằng oxy già, phụ huynh cần cho con súc miệng lại bằng nước sạch để làm sạch các thành phần từ oxy già còn sót lại trong khoang miệng.
Dùng gừng tươi
Có lẽ chúng ta sẽ không thể ngờ rằng một loại nguyên liệu, dễ kiếm trong bếp như củ gừng lại có tác dụng giảm đau rất tốt. Một cách chữa sâu răng cho trẻ bằng gừng đó là giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí sâu răng.
Trong thành phần của củ gừng có chứa các thành phần diệt khuẩn và kháng viêm rất tốt. Tuy nhiên cách chữa này có thể sẽ gây khó chịu cho trẻ bởi gừng có tính chất cay nóng, vì vậy phụ huynh cần điều chỉnh lượng sử dụng sao cho phù hợp.
Dùng tỏi dã nát
Tỏi cũng là một nguyên liệu có tác dụng chữa sâu răng vô cùng hiệu quả. Tỏi vốn có tính kháng sinh rất mạnh nên có thể giảm bớt cảm giác đau nhức khó chịu từ tình trạng sâu răng.
Cách chữa sâu răng cho trẻ bằng tỏi cũng tương tự như cách chữa sâu răng bằng gừng. Bạn chỉ cần giã nát một nhánh tỏi, sau đó đem đắp trực tiếp lên vị trí sâu răng là cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Cách phòng ngừa sâu răng cho bé mà các mẹ nên biết
Để không bị ảnh hưởng xấu từ những tổn thương trên răng đối với sức khỏe thì ngoài việc tìm hiểu cách trị sâu răng cho bé, cha mẹ cũng cần thực hiện phòng ngừa cho con. Nhờ đó, hàm răng của trẻ sẽ được bảo vệ an toàn và luôn giữ nụ cười tự tin, chắc khỏe. Cụ thể như sau:
Phụ nữ mang thai nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, bổ sung nhiều canxi và vitamin hỗ trợ quá trình phát triển xương, răng của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, khi bé được 1 tuổi hãy rèn luyện cho bé thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày để tránh sự hình thành của các tụ vi khuẩn.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên tập luyện cho bé các thói quen tốt, tránh các thói quen xấu như mút tay vì các loại vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để tấn công cấu trúc răng hơn. Ngoài ra cũng nên cho bé đi thăm khám định kỳ tại nha khoa để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các tình trạng bệnh lý về răng miệng nguy hiểm.
Phòng ngừa sâu răng là một việc làm tốt để hạn chế tối đa sự phát triển của các tụ vi khuẩn tồn tại trong khe răng. Tuy nhiên như đã nói ở phần trước, sâu răng thường rất khó phát hiện ra và chỉ khi diễn biến nghiêm trọng mới có thể nhận biết. Lúc này, cách chữa sâu răng cho trẻ tốt nhất đó là đưa trẻ nhỏ tới các cơ sở nha khoa uy tín để điều trị kịp thời, tránh tình trạng sâu răng lan ra rộng hơn.
Để đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng, đã có rất nhiều nha khoa ra đời cung cấp dịch vụ nha khoa cho trẻ em. Điều này vô tình khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc lựa chọn một đơn vị uy tín.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến bệnh sâu răng cũng như gợi ý cho mẹ các cách chữa trị ở trẻ. Hy vọng rằng, bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả giúp con có một hàm răng khỏe mạnh.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu một cơ sở nha khoa đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia và khách hàng trong suốt thời gian vừa qua – Nha khoa Parkway.
Hệ thống Nha khoa Parkway sở hữu hàng loạt phòng khám được tọa lạc tại các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, đảm bảo đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của khách hàng.
Với hệ thống cơ sở vật chất áp dụng công nghệ hiện đại từ Singapore cùng đội ngũ nha sĩ rành nghề, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ nước ngoài chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng những giây phút trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Bên cạnh dịch vụ nha khoa dành riêng cho trẻ em, Nha khoa Parkway còn cung cấp rất nhiều dịch vụ đa dạng khác như niềng răng, bọc răng sứ, trám răng thẩm mỹ,… với mức giá ưu đãi. Các chương trình khuyến mãi vào những dịp lễ đặc biệt đảm bảo thu hút đông đảo khách hàng.
Với toàn bộ những ưu điểm vượt trội như vậy, còn chần chờ gì mà chưa liên hệ với Nha khoa Parkway theo số điện thoại 028 9999 8059 ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn và chăm sóc tận tình nhất.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]