Mọc răng sữa luôn là giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời trẻ. Trung bình đến tháng thứ 6, trẻ sốt mọc răng đầu tiên. Đi kèm với đó là triệu chứng quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, chán ăn.
Trẻ sốt mọc răng đầu tiên khi nào?
Trẻ sốt mọc răng đầu tiên cho thấy dấu hiệu của sự phát triển hệ xương và răng, cũng là biểu hiện cơ thể trẻ không bị thiếu canxi.
Một hàm răng sữa đầy đủ của trẻ gồm 20 răng, 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. Các răng sữa cần một khoảng thời gian để mọc lên. Thời điểm mọc răng ở mỗi trẻ có thể không giống nhau.
Phần lớn từ tháng thứ 6 trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Từ 12 tháng trẻ có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa. Có bé sẽ mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn. Các bé có thể mọc răng từ lúc 3 tháng tuổi hoặc có thể tới 14 tháng tuổi bé mới mọc răng. Cha mẹ cũng không cần quá lo lắng về thời gian con mình mọc răng. Thời gian trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền từ bố mẹ, trẻ sinh đủ tháng hay thiếu tháng. Trẻ mọc răng trong 1 năm đầu đời thì vẫn được xem là trẻ phát triển bình thường.
Trình tự mọc răng của trẻ như sau:
5-8 tháng tuổi: 4 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới mọc lên
7-10 tháng tuổi: 4 răng cửa bên tiếp tục mọc lên
12-16 tháng: 4 răng hàm đầu tiên
14-20 tháng: 4 răng nanh
20-32 tháng: 4 răng hàm thứ 2
Các triệu chứng khi sốt mọc răng?
Khi trẻ mọc răng thường kéo theo một số biểu hiện về sức khỏe thường gặp:
Nướu đỏ hơn, sưng đau
Đây là triệu chứng đầu tiên, thường gặp nhất khi trẻ sốt mọc răng. Phần nướu xung quanh răng mọc đỏ hồng, sưng tấy. Khi chạm vào trẻ cảm thấy đau.
Sốt trong người
Mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt. Đặc biệt là vào khoảng 1 tuần trước khi răng thực sự trồi lên. Nhưng thường nhiệt độ chỉ tăng nhẹ. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C rất có thể trẻ mắc bệnh khác.
Chảy nước bọt nhiều
Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng của bé chảy ra nhiều hơn.
Cằm nổi mẩn
Khi bé chảy nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với vùng da mặt, miệng, cổ. Vì vậy mà bé có thể bị nổi mẩn ở những khu vực này.
Trẻ quấy khóc, khó chịu đặc biệt vào ban đêm
Nướu bị sưng, đau làm bé khó có thể ngủ ngon giấc được, thường quấy khóc ban đêm.
Thích nhai hoặc cắn đồ vật
Khi những chiếc răng đang muốn trồi lên khỏi nướu sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, ngứa ở vùng răng mọc. Vậy nên trẻ thường có xu hướng muốn gặm cắn bất cứ thứ gì chúng thấy.
Chán ăn
Tình trạng đau nhức, sốt khi mọc răng dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, chán ăn là điều hết sức bình thường dễ hiểu.
Bị tiêu chảy
Trong quá trình bé mọc răng, một loại enzym được tiết ra kết hợp với lượng nước bọt nhiều hơn thông thường. Do vậy, khi bé nuốt vào sẽ gây ra hiện tượng đi ngoài.
Cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng
Ngoài chức năng hỗ trợ trẻ ăn nhai và phát âm, răng sữa còn giúp xương hàm phát triển đầy đủ. Răng sữa có ảnh hưởng nhất định tới quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Thường thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên đúng vị trí, đúng hướng răng sữa đã mọc. Vì vậy để trẻ có một hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ nên chú ý chăm sóc răng sữa của trẻ thật cẩn thận ngay từ khi mới mọc răng.
Giúp trẻ xoa dịu những cơn đau, sốt do răng mọc
Các mẹ có thể rửa sạch tay, lấy tay chà nhẹ lên phần nướu đau của bé. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ gặm những vòng mọc răng thay vì để trẻ gặm cắn những đồ chơi, đồ vật xung quanh mình. Nếu ban thấy bé đau nhiều, có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cũng lưu ý là không cho bé tiếp xúc với các đồ vật có cạnh sắc, cứng. Vì chúng có thể gây hại cho răng và nướu của các bé. Các mẹ nên kiểm tra thân nhiệt bé thường xuyên. Khi bé sốt, bạn lau người cho bé bằng nước ấm sẽ giúp bé thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp trong thời gian bé mọc răng
Các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn, việc nhai cũng làm bé thoải mái, không gây đau đớn. Tốt hơn hết cha mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm đã được xay nhuyễn, nấu chín nhừ, các loại đồ uống mát. Như vậy, trẻ sẽ ăn uống dễ dàng hơn. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm canxi trong thực đơn ăn uống của trẻ.
Hạn chế đồ ăn có chứa đường trong chế độ ăn uống của bé, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng không tốt cho sự phát triển răng của trẻ.
Chăm sóc răng miệng bé cẩn thận, kỹ càng
Cha mẹ hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi trẻ mới mọc răng. Mẹ có thể dùng khăn vải sạch thấm nước ấm, nước muối loãng lau cho bé. Sau đó, mới chuyển sang dùng bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ em nhúng nước, vệ sinh cho bé. Chỉ nên dùng kem đánh răng khi trẻ đã biết cách đánh răng. Phụ huynh cũng chú ý cho trẻ dùng kem đánh răng riêng biệt có chứa ít florua.
Trẻ sốt mọc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi. Sốt nhẹ là triệu chứng thường gặp khi các con mọc răng. Nhưng khi bé sốt cao liên tục, nôn mửa co giật thì rất có thể bé đã mắc bệnh khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên và đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu