Nhiều người ngần ngại không đi lấy cao răng vì sợ đau và sợ làm hỏng men răng? Thực hư chuyện này như nào? Lấy cao răng có làm hỏng men răng không? Chúng ta sẽ cùng đọc bài viết dưới đây.
Tại sao phải lấy cao răng ?
Cao răng là gì? Đây là chất lắng cặn cứng có màu vàng nâu, thường đóng xung quanh cổ răng. Khi ăn xong nếu không chải răng ngay thì sau 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Lớp màng lâu ngày không được làm sạch, các vi khuẩn bám vào màng này tích tụ và ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Lúc này, các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng tiếp tục, bám vào hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là cao răng.
Tác hại của cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Các biểu hiện khác như viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng và bệnh ở vùng mũi họng.
Lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bạn luôn có một hàm răng khỏe mạnh, sáng bóng, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Lấy cao răng có làm hỏng men răng không?
Tác dụng của lấy cao răng là không thể phủ nhận để làm sạch các mảng bám ố vàng, bám dính lâu ngày trên răng. Những tác động khi lấy cao răng có làm hỏng men răng hay không?
Thực tế, nguyên tắc hoạt động của máy siêu âm khi lấy cao răng là tạo ra dao động rung nhẹ để làm vỡ dần từng mảng cao răng. Thao tác rung này truyền qua dụng cụ bằng kim loại tác động vào mảng bám cao răng và phá vỡ nó.
Như vậy thao tác lấy cao răng chỉ tiếp xúc và tạo lực lên mảng bám còn không gây hại cho men răng vì răng có cấu tạo rất cứng chắc, không thể suy yếu bởi các lực bên ngoài. Mặc dù vậy, việc thực hiện lấy cao răng đúng kỹ thuật cùng thiết bị lấy vôi răng hiện đại rất quan trọng. Ngược lại, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, chất lượng trang thiết bị không tốt thì lấy cao răng cũng có thể làm hỏng men răng. Ngoài ra, bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần chứ không nên lấy cao răng quá thường xuyên, không theo chỉ định của bác sĩ. Điều này có khả năng làm tổn thương răng và làm men răng bị bào mòn từ đó mà gây nên những triệu chứng khó chịu và ê buốt.
Chú ý sau khi lấy cao răng?
Sau khi lấy cao răng, men răng và nướu thường rất yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của vi khuẩn.
Để hàm răng luôn khỏe mạnh và sáng bóng, tránh khỏi những tác động không tốt từ bên ngoài cũng như hạn chế sự hình thành cao răng, bạn nên lưu ý:
Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tổn hại đến men răng
Không sử dụng thực phẩm có chất tạo màu, nhiều axit như cà phê, trà, rượu, kẹo socola,..
Không hút thuốc lá
Hạn chế đồ ăn mềm, dính vì chúng khó vệ sinh, dễ hình thành mảng bám
Hơn nữa, chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách cũng góp phần ngăn ngừa mảng bám cao răng và giữ cho răng miệng được sạch sẽ, khó nhiễm bệnh.
Có thể thấy, lấy cao răng thông thường không gây đau đớn và làm hỏng men răng. Tuy nhiên nếu thực hiện lấy cao răng không đúng quy trình cũng như không theo định kỳ thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới men răng. Một chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách kết hợp lấy cao răng theo định kỳ sẽ giúp bạn hạn chế giảm thiểu được sự hình thành cao răng và tự tin hơn với một nụ cười khỏe đẹp
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu