Đôi khi, bố mẹ bị chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ bị sâu và sún răng, cần phải chữa trị. Phải làm gì khi trẻ bị sâu và sún răng? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tác hại của sâu răng và sún răng
Răng sữa giúp trẻ ăn nhai và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, trẻ bị sâu và sún răng do tác động của vi khuẩn sẽ gây ra những tác hại nếu không điều trị sớm.
Thông thường, trẻ sẽ bị đau răng do men răng bị vi khuẩn đục khoét và tạo thành các lỗ sâu hoặc ăn mòn bên ngoài bề mặt răng khiến răng sữa bị chuyển hóa, đổi màu và đau nhức. Việc đau nhức lâu ngày sẽ khiến trẻ khó chịu và không thể ăn uống bình thường, dẫn đến việc suy giảm sức đề kháng và thiếu dinh dưỡng đầy đủ. Trẻ mất ngủ vì đau răng và thường quấy khóc vào ban đêm.
Ngoài ra, trẻ bị sâu và sún răng lâu ngày không điều trị sớm có thể bị mất răng, nếu ở vị trí răng vĩnh viễn sẽ không thể mọc lại được. Xương hàm sẽ phát triển không cân đối ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ sau này. Vị trí sâu răng là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, có thể xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm họng và các bệnh nhiễm trùng khác.
Điều trị sâu răng và sún răng cho trẻ như thế nào?
Những tác hại của sâu sún răng hẳn đã khiến bố mẹ lo lắng cho nên việc điều trị sớm là rất cần thiết. Kết hợp với quá trình thăm khám và điều trị tại nha khoa thì việc bố mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ bị sâu răng cũng rất quan trọng
Chế độ ăn uống cho trẻ bị sâu và sún răng
Để hạn chế việc sâu răng lan sang các răng bên cạnh hoặc tiến triển nặng hơn thì bố mẹ cần điều chỉnh cho trẻ mộtt chế độ đầy đủ dinh dưỡng như sau:
Thịt, cá và nước dùng xương sẽ cung cấp protein và canxi cho trẻ
Sữa và các chế phẩm từ sữa như kefir, phô mai, bơ,.. giúp giảm axit trong miệng, ngăn chặn sâu răng và giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Rau củ quả mềm, nấu chín kết hợp với nước sốt phù hợp sẽ kích thích trẻ ăn ngon hơn và giúp trẻ dễ nhai hơn
Trái cây có lượng đường vừa phải vừa cung cấp chất xơ lại giúp tái khoáng răng, ngăn ngừa sâu răng.
Dầu dừa, bơ, oliu… là những thực phẩm cung cấp những chất béo lành mạnh hơn
Tránh các loại ngũ cốc vì chứa nhiều axit phytic làm mất canxi
Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói hoặc thức ăn nhanh.
Điều trị tại nha khoa
Bố mẹ nên đưa con tới nha khoa thăm khám sớm để có biện pháp điều trị cần thiết, tránh những biến chứng xấu do răng sâu, sún gây ra:
Với những trường hợp nhẹ, có thể thực hiện tái khoáng phần bị sâu bằng hỗn hợp calcium, phosphate, fluorine
Với những trường hợp nặng thì nên thực hiện hàn trám răng: sau khi nạo sạch phần ngà tủy sâu, nha sĩ sẽ trám bít vật liệu nha khoa nhằm ngăn sâu răng tiến triển và khôi phục bề mặt ăn nhai.
Nhờ đó cảm giác đau nhức răng cũng sẽ chấm dứt và cấu trúc răng của trẻ cũng sẽ được bảo tồn cho đến khi thay răng vĩnh viễn.
Bố mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa bị sâu hoặc sún của trẻ mà không thông qua chỉ định của nha sĩ. Nếu nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau bị mọc lệch lạc, khó chữa trị và dễ gây mất thẩm mỹ.
Phòng ngừa sâu sún răng hiệu quả
Trong quá trình phát triển của trẻ ngay từ khi sơ sinh đến khi lớn lên, bố mẹ nên theo dõi và có những cách thức phù hợp để chăm sóc răng miệng cũng như phòng ngừa sâu sún răng cho trẻ
Sử dụng gạc/vải xô mỏng quấn chung quanh ngón tay trỏ, thấm nước muối pha loãng rồi lau sạch bề mặt răng cho trẻ ngay sau khi ăn hoặc bú sữa.
Khi trẻ ăn dặm, cố gắng không để trẻ ngậm đồ ăn quá lâu
Tập cho trẻ thói quen sử dụng bàn chải răng càng sớm càng tốt, dưới sự giám sát thường xuyên của bố mẹ
Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần, không nên để tới khi đau răng mới cho trẻ đi khám, sẽ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ hoặc gây ra những hậu quả xấu.
Khi trẻ bị sâu và sún răng, bố mẹ nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng tại nhà với điều trị tại nha khoa để vết sâu được chữa trị kịp thời, không gây biến chứng. Với những nha khoa uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao như nha khoa Parkway, quá trình điều trị sẽ diễn ra chất lượng và nhanh chóng hơn, bố mẹ sẽ yên tâm và thoải mái hơn để tìm lại nụ cười tươi tắn cho hàm răng của con.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu