Trẻ em có thay răng hàm không? Răng hàm trẻ bị sâu chữa thế nào?
Răng hàm của trẻ có thay không là điều mà nhiều người thắc mắc do răng sữa và răng vĩnh viễn có sự khác biệt rất lớn về số lượng. Thêm vào đó, răng hàm trẻ em rất dễ bị sâu càng khiến phụ huynh lo lắng răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không bởi không biết trẻ em có thay răng hàm không? Trong viết dưới đây, nha khoa Parkway sẽ chia sẻ cho các bạn một số kiến thức về vấn đề này, cùng theo dõi nhé!
Trẻ em có thay răng hàm không?
Răng sữa có thay hết không? Răng hàm của trẻ bị sâu thì cần lưu ý gì khi thay răng? Đây là hai câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Răng hàm bao gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Răng hàm lớn gồm răng hàm 1 mọc lúc 6 tuổi, răng hàm 2 mọc lúc 12 tuổi và răng khôn mọc từ 15 tuổi trở lên. Về chức năng, răng hàm lớn sẽ chịu lực ăn nhai chính và được mọc ở cuối bộ hàm. Hai răng hàm sữa số 1 và 2 sau khi thay sẽ trở thành răng hàm nhỏ của trẻ hay còn gọi là răng tiền hàm.
Vậy trẻ em có thay răng hàm không? Câu trả lời là có. Khi tới tuổi thay răng, những chiếc răng hàm ở bộ răng sữa sẽ lung lay và răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thế chỗ chúng. Tuy nhiên thì tùy từng người răng khôn có thể mọc hoặc không mọc.
Răng hàm của trẻ bị sâu nên điều trị như thế nào?
Tùy từng trường hợp răng hàm vĩnh viễn bị sâu mà phụ huynh nên quyết định nhổ bỏ cho trẻ hay không. Cha mẹ cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân và cách điều trị sâu răng cho trẻ.
Trường hợp thứ nhất: răng mới chớm sâu, mô răng còn nhiều.
Trường hợp này thì phụ huynh nên ưu tiên nạo sạch vết sâu cho trẻ, sau đó trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
Trường hợp thứ hai: Răng sâu nghiêm trọng và mô răng bị phá hủy nặng nề.
Đây là trường hợp răng bị sâu nặng, chỉ còn mỗi chân răng. Lời khuyên cho phụ huynh là hãy nhổ bỏ răng để tránh tình trạng ổ viêm lây nhiễm sang các răng bên cạnh. Sau khi nhổ, thường trẻ sẽ được chỉ định thay răng hàm đã nhổ bằng răng giả để đảm bảo chức năng nhai.
Độ tuổi mọc răng và tuổi thay răng sữa của bé
Thông thường trẻ sẽ mọc răng vào lúc 6 tháng tuổi. Bộ răng sữa đầy đủ của trẻ bao gồm 20 chiếc. Trong đó bao gồm răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng hàm 1 và 2. Đến năm 6 tuổi, răng hàm lớn thứ nhất hay còn gọi là răng số 6 sẽ xuất hiện.
Sau khi mọc đầy đủ răng sữa, trẻ sẽ bước vào quá trình thay răng và mọc răng vĩnh viễn từ 7-12 tuổi. Thứ tự thay răng phổ biến đối với hàm trên là: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi tới răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn. Đối với hàm dưới: Răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và các răng cối.
Như vậy từ 6-12 tuổi là giai đoạn răng hỗn hợp, trẻ sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
Trẻ em thay bao nhiêu cái răng
Trẻ em thay bao nhiêu cái răng? Đáp án là toàn bộ 20 chiếc răng sữa. 20 chiếc răng này sẽ được thay bằng 32 răng vĩnh viễn được chia ra 16 răng cho hàm trên và 16 răng cho hàm dưới.
Trong trường hợp răng khôn không mọc thì trẻ sẽ có răng vĩnh viễn là 28 răng.
Quá trình thay răng sữa của trẻ
Bé thay răng sữa khi nào? Thông thường, khi bước sang năm 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa. Quá trình này sẽ kéo dài và kết thúc vào năm 12 tuổi. Cụ thể thứ tự thay răng sữa của trẻ như sau:
Từ 6-7 tuổi: Thay răng cửa sữa.
Từ 7 – 8 tuổi: Thay răng cửa sữa bên.
Từ 9 – 10 tuổi: Các răng hàm nhỏ bắt đầu bị thay thế.
Từ 10 – 11 tuổi: Thay răng nanh sữa.
Từ 11 – 12 tuổi: Thay các răng hàm lớn.
Trong suốt quá trình thay răng sữa ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú ý và đưa trẻ đi khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần nắm rõ 5 lưu ý quan trọng khi nhổ răng sữa cho trẻ.
Những răng nào của trẻ sẽ thay?
Trẻ sẽ thay các răng sữa sau thành răng vĩnh viễn:
Răng cửa sữa
Răng cửa sữa bên
Răng hàm nhỏ
Răng nanh sữa
Các răng hàm lớn
Trong thời gian trẻ thay răng, cha mẹ nên làm gì?
Bên cạnh việc đưa con đi khám răng định kỳ thì cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề trong giai đoạn trẻ thay răng.
Khi trẻ thay răng sữa, nếu răng hàm của trẻ bị sâu. Cha mẹ có thể cân nhắc hai biện pháp sau:
Nếu trẻ chưa đến lúc thay răng hàm, cha mẹ nên cho trẻ đi chữa trị sâu răng bằng cách trám răng.
Nếu trẻ đã đến giai đoạn thay răng hàm thì cha mẹ hãy nhổ răng sâu đó càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên đăng ký theo dõi lịch thay răng sữa của trẻ tại cơ sở nha khoa. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng mọc răng của trẻ. Nếu răng có dấu hiệu thay răng sữa mọc lệch, mọc chen chúc,…vv thì bác sĩ sẽ cho bé đeo hàm trainer, giúp định hướng răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
Răng hàm do đóng vai trò ăn nhai chính nên cũng rất dễ bị sâu. Mặc dù bé sớm muộn cũng thay đổi răng sữa nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con bị sâu răng. Bởi răng sữa bị sâu sớm sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé trong giai đoạn phát triển. Vậy nên phụ huynh cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé ngay từ nhỏ.
Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi)
Cho trẻ uống vài muỗng nước sau khi bú
Dùng gạc hay vải ướt xoa nắn nhẹ nhàng lưỡi và nướu sau khi cho bú để vệ sinh răng miệng cho trẻ.
Trẻ 1 tuổi (Khi trẻ có 8 răng cửa)
Có thể sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm với kích thước nhỏ đánh răng cho trẻ.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên
Có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em có chứa fluor với lượng kem bằng hạt đậu.
Cần cẩn thận tránh để trẻ nuốt kem đánh răng.
Kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mặt trong của răng.
Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ để được nghe lời khuyên và tránh các tác nhân xấu ảnh hưởng đến răng trẻ.
Hạn chế một số các thói quen xấu của trẻ như mút tay, ngậm núm vú giả,.. vì có thể khiến răng nhô ra trước.
Răng mới chớm sâu, mô răng còn nhiều: Nên nạo sạch vết sâu, sau đó trám răng hoặc bọc răng sứ.
Răng sâu nghiêm trọng, mô răng bị phá hủy nặng nề: Nhổ bỏ răng để tránh tình trạng ổ viêm lây nhiễm sang các răng lân cận.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ em có thay răng hàm không. Không phải tất cả răng hàm của trẻ em đều thay nên việc giữ gìn là rất quan trọng. Các bậc phụ huynh cần dạy cho trẻ thói quen bảo vệ răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với nha khoa Parkway để được giải đáp sớm nhất!
Lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu chân răng mà nhiều người không biết đó chính là thiếu hụt vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cùng lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm. Đây là hiện tượng cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Đau răng là tình trạng bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đau răng cũng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên xác nhận được nguyên nhân đau răng để tìm ra phương pháp giảm đau răng hiệu quả cũng là điều cần thiết đối với người bệnh. Kháng […]
Công dụng, chất lượng của máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu . Vậy nên hay không sử dụng máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu