Con người trưởng thành có bao nhiêu cái răng? Có mấy loại?
Một hàm răng khỏe mạnh sẽ mang đến cho bạn sự tự tin trong giao tiếp, mang đến nhiều cơ hội mới trong con đường mà bạn đang theo đuổi. Nhưng bạn đã thật sự hiểu hết cấu trúc về răng để có những biện pháp phù hợp nhất cho tình trạng răng của mình chưa? Nếu chưa thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về 1 con người trưởng thành có bao nhiêu cái răng nhé.
Sơ lược cấu tạo của răng
Đầu tiên, hãy cùng đi tìm hiểu về cấu tạo của răng để xem những thành phần gì cấu tạo nên bộ răng của một con người nhé. (1)
Ở giai đoạn khi còn nhỏ, một con người sẽ có 20 chiếc răng sữa. Đến khi trưởng thành, những răng vĩnh viễn sẽ mọc làm tăng số lượng răng lên thành từ 28-32 chiếc. Có nhiều cách để phân chia các thành phần cấu tạo nên răng, nhưng chủ yếu theo hai cách sau:
Cấu tạo của răng được chia thành 3 bộ phận chính như sau:
Thân răng: nằm phía trên nướu
Chân răng: bộ phận nằm ở dưới xương hàm và nướu
Cổ răng: bộ phận giao nhau giữa lợi và răng
Nếu chia theo tiết diện thẳng, thành phần cấu tạo nên răng gồm có 4 lớp:
Men răng: đây là lớp bọc ngoài của răng chứa lượng lớn canxi và flour, có màu trắng sữa, rất cứng và chắc khỏe.
Ngà răng: ngà răng có màu vàng nhạt, là thành phần được bao bọc bởi men răng và chiếm khối lượng lớn của răng.
Tủy răng: đây là một bộ phận rất quan trọng của răng, được bảo vệ bởi ngà răng và men răng, vì vậy nên có cấu trúc rất phức tạp. Đây chính là bộ phận có mạch máu và dây thần kinh đem lại cảm giác khi ăn uống cũng như góp phần nuôi dưỡng răng chắc khỏe.
Xương răng: có cấu tạo tương tự mô xương, phủ bên ngoài chân răng.
Răng quan trọng như thế nào đối với con người?
Hàm răng đầy đủ có vai trò rất quan trọng với mỗi người
Hàm răng là một bộ phận không thể tách rời khỏi cơ thể con người, vậy tầm quan trọng của chúng trong đời sống mỗi cá nhân là gì? Tìm hiểu ngay qua những thông tin trước khi đi vào phân tích người trưởng thành có bao nhiêu cái răng.
1. Thực hiện chức năng nhai
Răng với chức năng cắt nhỏ thức ăn trước khi để thức ăn có thể đi vào cơ thể chính là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Mỗi vị trí răng trong hàm răng đều mang các chức năng cụ thể riêng biệt khác nhau:
Răng cửa : bộ phận có chức năng cắn thức ăn
Răng nanh : bộ phận có chức năng xé thức ăn
Răng hàm nhỏ và răng hàm lớn : có chức năng nghiền nát thức ăn.
Ngoài ra còn có cả răng khôn, tuy nhiên răng khôn gần như ít có khả năng ăn nhai. Hơn thế nữa, việc có hay không có răng khôn cũng không ảnh hưởng đến chức năng nhai của bạn. Vì thế, nếu bạn thấy hàm răng của mình mọc thẳng, không chen chúc thì việc giữ lại chiếc răng khôn này cũng sẽ không gây ảnh hưởng gì. Ngược lại, nếu răng khôn mọc ngầm hoặc làm lệch vị trí mọc của những chiếc răng khác thì bạn nên nhổ chiếc răng khôn đó đi. Tất nhiên, khi làm điều này bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Thực hiện chức năng phát âm
Những bộ phận tham gia vào khả năng phát âm gồm có: răng, lưỡi và hàm. m thanh của bạn phát ra sẽ nghe dễ dàng hơn, tròn vành hơn nếu như răng đều và đầy đủ. Đối với một số trường hợp trẻ nhỏ, nếu răng sữa bị mất sớm sẽ rất dễ dẫn đến việc trẻ sẽ hình thành việc nói ngọng.
Đối với người trưởng thành, khi răng cửa bị mất sẽ khó phát âm chuẩn các âm “s”, “th”, “ch” hay “v”… bởi sẽ tạo ra khoảng trống giữa các răng, khi đó sẽ không phát âm được hoặc phát âm không rõ . Trường hợp răng lệch hoặc bị thưa cũng sẽ gây ra tình trạng tiếng phát ra không được đều, khó nghe. Chính vì vậy mà răng đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát âm.
3. Chức năng thẩm mỹ của răng
“Cái răng, cái tóc là góc con người” đây là câu nói vô cùng đúng đắn cho đến tận thời điểm hiện tại. Câu nói này thực sự vô cùng đúng. Khi bạn sở hữu một hàm răng có cấu trúc đẹp và khỏe, đây chính là một điểm thu hút, tạo ấn tượng với người đối diện trên khuôn mặt của bạn. Giúp khuôn mặt trở nên cân đối, khuôn miệng và làm nụ cười làm chúng ta thêm duyên dáng hơn.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp không sở hữu được một hàm răng như ý làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhai, nghiêm trọng hơn chính là tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Nếu xảy ra tình trạng này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa và có phương pháp điều trị tốt nhất để được can thiệp sớm. Việc này giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện các chức năng răng miệng cũng như mang lại tính thẩm mỹ cao hơn.
Con người có bao nhiêu cái răng – Trẻ em?
Để giải thích hàm răng người lớn có bao nhiêu chiếc, hãy tìm hiểu tiếp nhé. Đối với trẻ nhỏ, thông thường trong khoảng thời gian từ 6 tháng (chiếc răng đầu tiên sẽ nhú) cho đến khi bé tròn 3 tuổi thì trẻ em sẽ có một hàm răng hoàn thiện với khoảng 20 chiếc răng sữa với 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.Khi mọc răng, các dấu hiệu mà các bậc phụ huynh có thể nhận biết đó là: lợi nhô ra, thích gặm nhấm, quấy khóc, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy,…
Khi trẻ ở độ tuổi từ 7-8 thì đây là giai đoạn trẻ bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa trước kia bây giờ sẽ rụng dần và mọc lên những chiếc răng vĩnh viễn. Ở độ tuổi từ 12 tuổi trở ra, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành. Dưới đây là thời gian mọc răng sữa của trẻ em, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để nhận biết được dấu hiệu của em bé nhà mình:
2 chiếc răng cửa dưới: hai chiếc răng này thường xuất hiện đầu tiên khi bé được 6-10 tháng tuổi.
2 chiếc răng cửa trên: đây là hai chiếc răng sẽ xuất hiện tiếp theo vào khoảng tháng thứ 8-12.
Khi bé ở độ tuổi 9-13 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa ở hàm trên tiếp theo mọc
Tiếp theo chính là 2 chiếc răng cửa dưới: mọc khi bé được 10-16 tháng tuổi.
Đối với răng hàm, hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé 13-19 tháng tuổi. Chúng sẽ mọc ở vị trí lùi về phía trong so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.
2 răng hàm dưới: khi bé ở độ tuổi 14-18 tháng tuổi thì 2 răng hàm dưới sẽ mọc cách vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
Răng nanh: đối với răng này, hai chiếc hàm trên sẽ mọc vào khoảng 16-22 tháng tuổi sẽ.
Hai răng nanh hàm dưới: sẽ xuất hiện khi bé 17-23 tháng tuổi. Khi này bé nhà bạn sẽ sở hữu một nụ cười rất tươi tắn vì đây là lúc răng của bé đẹp nhất, bởi răng sữa bao giờ cũng trắng hơn răng vĩnh viễn.
Hai răng hàm phía dưới tiếp theo: răng sẽ mọc khi bé ở độ tuổi 23-31 tháng tuổi.
Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc vào thời điểm bé ở khoảng 25-33 tháng tuổi.
Quá trình trên ta dễ dàng thấy rằng, trẻ nhỏ sẽ mang một nụ cười thật tươi, thật đẹp với đầy đủ 20 chiếc răng sữa khi bé ở độ tuổi khoảng 3 tuổi.
1 con người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Số răng của người trường thành
Phía trên chúng ta đã đi tìm hiểu về số lượng răng của trẻ nhỏ. Vậy đối với người lớn có bao nhiêu chiếc răng là đủ? Nó có thay đổi gì so với trẻ nhỏ?
Theo các chuyên gia nha khoa, số lượng răng của người trường thành đầy đủ nhất là 32 chiếc (bao gồm cả răng khôn) với 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới và được phân chia thành 4 nhóm chính, gồm có:
Nhóm răng cửa (răng số 1 và 2) gồm 8 chiếc răng, có 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới.
Nhóm răng nanh (răng số 3) gồm 4 chiếc răng, có 2 chiếc răng hàm trên và 2 chiếc răng hàm dưới.
Nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5) gồm 8 răng, có 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới.
Nhóm răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8) gồm 12 răng, có 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới. Cần lưu ý, răng số 8 còn được gọi là răng khôn.
Tuy nhiên, số lượng 32 chiếc răng không phải là số lượng cố định đối với tất cả mọi người mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: do thể trạng khác biệt nên sẽ có tình trạng thiếu mầm răng, khiến hàm răng không thể đầy đủ. Ngược lại, có rất nhiều bệnh nhân phát triển về phần răng làm cho răng mọc thêm khiến lượng răng tăng nhiều hơn so với người bình thường.
Chức năng của từng loại răng
Như đã nói trên, mỗi loại răng đều có chức năng riêng của nó. Những thông tin dưới đây sẽ miêu tả cụ thể hơn từng chức năng của răng:
1. Răng cửa
Chức năng chính của răng cửa chính là cắn và chia nhỏ thức ăn giúp cho việc nhai, nghiền thức ăn hiệu quả và dễ dàng hơn. Chính bởi tầm quan trọng như vậy nên nếu gặp các vấn đề về răng thì bạn cũng có nguy cơ rất cao mắc các vấn đề về tiêu hóa. Đối với các trường hợp có khiếm khuyết về hình thái của răng cửa hoặc: mẻ răng,vỡ, gãy, răng mọc chìa ra ngoài hay quặp vào trong, mất răng… cũng ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm.
Răng cửa có ảnh hưởng tới nhiều tới thẩm mỹ, người khác rất dễ phát hiện các vấn đề ở răng cửa sẽ khiến bạn cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện. Nhiều người còn không dám cười và luôn mang một cảm giác tự ti. Nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì giờ đây khi đến các trung tâm nha khoa có uy tín, bạn hoàn toàn có thể xử lý được vấn đề này một cách an toàn, hiệu quả.
Sự tồn tại của các răng cửa ảnh hưởng khá lớn đến khả năng phát âm. Chính vì vậy, khi bạn bị mất răng cửa có thể sẽ không thể phát âm tròn, rõ ràng một số từ hoặc âm. Ngoài ra, khi phát âm, để phát âm chuẩn một số âm trong tiếng việt hay tiếng anh đòi hỏi sự tiếp xúc giữa lưỡi và răng.Vì thế, nếu bạn có những khiếm khuyết ở răng cửa thì sẽ rất khó khăn trong việc phát âm chuẩn.
2. Răng nanh
Răng nanh cũng đóng vai trò quan trọng về thẩm mỹ cũng như chức năng nhai, xé thức ăn. Chúng góp phần làm giảm bớt các nguy hại tiềm ẩn hoặc những tác động quá mức từ các lực theo chiều ngang trong những vận động lệch tâm của hàm dưới với các răng hàm.
Răng nanh là răng có vị trí nằm ở bốn góc của bốn vùng răng. Răng nanh được coi là nền tảng của cung răng, hỗ trợ việc nâng đỡ cơ mặt và tạo hình cho khuôn mặt. Thêm vào đó, răng nanh được coi là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn do có tác dụng hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên cũng như trước bên.
3. Răng hàm nhỏ
Răng hàm nhỏ có mặt cắn phẳng , mũ răng hình lập phương và trên mặt răng được chia thành 2 định đều, nhọn, có chức năng xé và nghiền nát thức ăn.
4. Răng hàm lớn
Răng hàm lớn là các răng lớn nhất trên cung hàm, mặt răng thường phẳng, có diện tích rộng và to, hình dáng rất phức tạp. Răng hàm lớn có nhiệm vụ chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Cách chăm sóc răng
Khám răng miệng định kỳ để phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh lý
Những thông tin trên về người trưởng thành có bao nhiêu cái răng chắc hẳn đã cho bạn hiểu thêm được tầm quan trọng của hàm răng. Chính vì vậy cần có những phương pháp chăm sóc phù hợp để đảm bảo hàm răng của bạn luôn chắc khỏe, trắng sáng:
1. Đánh răng và chải răng đúng thời điểm, đúng cách
Đây là một phương pháp luôn được ưu tiên hàng đầu trong tất cả các phương pháp để chăm sóc răng. Vệ sinh răng miệng trước khi ngủ giúp khoang miệng của bạn sẽ sạch sẽ hơn, loại bỏ được vi trùng, mảng bám tích tụ suốt ngày dài.Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua việc này dù biết hành động này này không hề tốt một chút nào cả.
Nếu bạn đánh răng thường xuyên, 2 lần/ngày nhưng thực hiện sai thao tác chải răng thì nó cũng sẽ không thể nào loại bỏ hết được các mảng bám. Thế nên, bạn cần lưu ý khi chải răng nên di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám. Nếu không vệ sinh đúng cách, các mảng bám sẽ bắt đầu cứng lại và tích tụ dần, từ đó dẫn đến nha chu, viêm nướu.
2. Vệ sinh lưỡi sạch sẽ
Mảng bám không chỉ tích tụ trên răng gây nên hiện tượng có cao răng mà mảng bám cũng có thể tích tụ trên lưỡi. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc hơi thở có mùi và kéo theo nhiều vấn đề khác về răng miệng. Thế nên việc chải lưỡi là một việc cũng vô cùng quan trọng.
3. Sử dụng kem đánh răng có fluoride
Fluoride là thành phần chủ đạo trong việc giữ gìn răng miệng, Fluoride hoạt động bằng cách chống lại vi trùng có thể dẫn đến sâu răng và cung cấp một hàng rào bảo vệ cho răng của bạn.
Việc lựa chọn kem đánh răng thật sự cũng rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bạn nên ngoài việc sử dụng kem đánh răng theo sở thích thì nên ưu tiên kem đánh răng có chứa Fluoride.
4. Dùng chỉ nha khoa đều đặn
Việc chải răng thường xuyên là chưa đủ vì bạn cần có sự hỗ trợ hữu hiệu của chỉ nha khoa. Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn nhẹ nhàng lấy ra mẫu thức ăn nhỏ ẩn nấp trong kẽ răng. Khi răng được làm sạch, tình trạng viêm nhiễm cũng như những mảng bám trên răng sẽ được giảm thiểu đáng kể, giúp răng chắc khỏe hơn.
5. Sử dụng thêm nước súc miệng
Nước súc miệng mang đến rất nhiều ích lợi cho việc làm sạch răng của bạn, cụ thể như sau: tái khoáng hóa răng, giảm lượng axit trong miệng và làm sạch khu vực khó chải ở trong và xung quanh nướu.
Nước súc miệng chính là một công cụ làm sạch khá toàn diện nên các gia đình nên sử dụng đặc biệt là gia đình có trẻ trên 12 tuổi và người già- đây là những đối tượng chưa tiếp xúc quen với việc sử dụng chỉ nha khoa thì sử dụng nước súc miệng chính là giải pháp hữu hiệu nhất.
6. Ăn trái cây giòn và rau
Món ăn tươi, có độ giòn chính là sự lựa chọn tốt nhất cho nụ cười. Với trẻ tập ăn, bố mẹ không nên nghiền nhuyễn thức ăn mà hãy để bé làm quen với các thực phẩm thô, rắn từ lúc còn nhỏ để giúp con biết nhai, cắn thức ăn. Điều này sẽ rất hữu ích cho sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.
7. Uống nhiều nước
Nước chính là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Uống đủ nước sẽ có những tác động rất tốt cho sức khỏe. Đối với sức khỏe răng việc, việc uống đủ nước sẽ đẩy lùi tác động tiêu cực của thực phẩm cũng như đồ uống có tính axit gây hại cho răng.
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, nha khoa Parkway giờ đây chính là một địa chỉ uy tín cho tất cả mọi người đến để thăm khám các bệnh về nha khoa. Bằng sự tận tụy của đội ngũ bác sĩ cũng như nhân viên tại các cơ sở, nha khoa Parkway đã chiếm trọn được niềm tin yêu của mọi nhà. Nha khoa Parkway với sứ mệnh chăm sóc nụ cười luôn tự hào rằng sẽ đem tới cho quý khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Phòng khám luôn đề cao và thực hiện nghiêm túc các tiêu chí sau:
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa: Phòng khám luôn đảm bảo mang đến chất lượng thăm khám và điều trị hoàn hảo, tận tình cho khách hàng bởi đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Mỗi y, bác sĩ tại đây đều có trình độ chuyên môn tốt, đảm bảo cho khách hàng có những lựa chọn tối ưu, hiệu quả nhất với chi phí phù hợp với người bệnh. Hơn nữa, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, giải đáp các thắc mắc cho bạn, tạo cho người bệnh tâm lý thoải mái nhất khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến: Máy móc tại nha khoa Parkway đều là những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất và đạt tiêu chuẩn cao về mặt chất lượng, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.
Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình: Bộ phận chăm sóc khách hàng sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc mà khách hàng đang gặp phải. Đây chính là một điểm nổi bật của phòng khám nha khoa Parkway. Với thái độ phục vụ chuyên nghiệp, người bệnh sẽ luôn được tận hưởng dịch vụ tốt nhất. Rất nhiều khách hàng khi đến với phòng khám đã thật sự bất ngờ bởi cách phục vụ vô cùng chu đáo và tận tâm của đội ngũ nhân viên nơi đây.
Với nhiều cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Nha khoa Parkway sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Nha khoa Parkway tự tin rằng có thể là người bạn đồng hành cùng bạn để chăm sóc sức khỏe răng miệng và đưa tới cho bạn những dịch vụ tốt nhất, ưu việt nhất với mức giá vô cùng hợp lý.
Với bài viết này, bạn đã hiểu thêm về người trưởng thành có bao nhiêu cái răng là đủ cũng như cách để giữ gìn hàm răng của mình. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn một ngày mới vui vẻ và gặp nhiều may mắn, thành công trong mọi việc.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]