1 Chiếc răng sữa mọc trong bao lâu? Cách chăm sóc cho bé
Răng sữa là bộ răng mọc đầu tiên ở trẻ còn được gọi là răng tạm thời hoặc răng nguyên thủy. Mọc răng sữa là một giai đoạn quan trọng, đặc biệt đầu đời của trẻ trong quá trình phát triển. Cùng Parkway theo dõi bài viết sau để biết được 1 chiếc răng sữa mọc trong bao lâu và những lưu ý nào cho cha mẹ khi bé bắt đầu mọc răng sữa.
Bé mấy tháng bắt đầu mọc răng?
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ mọc chiếc răng đầu tiên khi bé khoảng 6 tháng tuổi, các triệu chứng mọc răng sữa sẽ xuất hiện trước khi bé mọc răng từ 2 đến 3 tháng.
Một số trường hợp trẻ sơ sinh có mọc chiếc răng đầu tiên sớm nhất là khi mới 3 hoặc 4 tháng tuổi, một số trẻ sơ sinh mọc muộn là khoảng sau khi bé tròn 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.
1 chiếc răng sữa mọc trong bao lâu?
Ở trẻ sơ sinh quá trình mọc răng sữa cần một khoảng thời gian nhất định. Trung bình, ở tháng thứ 6 trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên, sau 12 tháng sẽ có khoảng 6 chiếc răng, sau 24 tháng sẽ có đầy đủ hàm răng sữa bao gồm 20 răng đều ở hai cung hàm là 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.
Việc 1 chiếc răng sữa mọc trong bao lâu và việc mọc răng sữa bình thường ở bé phản ánh sự phát triển hệ xương và răng miệng, nó là biểu hiện chứng tỏ cơ thể của bé không bị thiếu canxi đồng thời việc mọc răng sẽ giúp hoàn thiện thẩm mỹ, phát âm và đảm bảo tốt về nhu cầu ăn nhai của bé. Và ngược lại.
Mầm răng sữa thì được hình thành rất sớm từ tuần thứ 3 của bào thai còn được gọi là lá răng, sớm hơn khá nhiều bộ phận khác của cơ thể. Vì thế chế độ ăn uống vào từng giai đoạn thời kỳ khi mẹ mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành mầm răng sữa ở trẻ sau này. Các bà mẹ mang thai nên chú ý cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đáp ứng đầy đủ trong suốt quá trình mang thai như canxi, flour, vitamin D…
Thời gian mọc chính xác của từng bé sẽ khác nhau do khác nhau về thể chất. Một số bé mọc sớm vào khoảng tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 đã mọc chiếc răng sữa đầu tiên nhưng có bé thì sau 1 năm tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Mặc dù vậy, cha mẹ không phải quá lo lắng khi rơi vào trường hợp này vì khi bé mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì bé vẫn đang phát triển bình thường.
Quá trình mọc răng sữa của bé sẽ diễn ra như sau:
4 răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: Mọc vào tháng thứ 5 đến tháng thứ 8. Đây là thời điểm mọc những chiếc răng đầu tiên ở bé. Thường là răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó thì 2 răng cửa hàm trên sẽ mọc ngay sau đó không lâu.
4 răng cửa bên: Mọc vào tháng thứ 7 đến tháng thứ 10.
4 răng hàm đầu tiên: Mọc vào tháng thứ 12 đến tháng thứ 16.
4 răng nanh: Mọc vào tháng thứ 14 đến tháng thứ 20.
4 răng hàm thứ 2: Mọc vào tháng thứ 20 đến tháng thứ 32.
Dấu hiệu của việc bé mọc răng sữa
Trong quá trình mọc răng bé sẽ có những triệu chứng sưng lợi, sưng nướu, khó chịu, quấy khóc, sốt nhẹ, biếng ăn, hay cắn, gặm… xảy ra vào trước khi răng nhú lên khỏi lợi từ 3 đến 5 ngày và hết sau 5 đến 7 ngày. Các triệu chứng điển hình như sau:
Chảy nước dãi: Trong quá trình mọc răng sẽ kích thích tăng tiết nước dãi trong khoang miệng c-của bé.
Cằm và quanh miệng nổi mẩn: Việc nước dãi chảy nhiều sẽ dẫn đến bé dễ bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng do vùng da này sẽ bị ẩm ướt và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Bị ho và xuất hiện cục ở lợi: Cùng do nguyên nhân nước dãi chảy ra nhiều khiến bé bị nghẹn, dễ ho, nổi các cục ở lợi.
Bé thích cắn: Khi chiếc răng chuẩn bị nhú ra khỏi lợi sẽ gây ra cảm giác rất bứt rứt và khó chịu cho bé vì thế bé sẽ muốn cắn gì đó để giảm cảm giác khó chịu.
Bị đau: Khi răng mọc kéo theo sưng lợi làm bé đau nhức. Chiếc răng đầu tiên mọc sẽ khiến bé đau nhất.
Dễ cáu kỉnh và bú ít: Những cơn đau do mọc răng gây ra cho bé làm bé mệt mỏi, quấy khóc và ít bú hơn.
Bị tiêu chảy, sốt: Ở thời điểm khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên đồng thời sẽ có những thay đổi ở hệ miễn dịch của bé. Do đó, đây là thời điểm mà các tác nhân cơ hội dễ tấn công vào cơ thể bé. Khi bé sốt cao kéo dài thì cha mẹ nên cho bé đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế.
Ngủ không ngon: Những cơn đau mọc răng liên tiếp và kéo dài khiến bé luôn trong tình trạng căng thẳng, khó chịu và ngủ không ngon giấc.
Kéo tai, lấy tay chà vào má: Lợi, tai hay má có chung một đường dây thần kinh, ảnh hưởng tác động qua lại. Khi bé mọc răng sẽ kích ứng dây thần kinh chung làm ảnh hưởng cả má khiến trẻ khó chịu nên chà xát tay vào má. Nhưng cha mẹ nên lưu ý nếu dấu hiệu này kéo dài thì có thể không phải do bé mọc răng mà do tai bé bị viêm, nhiễm trùng nên đưa bé đi kiểm tra.
Cách chăm sóc cho trẻ trong quá trình mọc răng sữa
Các triệu chứng khi mọc răng sữa sẽ gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho bé nhất là khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Ngoài ra khi răng sữa mọc, nướu của trẻ sẽ nứt ra để răng trồi lên vì vậy mà có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được vệ sinh cẩn thận. Chính vì vậy cha mẹ nên lưu ý ngay những cách chăm sóc dưới đây để giúp bé hạn chế nhất những khó khăn và xáo trộn trong sinh hoạt hằng ngày, giảm đau cho bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn:
Dành thời gian bên cạnh bé, trò chuyện, an ủi, vỗ về yêu thương bé nhiều hơn để bé quên đi cảm giác đau nhức.
Không ép bé ăn khi bé không hào hứng với việc ăn uống. Nên chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn các thức ăn mềm như cháo hạt giúp bé ăn nhai thoải mái, không đau đớn và còn giúp răng bé mọc nhanh hơn.
Với trường hợp khi mọc răng bé bị sốt cao trên 38,5 độ, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt phù hợp.
Khi mọc răng sữa có nhiều bé sẽ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Chính vì vậy mà mẹ cần bổ sung thêm nước để bù lại lượng nước mất đi cho bé.
Vệ sinh sạch những chiếc răng cho bé bằng gạc nhỏ, ấm, thực hiện chà nhẹ nhàng lên răng và lưỡi cho bé để làm sạch răng miệng.
Có thể dùng tay mát-xa nhẹ lên nướu răng để bé đỡ đau nhức. Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi làm cho bé tránh vi khuẩn xâm nhập khoang miệng bé.
Thu hút bé vào hoạt động, trò chơi yêu thích của bé như đồ chơi mới, nghe nhạc… để bé quên đi các cơn đau nhức.
Hạn chế cho trẻ mút tay hay ngậm tay, cắn các đồ cứng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tổn thương nướu khi bé mọc răng.
Có thể dùng khăn sạch thấm lạnh, bọc đá viên lau nhẹ bên ngoài vùng miệng để giảm cảm giác đau sưng khi bé mọc răng.
Bên cạnh những phương pháp trên cha mẹ nên chú ý cả đến chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn mọc răng cho bé để răng của bé phát triển được tốt nhất.
Bổ sung các vi khoáng thiết yếu như kẽm, lysine, crom, selen, vitamin B1,… với liều lượng đủ và phù hợp cho trẻ. Việc bổ sung những vitamin thiết yếu không những giúp cho quá trình mọc răng mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe cho trẻ, cải thiện tình trạng khó ăn, kén ăn, biếng ăn ở trẻ. Có thể bổ sung qua đường ăn uống hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng.
Lưu ý để bảo vệ tốt cho răng sữa của bé trong quá trình phát triển
Trong khoảng thời gian 2 năm, một hàm răng sẽ được mọc hoàn thiện và đầy đủ hàm răng gồm 20 chiếc chia đều cho 2 hàm, hàm trên và hàm dưới. Răng sữa yếu và dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Trẻ không được chăm sóc, bảo vệ sẽ rất dễ bị sâu răng và sún răng. Vì vậy, bố mẹ cần có những lưu ý để bảo vệ, chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.
Đánh răng bằng bàn chải mềm dành cho trẻ khi bé bắt đầu đã có những chiếc răng đầu tiên. Việc này giúp răng miệng của trẻ sạch sẽ và hình thành cho bé ý thức về vệ sinh răng miệng sau này cho bé.
Điều chỉnh thói quen đánh răng theo khung thời gian cụ thể nhất định sau bữa sáng và tối trước khi bé đi ngủ để hình thành được thói quen tốt từ nhỏ.
Hướng dẫn trẻ cụ thể về cách vệ sinh răng miệng, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn, thực phẩm chứa nhiều đường, bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas…
Cho trẻ khám răng định kỳ tại các cơ sở Nha khoa uy tín.
Cách vệ sinh răng miệng an toàn cho bé
Vệ sinh vùng miệng cho trẻ nên thực hiện thường xuyên và trước khi có những chiếc răng đầu tiên. Thói quen vệ sinh sạch sạch giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Vệ sinh nướu lưỡi cho trẻ bằng khăn sạch, ấm hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối. Khi trẻ bắt đầu mọc răng ta lau mặt trước và cả mặt sau của răng bằng khăn mềm, sạch, thấm nước.
Sau 12 tháng, bạn có thể mua bàn chải dành cho bé từ 1 đến 2 tuổi và đánh răng cho bé bằng nước sạch. Khi bé được 18 tháng tuổi bạn có thể bắt đầu cho bé sử dụng kem đánh răng có bổ sung fluor hàm lượng phù hợp. Khi dùng chỉ cần lấy một lượng nhỏ vừa đủ cho bé và dạy bé không được nuốt kem đánh răng và phải nhổ ra khi mỗi lần đánh răng. Để xa kem đánh răng khỏi tầm tay của trẻ, để tránh trẻ thấy được lấy ra và ăn mất kem đánh răng.
Khi trẻ 4 đến 5 tuổi nên để trẻ bắt đầu tự học cách đánh răng. Thời gian đầu cha mẹ nên hỗ trợ trẻ và dạy cho trẻ những kỹ năng vệ sinh răng đúng cách cho đến khi trẻ thuần thục và tự làm được.
Cách đánh răng cho bé như sau: Chọn một tư thế ngồi giúp bạn có thể quan sát khoang miệng của bé dễ dàng như cho bé ngồi lên đùi hoặc đứng sau bé để đầu bé nghiêng về sau một chút. Đánh răng nhẹ nhàng thành những vòng tròn nhỏ làm sạch bề mặt trước răng của bé. Nghiêng bàn chải đánh răng để chà sạch phần răng bên trong, không nên chà quá mạnh răng làm hỏng men răng và ảnh hưởng nướu răng của bé. Chải bề mặt trên và mặt bên của răng, toàn bộ các bề mặt của răng. Đánh nhẹ xung quanh các đường viền nướu ở mỗi răng, đánh răng trong vòng 2 phút.
Bàn chải đánh răng của bé nên được thay 3 tháng một lần hoặc thay khi thấy bàn chải đã bị sờn lông do lông bàn chải sờn không còn hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám trên răng lại còn có thể làm xước nướu răng của bé.
Mỗi giai đoạn khác nhau của bé sẽ có những đặc điểm răng miệng khác nhau và cách chăm sóc khác nhau. Vì vậy cha mẹ nên chú ý giữ cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cho bé đi khám răng miệng định kỳ để kiểm soát tình trạng răng miệng cũng như sớm phát hiện ra những vấn đề răng miệng để kịp thời xử lý.
Khi nào nên liên hệ với bác sĩ về vấn đề răng của bé
Khi bé mọc răng có thể kèm theo hiện tượng sốt và tiêu chảy vì thế khi trẻ có biểu hiện đi phân lỏng và sốt nhẹ cha mẹ thường nghĩ ngay đến trẻ mọc răng. Còn đối với các bác sĩ lại thường do dự về sự liên kết giữa sốt và tiêu chảy ở trẻ với việc mọc răng này.
Về mặt lý thuyết điều này là có thể xảy ra. Do lượng nước bọt thừa khi bé nuốt phải có thể gây kích ứng dạ dày, làm bé đi phân lỏng đồng thời khi bé bị viêm bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có nguy cơ gây ra phản ứng sốt làm tăng nhiệt độ cơ thể lên 1 chút. Nhưng những triệu chứng này có nhiều nguy cơ là do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra do răng có xu hướng mọc trong khoảng thời gian hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.
Bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay khi tình trạng sốt của bé diễn ra lâu không thuyên giảm mà còn sốt cao hơn, bé hạ nhiệt độ trong hơn ba ngày hoặc có những triệu chứng phiền toái khó chịu khác. Cho bác sĩ biết tình trạng của bé kể cả việc phân lỏng, chảy nước nếu tình trạng đó kéo dài và bé không chịu bú trong vài ngày rồi.
Trẻ bị viêm tai cũng có biểu hiện giật tai ngứa tai khá giống với trẻ mọc răng sữa nhưng cha mẹ cần cho bé kiểm tra để tránh nhầm lẫn 2 tình trạng trên.
Địa chỉ nào uy tín về răng miệng cho bé và gia đình?
Răng sữa là bộ răng mọc đầu tiên ở trẻ và sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trưởng thành. Dù vậy kể cả răng sữa và răng vĩnh viễn đều cần được vệ sinh, chăm sóc và theo dõi một cách chu đáo và thường xuyên. Vì bất cứ khác thường nào của răng thì đều có thể làm tăng nguy cơ gây sâu răng và các vấn đề về răng miệng khác.
Tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín là điều các phụ huynh nên làm để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bé và cả gia đình. Nha Khoa Parkway với vị thế của một nha khoa hàng đầu tại Việt Nam tự tin là một Nha Khoa đáp ứng được tất cả mọi nhu cầu chăm sóc răng của khách hàng.
Đến với Nha khoa Parkway bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho bạn, cho bé và cho cả gia đình với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn. Sử dụng trang thiết bị đồng bộ tiên tiến hỗ trợ tốt cho việc thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ cũng như điều trị các vấn đề về răng miệng khác. Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM.
Răng sữa sẽ mọc sớm ở bé, việc mọc răng sữa gây ra khá nhiều đau đớn và khó chịu cho trẻ vì thế cha mẹ cần theo sát và đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn đầu của mọc răng sữa. Sau giai đoạn mọc răng cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý về vệ sinh và bảo vệ răng miệng cho bé ngay từ khi răng mới mọc để giữ cho bé hàm răng chắc khỏe. Lựa chọn Nha khoa Parkway là cơ sở nha khoa uy tín để đồng hành và thăm khám định kỳ răng miệng cho bé và cả gia đình.
Niềng răng là một quá trình giúp hàm răng của bạn đều đẹp và thẳng hàng hơn kéo dài từ 1 – 3 năm. Để đạt được kết quả đó, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về chi phí và tâm lý để thời gian của mình không lãng phí. “Niềng răng giá […]
Mewing là phương pháp cải thiện thẩm mỹ gương mặt không yêu cầu phẫu thuật hiện đang rất được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy cách tập mewing là gì? Phương pháp tập Mewing cho mũi cao, mặt lệch như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Parkway sẽ giải thích cùng bạn […]
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường […]
Mặt lệch là một tình trạng khá phổ biến tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ khác nhau giữa mỗi người. Đa phần khuôn mặt của mỗi chúng ta đều có một độ lệch nhất định, nhưng thực tế lại khá khó để nhận ra điều này. Đối với những tình trạng có độ lệch […]